Phát thanh xúc cảm của bạn !

Trưởng thành (Phần 1)

2024-06-27 19:10

Tác giả: Yamin Aki


blogradio.vn - Anh thèm lắm chứ, thèm lắm cảm giác được nhìn thấy cha đứng đợi mình trước cổng trường, chở mình trên con xe máy về nhà, một người mẹ nói “Con hôm nay học ngoan không? Giỏi không?”, anh muốn được cùng cả nhà thưởng thức những món ăn mà mẹ chính tay nấu. Rồi thì anh sẽ chạy đi mời ông bà ngoại vào ăn cơm, cả nhà, năm người cùng ăn và cùng trò chuyện.

***

Trời đã vào đêm, không gian trở nên tỉnh lặng và đượm buồn, Phát ngồi trong căn trọ mười mấy mét vuông, cầm trên tay lon bia dần chìm vào trầm tư. Chẳng có đồ ăn hay thức uống gì khác, chỉ mình anh với vài lon bia vào lúc tĩnh mịch thế này. Anh nhớ về nhiều hồi ức của bản thân, hầu hết là những chuyện đau lòng.

Anh đã chẳng biết cha mẹ mình ra sao, trông như thế nào, vì họ đã biệt tăm, biệt tích từ khi anh bắt đầu nhận thức được. Anh sống với ông và bà ngoại, nhưng năm anh chín tuổi, bà đã mất trong một vụ tai nạn. Lúc đó anh đã khóc suốt mấy ngày liền, nhưng dù cho có đau thương, khổ sở thế nào, thì cũng chẳng thể mang bà sống lại được. Đến khi anh lớn hơn một chút, ông mới kể cho anh nghe nguyên nhân bà bị tai nạn là do căn bệnh hay quên của bà càng lúc càng nặng. Bà thường xuyên nhớ lại những chuyện ở rất lâu trong quá khứ và lầm tưởng rằng nó vẫn đang diễn ra ở thực tại. Bà lúc đấy, muốn sang nhà con gái của mình, chính là mẹ của Phát, để khuyên ngăn nó đừng bỏ đi sau khi ly dị chồng. Bà ở trong mớ suy nghĩ hn độn, băng qua đường mà không chú ý. Khi biết được sự thật đó, trong anh bng chốc ào ạt lên ngọn lửa hận người mẹ của mình, sự căm ghét này không phải chỉ do chuyện của bà mà còn là do sự tập hợp của bao nổi uất ức bấy lâu mà anh phải chịu.

Khi càng lớn, anh càng nhận ra, người mẹ đó đã cắt đứt mọi mối liên hệ với anh và ông bà, chẳng có một lần liên lạc, đám tang của bà cũng chẳng thấy đâu. Nhưng dù có ghét bỏ tới mức nào, anh vẫn khao khát có một người mẹ cho chính bản thân mình. Khi còn nhỏ anh đã nhiều lần òa khóc đòi mẹ, nhưng thứ anh nhận lại là lời xin lỗi của ông bà. Đứng trước sự thật đó, anh chẳng biết phải làm gì. Anh yêu ông bà lắm, mà cũng khao khát muốn có mẹ, mỗi lần nhìn thấy bạn bè có cha mẹ đến đón, đến họp phụ huynh là lòng anh lại thắt chặt, ti thân vô cùng.

Anh thèm lắm chứ, thèm lắm cảm giác được nhìn thấy cha đứng đợi mình trước cổng trường, chở mình trên con xe máy về nhà, một người mẹ nói: “Con hôm nay học ngoan không? Giỏi không?”, anh muốn được cùng cả nhà thưởng thức những món ăn mà mẹ chính tay nấu. Rồi thì anh sẽ chạy đi mời ông bà ngoại vào ăn cơm, cả nhà, năm người cùng ăn và cùng trò chuyện. Nhưng đó chỉ là viễn cảnh mà anh tự vẽ ra trong đầu để có thể chạy trốn khỏi thực tại tàn nhẫn này, thực tế, chỉ còn ông và anh ngồi trên mâm cơm, người bà luôn ân cần, chăm sóc anh cũng bị lấy đi mất rồi.

Tuổi già khiến cho ông phải trải qua rất nhiều cơn đau mỗi ngày, nào là đau chân, đau lưng, đau vai,… Thấy ông như vậy anh xót lắm và đau lắm, anh tự trách mình rất nhiều, vì chẳng thể đem lại điều gì tốt đẹp cho ông. Cứ mỗi tối anh lại nằm khóc một mình như vậy. Anh khao khát, ước rằng mình có thật nhiều tiền để ông không phải lao lực làm việc và cho ông sống trong một ngôi nhà thật to mà chẳng cần lo nghĩ tới bữa ăn tiếp theo có còn đủ gạo không nửa.

Một mnh vườn nhỏ là tất cả những gì ông cháu anh có, ông dùng nó để nuôi anh lớn đến chừng này. Trên mnh đất ấy, ông trồng bưởi làm nguồn thu chính, ngoài ra còn trồng thêm các loại rau để bán lấy chút ít. Anh đã cố gắng phụ ông mình hết sức có thể, ngoài giờ học anh làm mọi việc để có thể giúp ông chăm sóc mnh vườn, cũng như các việc lặt vặt trong nhà. Mỗi khi rnh anh cũng đi nhặt ve chai xung quanh xóm, còn ba nào được ngh học thì đi chạy bàn cho mấy quán cơm để kiếm chút đỉnh tiền. Đáng l ra ông không phải khổ cực như thế, nếu anh không đi học, anh biết điều đó, việc học đắt đỏ quá với hoàn cảnh của anh. Cũng không ít lần, anh xin ông được nghỉ học để đi làm nhưng ông không bao giờ cho phép điều đó.

Có lần, ông lấy roi ra đánh anh vì phát hiện anh lén bỏ học đi làm, ông vừa đánh vừa giàn giụa nước mắt, nói với anh: “Phát à, sao con lại làm vậy? Ông xin con đi học đi mà, ông lo được, dù có bán hết tất cả, ông làm ngày làm đêm. Con phải đi học, học mới là con đường khiến cho tương lai con sáng sủa hơn được”. Thấy ông khóc anh cũng khóc, ông đánh chẳng đau tí nào nhưng trái tim anh lại đang rỉ máu, anh tự thấy bản thân bất hiếu quá thể. Kể từ lần đó chẳng bao giờ anh có ý định nghỉ học na, mà còn cố gắng học thật giỏi để cho ông vui, thấy hãnh diện mỗi lần đi khoe thành tích học tập của anh với mọi người. Lúc ấy vẻ mặt của ông rạng rỡ hơn bao giờ hết, đó là nguồn động lực to lớn để anh tiếp tục cố gắng. Anh biết lý do mà ông lại muốn cho anh đi học đến vậy. Bà đã từng kể hồi ông còn là thiếu niên, ông rất tham học, nhưng vì hoàn cảnh gia đình không cho phép nên ông đành bấm bụng mà nghỉ học. Có lẽ ông không muốn đứa cháu của mình bị rơi vào tình cảnh lúc đó của ông, càng nghĩ anh lại càng cảm thấy thương ông vô cùng.

Ở trong lớp, anh luôn bị bạn bè cho ra rìa, vì không thể sống được trong thế giới của tụi nó. Bọn nó có thể mua bất kì loại đồ chơi nào, thức ăn, thức uống ngon lành nào, còn anh thì chẳng có tiền để làm những việc như vậy. Không có tiếng nói chung ở những thú vui cộng với việc mồ côi, nên anh luôn nhận được những ánh nhìn đầy dị biệt, anh biết điều đó, nhưng đó là lỗi của anh à? Anh chỉ mong muốn được đối xử giống như mọi người bình thường khác, quá khó sao? Anh đã cố gắng giấu đi những ni niềm của mình bằng việc cắm đầu vào học mọi lúc, chỉ có như thế, mới không thấy ghen tỵ, ti thân. Nhưng mỗi lúc đi qua sân bóng, thấy mấy đứa cùng trăng lứa đang chơi với nhau làm anh thèm kinh khủng. Cái cảm giác được hòa nhập vào đó, cái cảm giác được cùng với bạn bè vui vẻ, mà những mu truyện trong sách giáo khoa thường hay kể. Con người vốn dĩ là một loài sống xã hội, bầy đàn, ai cũng chứa trong mình cái khao khát nguyên sơ là được hòa nhập, nhưng khi cái khao khát ấy không được khỏa lấp thì lại khiến cho con người ta trở nên nhỏ bé, lạc lỏng và cô đơn vô cùng…

Năm anh 16 tuổi, đem lòng thích một cô gái cùng trường. Cô ấy tên Liên, giống như một thiên thần, lần nào gặp anh cũng nở một nụ cười thật tươi. Nụ cười ấy như xé tan đi những mảng tối trong cuộc đời u ám của anh. Mỗi khi tan trường, anh cố đi thật chậm để bắt gặp cô ấy và nói lời tạm biệt. Những khoảng khắc ấy chính là châu báu và là ánh sáng sưởi ấm trái tim anh. Anh cũng tự biết, bản thân không xứng với người con gái này, nên những tình cảm đành dồn nén thật sâu trong đáy lòng chứ không dám thể hiện ra bên ngoài. Nhưng tình yêu mà, nó có bao giờ để yên cho những người lỡ va vào nó đâu, nó càng lúc càng mãnh liệt, càng rạo rực mãi trong anh, khiến mỗi lần gặp Liên là anh lại thổn thức không thôi.

Mỗi lúc Liên gặp khó khăn, anh luôn cố giúp cô ấy. Không hiểu sao Liên luôn là tâm điểm chọc ghẹo của mấy đứa con trai, cô luôn bị chúng giấu áo khoác, giày, bút viết,… Những trò đùa vô ý, vô tứ đó, đôi lúc làm cô ấy gặp rắc rối vì bọn chúng giấu xong thì lại bỏ đi đâu mất, anh luôn là người tìm ra những món đồ và âm thầm giúp Liên lấy lại nó. Mỗi khi kiểm tra, thi cử anh đều cố giúp đỡ Liên ôn tập. Mọi thứ chỉ như vậy là đủ, ba năm cấp 3, anh chỉ âm thầm bên cạnh Liên và đó cũng là cách duy nhất anh có thể làm để thỏa lấp tình cảm của mình. Đến ngày cuối cùng đi học, anh không biết lúc đó mình bị gì na, anh thổ lộ hết tình cảm với Liên và thứ anh nhận lại là lời xin lỗi. Dù biết câu trả lời rồi, cũng cố chấp nói ra, con người lạ vậy đó, cố chối bỏ một thứ quá hiển nhiên để mong đợi vào một việc có xác suất xảy ra vô cùng nhỏ.

Bấy giờ, anh đã nhận thức rõ hơn về khoảng cách của thực tại và tình yêu mơ mộng, nó xa vô cùng. Anh đã khóc rất nhiều, cũng đã rất lâu rồi, kể từ lần cuối anh khóc, không khóc vì không được đáp lại, mà là khóc vì uất ức, anh đã làm gì sai mà luôn không thể có được những thứ mà người bình thường cho là lẽ hiển nhiên, anh đã n lực rất nhiều rồi mà, thế nhưng như thế cũng chẳng thể chiến thắng được số phận.

Vòng quay của vận mệnh không bao giờ buông tha cho anh, nó kéo anh vào guồng và chà đạp anh đến tơi tả. Đã một tháng trôi qua kể từ khi anh bị từ chối và còn mấy tuần na thì sẽ có kết quả thi đại học, anh đã đăng ký học một ngôi trường công có mức học phí rẻ nhất và cố giành lấy học bổng. Anh biết rõ trình độ của mình chắc chắn có thể đỗ, vì anh là người học giỏi nhất trong trường và cũng đã thi mấy lần vòng tỉnh, đều lấy được thứ hạng cao về. Tuy vậy, học bổng mới là thứ khiến anh lo nhất, tuy anh đã chọn trường có học phí rẻ nhưng so với khả năng tài chính hiện tại của anh thì vẫn còn rất đắt, chưa tính tới tiền sinh hoạt trên thành phố đắt đỏ hơn dưới quê nhiều. Tối hôm đó, ông anh thắp nhang cho tổ tiên và bà, ông nói với bà:

- Thằng Phát học giỏi lắm, chừng nào có kết quả, bà có thể khoe ở dưới đó, mình có thằng cháu đỗ đại học rồi. - nói tới đây thì hai hàng nước mắt đã lăng dài trên khuôn mặt đầy vết nhăn nheo của ông.

Sáng hôm sau, anh thấy ông không khỏe trong người nên đã bắt ông nằm nghỉ, anh sẽ chăm sóc cây cối và mua thuốc cho ông. Việc này diễn ra không phải lần một, lần hai, cũng đã có rất nhiều lần anh muốn đưa ông đi khám ở bệnh viện nhưng ông nhất quyết không chịu đi. Anh biết tất cả là tại anh, ông không muốn lãng phí tiền vào mình, muốn để tiền cho anh học đại học, nhưng sắc mặt ông hôm nay tái nhợt lắm, mệt mi và đau đớn thấy rõ. Anh không kìm lòng được nên nhất quyết đưa ông đến bệnh viện khám, ông lại không chịu đi, nhất định không chịu, sự cố chấp của ông làm anh đau đớn hơn bất cứ cơn đau nào trên đời. Anh nói với ông:

- Vậy ông cho con gọi bác Tuấn xuống khám cho ông được không - bác Tuấn là một bác sĩ ở xã anh.

Mới vừa gọi, ông đã ho ra máu và chân tay cũng chẳng còn mấy sức lực. Ngay lúc này đây, anh cảm nhận rõ một cơn ớn lạnh chạy dọc khắp người mình, anh mơ hồ thấy được một diễn cảnh đáng sợ nhất trên trần đời sắp ập tới, anh quỳ xuống bên chiếc giường và nắm thật chặt tay ông mà nói:

- Ông ơi! Ông đừng làm con sợ, ông ơi,…

Giọng nói yếu ớt phát ra từ miệng ông, nó nhỏ tới mức anh phải cố lắm mới nghe rõ đươc:

- Phát à… con hứa với ông… phải học... Đến nơi… đến chốn…

Chưa nói hết câu, ông đã nhắm mắt lại và cả cơ thể thì như một cành cây khô bị rút hết sức sống, anh đã nắm chặt lấy tay ông, gọi mãi mà chẳng có lời đáp lại nào hết. Anh áp tai vào ngực ông để nghe thấy tiếng tim ông đập nhưng tiếng đập ngày càng yếu và dần mất đi. Mỗi giây trôi qua anh không ngừng cố níu lấy sợi dây sinh mệnh của ông, anh gần như gào lên thật to để ông có thể tỉnh lại nhưng tử thần đã tước mất ông của anh rồi. Khi bác Tuấn tới, thì đã không còn kịp na, tim ông đã ngừng đập hoàn toàn, cả cơ thể co cứng lại và hơi ấm thì dần mất đi. Anh không thể nào tin, đây là sự thật, nó quá tàn nhẫn, anh chỉ biết lắc đầu và khụy xuống…

Đám tang ông diễn ra, anh vẫn ngỡ như đây chỉ là một cơn ác mộng chứ không phải sự thật. Chỉ mới đây thôi, anh vẫn đang ăn cơm, làm vườn, nói chuyện với ông mà, sao ông lại mất đột ngột như thế được, quá vô lý, quá vô lý… Trái tim anh càng chối bỏ, mọi thứ diễn ra trước mắt lại càng chứng minh cho điều đó, nó làm anh đau đớn quằn quại. Trong lúc dọn đồ phòng ông để đem đốt, anh tìm được một con heo đất cũ kỹ và một bức thư được đặt cẩn thận trong chiếc tủ. Anh mở bức thư ra xem thì thấy những dòng chữ khiến bản thân không cầm được nước mắt:

“Phát à, ông thấy dạo gần đây sức khỏe mình xuống dốc lắm, không biết cầm cự được tới khi nào na, cố cầm cự được tới ngày có kết quả thi của con thì tốt quá. Mà nếu không, thì phải báo kết quả thi cho ông ở dưới, biết chưa! Con không cần buồn cho ông quá đâu! Ở dưới có bà đang đợi ông mà. Con nhớ ráng học nghe chưa, mnh đất với ngôi nhà này bán quách nó đi, lấy tiền lên thành phố mà sống và con heo đất này na. Ông để dành cũng được một ít, con dùng nó mua cho mình một bộ đồ thật bảnh để bước vào trường đại học nghe con! Mặc toàn đồ cũ trong suốt khoảng thời gian đi học làm con quê với đám bạn lắm đúng không? Ông muốn con lên đại học sẽ không còn phải chịu cảnh đó na. Phát của ông lớn rồi, ông tin con sẽ thật thành công và đạt được nhiều thứ trong tương lai hơn ông ngoại vô dụng của nó, ông muốn thấy ngày đó quá. Tất cả những gì ông giúp được cho con chỉ có bấy nhiêu thôi, ở dưới ông bà sẽ dõi theo và phù hộ cho con thật nhiều điều mai mắn. Cuối cùng, hứa với ông ĐỪNG BAO GIỜ BỎ HỌC nha Phát, đây là tâm nguyện lớn nhất của ông. Chúc con luôn thành công và mạnh khỏe.

Càng đọc nước mắt anh lại càng trào ra, những khoảng khắc bên ông bng hiện ra vô cùng chân thực trong tâm trí anh. Anh tự hỏi sao cuộc đời ông toàn tập trung vào anh, tại sao đến tận giây phút cuối đời thì ông cũng mong muốn những điều tốt nhất cho anh. Còn ông thì sao, điều gì cho ông? Liệu ông có biết điều anh luôn muốn là cho ông được sống ở điều kiện tốt hơn, mang cho ông được những điều tốt nhất ở trên đời. Giờ ông đi rồi, thì anh phải làm sao đây, ước mơ có nhiều tiền để làm gì cơ chứ, còn ông đâu mà... Nghĩ tới đây lòng anh lại quặn thắt lên, cơn đau này sao mà nó khó chịu quá…

 

(Còn tiếp)

 

 

© Yamin Aki - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Hãy Sống Cho Hiện Tại Nhiều Hơn Nữa | Radio Chữa Lành

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Một tình yêu kéo dài suốt một đời

Một tình yêu kéo dài suốt một đời

Tình yêu của họ ngọt ngào, đáng yêu và chân thành, nhưng họ không còn là những con người như khi họ mới gặp nhau. Cô yêu Alex hết lòng, nhưng cô không thể phủ nhận rằng con đường của họ đang rẽ hướng.

Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…

Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…

Khi thu một lần nữa quay về, cô đã mười tám, lứa tuổi dễ bị rung động trước những điều nhỏ nhặt nhất. Lúc này cô nhận ra mình đã yêu anh từ lúc nào.

Viết cho tuổi mười tám

Viết cho tuổi mười tám

Khủng hoảng tuổi đôi mươi đến thật nhanh, nhiều khi, việc giao tiếp với người khác mỗi ngày cũng làm chúng thấy cạn kiệt năng lượng, lạc lõng. Thì ra, cái giá phải trả cho ước mơ cũng rất đắt, những thứ tốt đẹp, lung linh thì chưa bao giờ " miễn phí".

Đôi tay người bạn

Đôi tay người bạn

Bạn hiền ơi! Cho tôi mượn đôi tay Để tôi nắm đôi bàn tay người bạn Dẫu mai đây có xa thì vẫn nhớ Nhớ đến lúc này, tay xiết chặt lấy tay…

Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên

Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên

Chuyện của gia đình anh hoàn toàn không phải lỗi của cô ấy, nhưng đâu đó cái bóng của toàn bộ câu chuyện vẫn bao phủ lấy cả anh và cô. Họ sẽ làm gì để bước qua cái bóng của quá khứ kia?

Mùa hoa cải năm ấy

Mùa hoa cải năm ấy

Câu chuyện kể về cảm xúc của nhân vật Tôi nhớ về ký ức tuổi thơ bên triền đê, nơi cô đã lớn lên cùng một cậu bạn. Họ cùng chơi đùa, thả diều và học tập bên nhau. Khi cậu bạn đỗ đại học và rời quê, mối liên hệ giữa họ dần phai nhạt. Sau một thời gian, cậu trở về quê cùng một cô gái mới, khiến cô gái cảm thấy hụt hẫng và nỗi buồn lấn át kỷ niệm đẹp. Dù thời gian trôi đi, hình ảnh mùa hoa cải vẫn gợi nhớ về tình yêu thầm kín mà cô không thể quên. Cô chấp nhận rằng tình cảm đó sẽ mãi ở lại với cô, giống như những mùa hoa cải vẫn nở rực rỡ.

Viết cho người đã cũ

Viết cho người đã cũ

Đã cũ khiến ta bất giác hồi tưởng lại những ngày đầu làm quen để rồi tự gượng cười nhìn lại những gì đã cũ, cảm giác đó, rung cảm đó tưởng như sẽ trở nên sợi dây kết nối với nhau dài lâu; ấy thế lại vội vàng đến, rồi vội vàng lướt qua cuộc đời của nhau tựa như gió thoảng, tựa đám mây ghé qua rồi vội bay về phía cuối chân trời

Mưa nào mà không tạnh?

Mưa nào mà không tạnh?

Mưa tầm tã, rào rạt. Mãi khi bình minh ló rạng cũng là lúc em nhận ra mình đã khóc lâu đến nhường nào. Chín mươi chín cuộc gọi nhỡ từ mẹ.

Ai bán

Ai bán

Ai bán cho tôi nửa trò đời Tôi về ủ thành rượu uống chơi Nhăm nhi từng chút hồn tản mạn Trở lại tuổi thơ thấy mẹ cười

Tía là quê hương

Tía là quê hương

Năm đó nếu không có tía, nếu tía không ôm con về thì con đâu được như hôm nay. Tía vừa là ba vừa là mẹ của con, tía là những gì yêu thương thân thuộc nhất của quê mình mà con chỉ có thể nói tía là quê hương. Tía là cả vùng quê của mình đã thấm vào con đã thành máu chảy trong con ba

back to top