Xin cho con được yêu thương
2021-08-03 01:20
Tác giả: Eve
blogradio.vn - “Mẹ cũng vì mày mà bị đánh, mày thậm chí còn không đến đỡ, vậy mà giờ lại đòi được đi cùng mẹ? Mày có biết mẹ vì một câu nói ngu ngốc của mày mà phải tìm bố, rồi lại bị bố hất hủi, bị người ta khinh dễ? Mày là một thằng ích kỷ, nhát gan. Vì cái gì mà hết bố rồi mẹ lại quan tâm mày? Còn tao thì sao? Chị hai thì sao?!”
***
Từ khi còn nhỏ, tôi đã biết mình luôn được yêu thương hơn hẳn mấy chị.
Nhà tôi có năm người, ba mẹ, hai chị và tôi. Trong ba người con, chỉ mỗi tôi là được đi học đầy đủ, muốn gì được nấy, không ai trách mắng và chẳng phải làm gì cả.
Đơn giản bởi vì tôi là con út và bố tôi thích con trai.
Người ta luôn bảo bố thích con gái, mẹ thích con trai nhưng nhà tôi lại hoàn toàn không phải.
Mẹ tôi thương tôi và bố tôi thích tôi, trong ba chị em, chỉ mỗi tôi là được sướng nhất.
Ai cũng nghĩ thế.
Bố tôi là một người vô cùng tài giỏi. Nghe bảo nhà nội từng có người làm quan, ông nội của bố là thầy đồ và bố được cho học hành gia giáo vô cùng đường hoàng.
Khác hẳn với mẹ tôi.
Mẹ tôi là người đồng bào chuyển xuống tỉnh thành làm ăn sinh sống. Nhà bà rất nghèo, bà cũng không được học hành đầy đủ, bỏ học đi làm từ sớm. Cũng may tiết kiệm được ít tiền, mở tiệm buôn bán nhỏ rồi sau khi phất lên thì kéo dài đến giờ.
Mẹ tôi không giỏi, nhưng bà lại rất biết cách kinh doanh. Còn bố tôi giỏi nhưng lại chẳng thể kiếm được việc gì. Mọi người cũng chẳng biết tại sao, chỉ có thể nói do không có duyên.
Nhưng việc một người đàn ông cứ phải ở nhà phụ bếp thế này đã động chạm đến tự tôn của ông. Nhưng ông cũng chẳng thể làm gì khác nên rất kì vọng vào việc là mình sẽ có một thằng con trai để có thể dạy bảo, gỡ gạc quá khứ.
Vậy mà mẹ tôi chỉ sinh con gái.
Khỏi nói cũng biết ông đã thất vọng thế nào.
Chị cả sinh ra không có bất kì sự quan tâm nào của một người cha. Tôi được kể, bởi bố tôi thất vọng vì chị không phải con trai, ông cứ bỏ mặc chị cả như thế, không cho đi học, để chị cả từ khi còn nhỏ đã phải phụ mẹ buôn bán, dọn hàng. Chỉ có mẹ là thương đứa con đầu lòng mình đã sinh ra. Bà lén dạy cho chị cả học chữ, học số rồi mấy phép tính cộng trừ đơn giản. Cũng may chị cả là người thông minh, cũng rất biết làm ăn buôn bán. Sau này mọi thứ chị đều tự mình học hết rồi mở một tiệm áo quần nho nhỏ. Sau này làm ăn khá lên, cũng có tiền gửi về gia đình, bố tôi cho dù không hề thích chị cũng không có thể nói gì được nhiều.
Rồi đến chị ba, khi chị cả được tầm 3 tuổi, ba tôi đã không chịu được mà muốn sinh thêm đứa nữa. Chỉ là lần này vẫn là con gái.
Hiển nhiên bố tôi cũng đã vô cùng tức giận.
Cũng may mẹ tôi thấy được nổi khổ của chị cả, liền kiên quyết muốn đưa chị ba đến trường, mặc kệ bao sự cấm đoán quát mắng của bố. Tôi được nghe kể, đó là lần đầu tiên người ta thấy bố mẹ to tiếng cãi nhau.
Mẹ tôi rất hiền, một sự dịu dàng đáng mến của người đồng bào mà ai cũng quý. Mỗi khi bố tôi tức giận, bình thường mẹ tôi chỉ đều im lặng rót trà cho ông ngơi bớt. Thế mà hôm ấy lại vì muốn được chị ba đến trường mà đã đứng lên phản bật lại bố bằng hết tất cả những tình thương yêu của người làm mẹ.
Cuối cùng bố tôi cũng chỉ có thể cau có nhượng bộ. Đơn giản vì tiền trong nhà là do mẹ tôi làm ra.
Cũng từ bữa đó, tôi được nghe kể, bố tôi càng khao khát có con trai hơn. Lòng tự tôn của ông cũng lớn dần. Ông hay soi mói xét nét từng cái lỗi nhỏ mấy chị phạm phải. Mẹ tôi cho dù có khó chịu hơn cũng chỉ có thể bất lực nhăn mày.
Cả nhà cứ lộn xộn như thế cho đến khi tôi được ra đời.
Nghe bảo khi đó là lần đầu tiên người ta thấy bố vui đến thế. Sinh tôi ra, chị ba cũng muốn được 14 tuổi, mẹ tôi đã không còn sức sinh thêm lần nữa, nên việc bố tôi cực kì kì vọng vào lần sinh này là cũng hiển nhiên.
Cuối cùng, tồi chào đời trong tiệc đón mừng vô cùng vui vẻ bố tôi tổ chức.
Cho dù sinh chị cả hay chị ba, bố tôi vừa biết đó là con gái đã liền đứng dậy quay lưng rời đi.
Còn bữa ấy, vừa khi siêu âm tôi là con trai, bố tôi những ngày đó đều là vô cùng cưng chiều mẹ tôi, hoặc còn gọi là cưng chiều cái bào thai trong bụng bà ấy.
Tôi lớn lên, trong sự bảo bọc toàn diện từ bố. Tôi muốn gì cũng liền được nấy, phạm lỗi dù có lớn thế nào bố cũng chỉ nhẹ nhàng mỉm cười cho qua.
Ai cũng nghĩ tôi được hạnh phúc, ai cũng ghen tị vì tôi được bố chăm chút như thế.
Chỉ mỗi tôi biết điều đó là kinh khủng thế nào.
Từ khi có tôi, bố chẳng còn mảy may quan tâm đến mấy chị hay cả mẹ tôi nữa. Có lẽ vì lí do đó, hoặc cũng có thể là do khoảng cách tuổi tác, tôi không thể nào thân hơn với mấy chị được.
Mỗi lúc tôi với mấy chị ngồi chung với nhau, trong khi chị ba nhìn tôi bằng ánh mắt khó chịu, chị hai cũng dùng vẻ mặt khó tả mà bơ tôi đi. Chúng tôi cứ giữ quan hệ như thế, chị hai lãnh đạm, chị ba cau có, tôi nào dám nói gì. Ba chị em chúng tôi, chỉ có hai chị đầu là thân thiết, lâu dần tôi cũng có cảm giác như thể mình là người thừa, là tôi đã cướp đi tình yêu của bố giành cho mấy chị, mọi chuyện trong nhà đều là do tôi.
Ở nhà như thế, ở trường cũng chẳng mấy khá hơn.
Bố tôi luôn nuông chiều tôi, nhưng ông lại càng kì vọng nhiều hơn. Trước khi vào học lớp một, bố tôi đã quyết định cho tôi đi học thêm trước chương trình lớp hai. Và những năm tháng sau này chính là hình ảnh tôi phải vật lộn với đống bài tập và đủ thứ môn ở lớp học thêm để có thể tuyển vào trường chuyên.
Khi ấy tôi mới lớp 4, số môn tôi đi học trước cũng đã là bốn.
Và khi mà việc tôi cứ phải đi học quanh ngày như thế, không còn thời gian để nghỉ ngơi giải trí, khi tôi được vào trường cấp hai chuyên của tỉnh, tôi đã không còn người bạn nào nữa.
Vào được trường chuyên, điểm số của đồng bạn trong lớp tăng cao, bài tập nhiều hơn, tôi cũng phải tăng thêm số môn cùng số tiết học thêm cho để có thể theo kịp mọi người. Tôi dần thấy áp lực hơn. Những ngày phải thức đến 12 giờ và dậy lúc 4 giờ sáng cũng dần hình thành trong một đứa trẻ mới 12 tuổi.
Cũng bởi vì bị vùi đầu vào bài vở nhiều quá, tôi bị liệt đi những kĩ năng giao tiếp vô cùng cần thiết mà tôi nên học khi ở trong lớp.
Vì thế, vào những khi gặp trúc trắc với bài tập khó, nâng cao, tôi chẳng có ai để cùng phụ giải và cũng không biết phải làm thế nào để đặt câu hỏi với giáo viên mình.
Hơn nữa, bởi vì là trường chuyên có tiếng trong tỉnh, những đứa học ở đây đa số đều không giỏi cũng giàu. Mà những đứa giỏi thì hay kiêu ngạo, những đứa giàu chơi từng nhóm. Chỉ mỗi tôi, thứ hạng trung bình và gia cảnh bình thường, lại bởi vì nhút nhát nên cuối cùng lớp tôi bị lẻ một đứa và đứa lẻ đó vẫn luôn là tôi.
Tôi cứ như thế, ở nhà không ai thân thiết, lên trường không ai chơi chung, cũng chẳng có thời gian để mà giải lao, giải trí. Ở độ tuổi đó, tôi sớm hay muộn cũng bị trầm cảm.
Và tôi đã trầm cảm thật.
Tôi bị chuẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, không phải vì những chuyện thường ngày mà bởi bố tôi.
Tôi nhớ đó là vào đầu năm lớp 7, trường tổ chức kiểm tra năng lực định kì. Đáng lí ra tôi nên làm tốt vì đã luôn học thêm xuyên suốt trong hè. Thế nhưng cũng bởi vì bố tôi đã lạm dụng quá nhiều thời gian để nhồi nhét tôi thêm những kiến thức lớp 8, lớp 9, áp lực trong tôi cứ tích tụ dần. Cuối cùng trong phòng thi vì đã bị gục ngã trước cơn mệt mỏi, đau đầu liên tục, tôi bị đánh rớt danh hiệu học sinh giỏi.
Khỏi nói cũng biết bố tôi đã giận giữ thế nào.
Và trong cơn tức giận, ông đã giơ tay lên đánh tôi. Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy ông phẫn nộ như thế, khác hẳn với hình ảnh ông bố đáng mến thường ngày.
Rồi tôi bị đánh văng ra, va phải cạnh bàn uống nước, ngất đi, không biết gì nữa.
Tỉnh lại, tôi cảm thấy sợ hãi mọi thứ, kinh khủng trầm trọng và cuối cùng là trầm cảm.
Bố mẹ cũng vì thế mà có thêm một trận cãi vã dữ dội.
Lúc đó thật ồn, tôi cũng chẳng biết đã có chuyện gì xảy ra, chỉ là lần nữa mẹ tôi quay lại, trên mặt bà xuất hiện thêm một vết bầm, không thấy bố đâu. Bà nhẹ nhàng ôm lấy tôi, hơi ấm của một người mẹ xâm nhập chung quanh qua từng lỗ chân lông. Đã lâu rồi tôi chưa được nhận một điều gì đó dịu dàng như thế, tôi liền òa khóc, mẹ tôi vỗ về an ủi.
“Về thôi con. Về thôi con.”
Sau hôm đó, tôi được phép ở nhà một tuần để điều trị, nhưng không thể lâu hơn, bố không cho phép. Số tiết học thêm của tôi cũng được giảm đi một chút, tôi cảm thấy thoải mái hơn hẳn. Nhưng cũng bởi mẹ vì tôi mà bị bố đánh, ánh mắt chị ba nhìn tôi càng lạnh lùng hơn. Sau khi hồi phục lại, tôi cũng thấy có lỗi với mẹ, chỉ là tôi không biết nên nói như thế nào, bình thường tôi cũng không thân với mẹ lắm. Cuối cùng chỉ đành cắn răng tiếp tục đến trường với chuỗi ngày nặng nhọc.
Sau đó vài tháng, mẹ tôi phát hiện bố tôi ngoại tình.
Lần này nhà tôi chính là một trận bùng nổ thật sự. Bố cũng ra tay nặng hơn, mấy chị ai cũng chạy lên ngăn cản. Chỉ có tôi, sợ hãi, run rẫy, trốn trong một góc, bịt chặt tai mình lại, cố che đi những âm thanh ồn ào, chói tai của sự bể vỡ ngoài kia.
Tôi sợ có một ngày bố cũng sẽ đối xử với tôi như thế.
Tôi được nghe kể bố tôi lúc trước vẫn luôn quát mẹ vì mẹ tôi không đủ hiểu biết. Ông cũng không muốn sinh con gái vì sợ con gái sẽ lấy gen giống mẹ mà bị đần đi so với cái sự thông minh của ông. Ông kì vọng vào tôi, vì đơn giản tôi là con trai, tôi có thể hoàn thành những điều ông không làm được và cũng có thể kế thừa cái gen thông minh chảy trong máu ông.
Nhưng thật ra, tôi luôn rõ nhất, trong nhà, tôi giống mẹ hơn bao người khác.
Chị cả vừa tài giỏi vừa có khiếu làm ăn. Chị ba thì thông minh, lanh lợi và nóng tính hệt như bố.
Chỉ có tôi, chậm hiểu, ít nói, rụt rè và nhút nhát, y như mẹ một khuôn đúc ra.
Nhưng bố tôi, ông nào chấp nhận chuyện đó. Mọi thứ ông đã cược hết vào tôi, không thể trở nên công cốc được.
Cho dù gia đình này có tan rã đi, ông cũng nhất quyết phải tóm được tôi.
Mọi thứ kết thúc, chỉ thấy mẹ tôi ngồi gục ở đó, cúi đầu nặng nề, chị ba bên cạnh thút thít chỉnh lại áo quần cho mẹ, chị hai thì cắn môi im lặng băng lại vết thương.
Còn tôi đứng đó, không liên quan gì cả, như một người thừa.
Hình ảnh bạo lực của bố lúc nãy cứ liên tục hiện lên trong tôi. Lại nhớ đến vẻ gương mặt bố khi tung nắm đấm hất văng tôi ra. Rồi khoảng thời gian học hành kinh khủng đang chờ phía trước, tôi liền sợ hãi.
Những hình ảnh đó cứ liên tục lặp đi lặp lại ở trong đầu tôi, làm tay chân tôi thảy đều lạnh ngắt, tôi run run, có cảm giác như bóng đen nào đó quấn lấy người tôi, tôi nghẹt thở, nước mắt cứ tuông ra, lảo đảo bước đến.
“Mẹ ơi, xin cho con theo với.”
...
Sau bữa đó, bố tôi trở về, ông không nói tiếng nào, dọn đồ rồi dắt tôi đi.
Tôi được bố dẫn vào khách sạn, hình như 4 sao, sang trọng và đẹp đẽ. Nhưng hiển nhiên tôi không quen được, xung quanh thật trống trãi và lạnh lẽo. Bố không biết đã bận việc gì, ông luôn ra ngoài thường xuyên và về nhà lúc tối muộn với những chiếc túi chứa đầy quần áo, nước hoa xa xỉ.
Tôi cũng thấy bố có dắt về một người phụ nữ, xinh đẹp và sang trọng hơn mẹ tôi nhiều. Người phụ nữ ấy cũng khá thân thiện với tôi, bố hay bảo tôi gọi dì Yến, số lần bố đưa dì Yến về cũng nhiều hơn.
Còn tôi, vẫn đi học và đi học thêm đầy đủ, chỉ khác là được xe hơi đưa đón.
Một cuộc sống mới mẻ và giàu có như thế, nỗi sợ hãi trong tôi càng lớn. Có cảm giác bóng đen quanh tôi lại càng dày đặt, mỗi tối trên chiếc giường bông lụa sang trọng, tôi có cảm giác cái bóng đen đó đang đè nặng tôi, khó thở.
Tôi thường nhớ đến hình ảnh mẹ đang chăm sóc, tết tóc cho hai chị. Tôi luôn ghen tị vì điều đó và đó cũng là lí do tôi muốn được mẹ đưa mình đi.
Mẹ tôi, không giống dì Yến, cao quý nhưng xa lạ. Bà là một người phụ nữ bình thường, chất phác và hiền hậu. Bởi vì bà là người đồng bào, bà được dạy dỗ để trở thành một người nội trợ vì chồng vì con. Bà không giống với bố luôn vui vẻ và thân thiện như một người bạn lúc trước. Bà dịu dàng, tỉ mỉ và cần mẫn. Bà ấm áp chăm sóc cho mấy chị từ đồ ăn, thức uống đến quần áo, nói năng. Bà luôn lo lắng cho mấy chị, bất kể ngày đêm và khi nhìn thấy mấy chị được phủ bởi tấm chăn bông bà đã chuẩn bị mỗi tối, tôi liền ghen tị.
Bố tôi, tuy lúc trước ông vô cùng thích tôi, nhưng chưa từng nghĩ rằng tôi muốn được gì để làm điều đó.
Tôi muốn được mẹ chia chút tình thương.
Và khi bóng đen kia càng dày đặt trong tôi, nỗi khao khát có được tình thương của mẹ nó càng lớn mạnh đến thôi thúc tôi hãy làm gì đó để được chú ý.
Và tôi chọn cách mượn điện thoại của khách sạn để gọi về cho mẹ.
Chỉ là, người bắt máy lại là chị ba.
“Xin hỏi ai vậy?”
Nghe được giọng chị ba, bao nỗi xúc cảm, háo hức lúc nãy của tôi cũng tiêu tan hẳn. Nhớ đến gương mặt khó chịu của chị ba vào cái ngày tôi xin cùng đi, tôi hơi sợ hãi, giọng cũng rụt rè hơn.
“Chị ba, là em.”
“Tin?” Tin là tên ở nhà của tôi, tôi nghe thấy nó lạnh ngắt, thậm chí tôi còn đoán được gương mặt tụt mút của chị ba ở phía bên kia.
“Chuyện gì?”
“Chị ba... Mẹ có ở nhà không?”
“Mày muốn tìm mẹ?”
“Dạ...”
Đột nhiên chị ba lại im lặng. Nhưng sự im lặng đó càng khiến tôi thấy căng thẳng hơn nữa, chỉ biết e dè hỏi lại.
“Chị ba?”
“Mày đừng tìm mẹ nữa.”
“Dạ?” Mặc dù cũng không quá ngoài dự đoán, chị ba không thích tôi, tôi biết. Chỉ là khi chị ba nói thẳng và trần trụi như thế, có cái gì đó trong tôi lặng đi, tôi thấy mình như suýt khóc, nhưng cũng không biết phải đối lại sao, luống cuống.
“Chị... ba.”
“Mày luôn được bố yêu thương. Như vậy còn chưa đủ?”
Tôi ngơ ra, chị trả lời tôi bằng một câu hỏi khác, tôi không biết phải làm sao. Cảm giác tội lỗi trong tôi cũng hiện lên dần, nhưng tôi còn sợ cái hình ảnh khủng khiếp về tương lai kia hơn, tôi không cam lòng.
“Nhưng em...”
“Tụi tao đã bao giờ được bố quan tâm như thế chưa?!” Lần này có lẽ chị ba đã thật sự tức giận, chị gằng giọng, hét vào ống nghe. “Mày từ khi sinh ra đã có mọi thứ. Bố luôn là người làm chủ trong nhà cho dù ông không có làm gì cả. Mẹ thì luôn bị bố chê trách, khó chịu đủ điều. Còn chị hai, bố hoàn toàn không đoái hoài gì cả, phải tự mình làm mọi thứ. Mẹ vì muốn tao được hiểu biết một chút mà cũng là lần đầu tiên to tiếng với bố. Còn mày thì sao? Mày sinh ra đã được đỡ trong vòng tay của bố. Mày được tổ chức tiệc mừng, được đi học, được đi chơi và ăn mọi thứ trong sự vui vẻ của bố. Thế mà mới bị đánh một cái, mày đã sợ hãi, co rút lại như tổn thương lắm. Còn tao thì sao? Chị hai thì sao? Mẹ cũng vì mày mà bị đánh, mày thậm chí còn không đến đỡ, vậy mà giờ lại đòi được đi cùng mẹ? Mày có biết mẹ vì một câu nói ngu ngốc của mày mà phải tìm bố, rồi lại bị bố hất hủi, bị người ta khinh dễ? Mày là một thằng ích kỷ, nhát gan. Vì cái gì mà hết bố rồi mẹ lại quan tâm mày? Còn tao thì sao? Chị hai thì sao?!”
Chị ba khóc, từng tiếng nức nỡ vang qua cái loa, dội vào tâm tôi. Tôi lặng đi, mẹ tôi vì tôi lại đi tìm bố để rồi chịu khổ?! Hết mọi điều đó, tôi đều có biết, chỉ là luôn trốn tránh nó. Cảm giác được yêu thương lúc trước nó khác hoàn toàn với cái cảm giác bấp bênh bây giờ. Mà với một đứa nhỏ như tôi, làm sao có thể chịu được sự thay đổi đột ngột như thế. Được sống trong sự cưng nựng của bố làm tôi cũng nhát gan hơn, hệt như lời chị ba đã nói, tôi ích kỷ và tôi khó có thể để mình chịu cực.
Sau này tôi mới biết, đó là cái giá phải trả vì đã được nuông chiều quá nhiều.
Còn bây giờ, tôi chỉ biết ngốc ra, tiếng khóc của chị ba cứ vọng vào tim tôi, tôi thấy toàn thân mình đều run rẫy, đau đớn, rồi hai hàng nước mắt nó cũng rơi xuống.
“Xin Tin đó. Làm ơn đừng làm khổ mẹ nữa.”
Đó là điều cuối cùng tôi được nghe sau cuộc trò chuyện với chị ba.
Một khoảng thời gian sau, khi mọi thủ tục đều xong xuôi hết, tôi được bố đưa về để gặp lại mọi người lần cuối, đó cũng là lần đầu tiên từ khi bị dắt đi đến giờ, tôi được gặp lại mẹ.
Mẹ trông đã già hơn hẳn, chắc tại quyền nuôi con thất bại làm bà như gục ngã. Mái tóc xoăn ngắn lúc trước giờ như càng xoăn hơn, rối hơn và bạc đi rất nhiều. Bà ốm, hồi đó thì có lẽ bà sẽ thích lăm, còn bây giờ tôi thấy mẹ ốm không đẹp chút nào. Cả người đều xơ xác, tiêu điều, chỉ có ánh mắt khi bà nhìn tôi là vẫn ấm nồng, đầy quan tâm và lo lắng, như bồn nước ấm khi xưa bà tắm cho tôi, thật tuyệt diệu, cũng thật dịu dàng, làm tôi thật muốn được chìm vào đó.
Thật ra trước đó, bà cũng có đến tìm tôi, tôi cũng có cơ hội được gặp bà, chỉ là sau cuộc trò chuyện cùng chị ba kia, tôi quyết định quay lưng phủi đi cơ hội đó.
Còn giờ mẹ đứng đó, nhìn tôi, rồi bà bước đến, quỳ xuống, giang tay muốn đón tôi vào lòng.
Tôi cũng hơi rụt rè, ngó sang bố, rồi lại liếc sang chị ba, cuối cùng cũng quyết định nhắm mắt, sà vào ngực bà.
Hơi ấm của mẹ, thêm một lần nữa thôi, và cũng là lần cuối cùng.
Tôi thấy sóng mũi hơi cay cay, rồi giọng cũng nghẹn lại, hai hàng nước mắt cứ liên tục chảy xuống, tôi cắn môi, khóc trong im lặng.
Có lẽ lúc ấy bà đau lắm, nước mắt tôi thấm ướt áo bà thế mà, tôi thấy tay bà run run, giọng bà cũng nghèn nghẹn, dù sao người mẹ nào lại không yêu quý đứa con của mình.
“Mẹ xin lỗi.”
Bố tôi dắt tôi rời đi, cho đến tận bây giờ, gương mặt chứa chan nước mắt của bà khi ấy, cùng giọng nói run run, vẫn lâu lâu lại hiện đến mỗi đêm cùng tôi. Tôi không còn được gặp mẹ nữa. Cho dù có quay lại chỗ cũ, mẹ cũng đã dọn đi, hai chị cũng đi mất, tôi không còn tung tích gì nữa, chỉ đành quay lại với cuộc sống thường ngày của mình.
Bố tôi thì hiển nhiên sau cũng kết hôn với dì Yến. Hai người có vẻ hạnh phúc lắm. Bố được bên nhà dì giúp đỡ, nâng lên làm phó giám đốc. Xiềng xích trong ông cũng đứt đi, ông trở nên thoải mái, vui vẻ hơn hẳn, cũng không bắt tôi phải đúng theo yêu cầu của ông nữa.
Thật ra trước giờ bố tôi cũng không xấu. Chỉ là một con người tri thức và thông minh, số đời đưa đẩy phải suýt chìm trong thôn quê thấp hèn cùng với mẹ tôi, ông dĩ nhiên sẽ không cam chịu, nhưng cái duyên lại không đến càng làm ông thất vọng hơn nữa. Ông tuy có hơi cổ hủ, gia trưởng và cũng kiêu ngạo nhưng dù sao cũng là bố tôi, khi đã biết đủ rồi, tôi cũng không còn trách ông nữa, ông bị như thế, cũng chỉ đơn giản là do môi trường chèn ép, cuối cùng vẫn là một con người tội nghiệp.
Dì Yến cũng rất tốt, tuy không thân thuộc như mẹ tôi nhưng cũng là một người tốt bụng. Dì Yến là con nhà giàu, hiển nhiên cũng được dạy bảo từ nhỏ, gặp được bố tôi có cùng một tầng suy nghĩ, sâu sắc, thành thấy hợp nhau, rồi dần dần cũng thân thiết, yêu đương. Đúng như câu mây tầng nào gặp gió tầng đó. Một gia đình, khi hai người đều có cùng một tầm nhìn, mọi thứ bỗng yên ổn và hòa hợp lạ.
Sau này có thêm một đứa em gái, tôi cũng hiểu dần suy nghĩ của mấy chị. Chị ba trước giờ cũng không phải xấu, chị hai cũng thương tôi. Chỉ là vì nạn nhân của một gia đình khi không được yêu thương đủ đầy, tình cảm của hai chị cho tôi cũng không được trọn vẹn hết. Bị thiên vị, ai cũng thiếu thốn và cũng mong mỏi có được một điều gì đó giành cho riêng mình. Nên chị hai đã lạnh lùng như thế, chị ba cũng khó chịu như thế, tôi hiểu và tôi cũng cảm thấy thương mấy chị hơn. Vì chúng ta là một thịt, chỉ có hoàn cảnh làm tình cảm không được trọn vẹn, không có tình thương nào là không có cả.
Gia đình tôi là thế. Bố mẹ không hợp làm con cái thiếu thốn. Tuy là sau rồi thời gian cũng bù đi tất cả nhưng vết sẹo thì vẫn còn đó. Ai cũng mong mình được yêu thương và hoàn cảnh cũng bắt buộc con người phải ích kỷ như thế. Nhưng vì là một thịt, vì cũng từng là gia đình, chỉ hi vọng cả ba mẹ, mấy chị, rồi tôi, rồi gia đình mới cùng gia đình cũ, tất cả, đều được hạnh phúc.
© Biu Biu - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Blog Radio 552: Kẽ hở của hạnh phúc
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.
Ánh nắng chiếu
Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu