Đêm có dài như nỗi mong chờ
2024-01-15 04:55
Tác giả:
blogradio.vn - Những đêm dài ở nơi đó, một viện dưỡng lão dành cho những người già, thì Hà đang tự hỏi, không biết tổng cộng là có bao nhiêu nỗi mong chờ giống bà Sáu như vậy, của những đêm thật dài trong chờ mong như thế.
***
Người ta hay có câu nói đó, là thức đêm mới biết đêm dài. Mà Hà được biết và đã được chứng kiến nhiều những đêm thật dài với nhiều người. Với những nỗi mong chờ khác nhau, nhưng nỗi mong chờ của họ cùng giống nhau là cùng dài đằng đẵng trong nhiều ngày, trong nhiều tháng và cả trong nhiều năm nữa.
Trong bài phóng sự rất nhỏ của lần này, Hà muốn được gởi đến mọi người những nỗi mong chờ của họ. Để mọi người cùng đồng cảm cùng thấu hiểu và cùng biết xót xa cho họ, và để mọi người nhìn thấy được ít nhiều hình ảnh của chính mình trong đó, dù là ở một khía cạnh nhỏ nào đó cũng được. Biết đâu những gì Hà sắp viết ra đây về bốn nỗi mong chờ của bốn con người, bốn cuộc đời khác nhau sẽ làm mọi người giật mình nhìn lại vì lại thấy mình đang hiện trong đó, là trong những nỗi mong chờ.
Đó là một chị hàng xóm cùng khu phố với Hà, tên chị là gì thì Hà không biết chính xác, chỉ nghe mọi người hay gọi chị là chị Ba một cách thân tình và gần gũi. Chị Ba nói với Hà là chị mắc một căn bệnh rất phiền phức, căn bệnh không làm chết người không trầm trọng như những căn bệnh khác nhưng cứ khiến chị cứ phải ra vô bệnh viên suốt trong một năm. Mà mỗi lần nhập viện như vậy cũng mất đến mấy tháng chứ không ít, để chạy thận. Rồi có nhiều đêm chị không ngủ được cứ nằm thao thức mà mong mau cho đến sáng, rồi cứ tính từng ngày cho nhanh được xuất viện để về nhà.
Chị Ba nói với Hà những đêm trong bệnh viện là những đêm vô cùng dài với chị. Chị nói chị thấy thấm sự lạnh lẽo, thấm những mùi vị rất đặc trưng của bệnh viện, mùi của thuốc, mùi của những cơn đau, của những tiếng thở trong đêm, của những hơi lạnh của đất trời cứ như bay vào tận căn phòng chị nằm. Rồi có lúc chị ngủ được say giấc cũng có lúc chị trằn trọc canh thâu mong cho mau chóng hết bệnh để về nhà. Chị nói từ ngày chị biết chị mắc căn bệnh này thì dường như những cảm xúc trong chị lại rất nặng rất nghiêng về với bóng đêm, và lòng chị cứ trào lên cứ dấy lên nỗi mong chờ thiết tha. Mong cho đêm qua nhanh, mong cho ngày lại đến, mong cho căn bệnh được đẩy lùi thật nhanh để còn về với gia đình với chồng con của chị.
Hà nhớ hoài tiếng thở dài đầy nặng trĩu ưu tư của chị Ba khi chị nói với Hà với giọng thật buồn, là chị không biết những đêm dài mà chị đã trải qua có thấu hiểu được nỗi lòng chị không, có thấu hiểu được nỗi mong chờ được khỏe mạnh lại của chị không.
Hà đã đến nơi đó, một viện dưỡng lão của thành phố này, cô đến đó để biết được có nhiều cảnh đời khác nhau có nhiều cuộc đời khác nhau đang cùng sinh sống ở nơi đó. Và Hà nhớ mãi hình ảnh bà Sáu, một người cao tuổi với mái tóc trắng như cước, nhìn bà vẫn đi lại nhanh nhẹn và khỏe mạnh lắm. Bà chỉ nói bà luôn mong các con bà vào thăm. Bà có một đứa con trai và một đứa con gái, nhưng chúng nó cứ suốt ngày bận bịu chuyện gia đình công việc rồi quên luôn có một người mẹ đang sống trong này, và cứ ngày đêm nhắc đến các con và mong gặp các con mình. Bà Sáu nói với Hà là bà lớn tuổi lắm rồi nên ban đêm ít ngủ được, nên nỗi mong chờ nỗi nhớ con cứ khắc khoải cứ đau đáu trong tim. Mà bà cũng không nhớ được bà đã trải qua bao đêm dài như thế ở nơi này, là người ta gọi là viện dưỡng lão mà các con bà đã mang bà vào đây và gởi lại cho người đời chăm sóc. Hà chỉ thấy xót xa vì cô nghĩ nỗi mong chờ chắc chỉ có ở những người trẻ tuổi hơn chứ, còn bà đã ở tuổi này rồi, đúng ra bà phải được sống vui sống khỏe bên con bên cháu. Ai mà biết được nỗi mong chờ chẳng chừa một ai hết cho dù là ở bất cứ độ tuổi nào, Hà nói chuyện cùng bà Sáu mà cô cảm hết được nỗi nhớ con và nỗi mong chờ con của bà lớn như nào.
Những đêm dài ở nơi đó, một viện dưỡng lão dành cho những người già, thì Hà đang tự hỏi, không biết tổng cộng là có bao nhiêu nỗi mong chờ giống bà Sáu như vậy, của những đêm thật dài trong chờ mong như thế.
Hà đã ghé đến và đã ghé thăm cô bé ấy một lần, chỉ một lần thôi nhưng niềm yêu thương cứ mãi theo cô đến tận hôm nay. Một cô bé con đang học lớp bốn, một cô bé mất ba chỉ còn lại mẹ thì mẹ cũng bỏ cô bé đi mất. Rồi cô bé, mà hàng xóm hay gọi là bé Hồng chỉ sống cùng với bà ngoại đã già nua, bà ngoại của em lại phải vừa làm ba vừa làm mẹ của em thêm lần nữa, rồi làm bà luôn. Hai bà cháu cứ lặng lẽ bên nhau cùng sống những tháng ngày thật im lặng như thế, trong nhiều thiếu thốn và đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần như thế. Vì bà ngoại của bé Hồng bị căn bệnh về xương khớp nên đi lại khó khăn, nhưng bà vẫn cố bươn chải mưu sinh để lo cho cháu ngoại của mình được đến trường được học tập được sánh ngang bằng không thua kém các bạn của bé.
Hà biết đã có một lần có một đoàn thiện nguyện ghé đến và đã hỗ trợ thiết thực nhất cho hai bà cháu những điều kiện về vật chất. Mấy cô mấy chú trong đoàn có hỏi gì có hỏi về ước mơ của Hồng thì cô bé cứ vẫn nói đúng một câu là rất mong chờ mẹ quay về vì cô bé rất nhớ mẹ, và cô bé cũng rất thèm khát được có mẹ như bao bạn bè khác. Hà nghe và thấy rất thương cô bé, vì cô cũng làm mẹ nên cô thấu hiểu nỗi mất mát và thiếu đi tình thương người mẹ là như nào. Mà cô bé cứ nói rất nhỏ nhẹ cùng Hà là cô ơi con mong mẹ về quá, sao mẹ con đi lâu quá vậy cô, làm đêm nào con cũng nằm chờ mẹ. Con thích được mẹ ôm con và hôn con, con chỉ muốn vậy thôi.
Có lẽ cô bé mới đang học lớp bốn, một lứa tuổi còn quá nhỏ để hiểu ra những khúc mắc những éo le những vật vã này kia của cuộc đời. Hà chỉ lo rồi đây cô bé sẽ lớn lên rất nhanh, sẽ lại tiếp tục có những đêm dài thật thâu đêm để chờ mẹ để mong mẹ quay về. Mà không biết mẹ cô bé có còn nhớ đến con mình để quay về không, hay để những đêm dài như thế lại trở thành người bạn đường lặng lẽ luôn bên cạnh cô bé với nỗi mong chờ ngày đêm, là hình ảnh của mẹ là hình bóng của mẹ.
Còn đây là nỗi mong chờ của chị, một người vợ có chồng đi học tập và tu nghiệp ở nước ngoài. Chị kể với Hà khi chị đang mang đứa con thứ hai trong bụng được hai tháng thì cũng là lúc chồng chị nhận được quyết định quan trọng là đi học và tu nghiệp nâng cao trình độ ở nước ngoài đến tận bốn năm. Mà ngày đó những phương tiện về việc liên lạc giữa mọi người với nhau không được rộng rãi dễ dàng và hiện đại tiến bộ như bây giờ. Chị sinh con thứ hai trong vò võ một mình trong nỗi mong chờ người chồng được kết thúc sớm để quay về sớm bên chị và bên các con. Chị nói đó là những ngày tháng chị thấy dài vô cùng dài, để rồi có rất nhiều những đêm khi các con đã ngủ, chị nằm cạnh bên ôm gối và nhớ chồng trong cô đơn trong hiu quạnh một mình. Rồi có lúc quá nhớ anh chị đã lấy đọc lại những bức thư anh đã viết cho chị, và chị thấy thật yêu tim chị thật rung lên khi anh luôn luôn kết thúc cuối thư câu viết đó.
“Hôn em, vợ của anh, và nhờ em hôn lại các con nhé, Ý Anh của anh.”
Hà nhìn thấy được niềm hạnh phúc trong giọng nói và trong đôi mắt chị khi ấy, Hà cũng nhìn thấy được nỗi mong chờ thật lớn trong chị cứ như đang tỏa ra quanh cô quanh chị khi hai người nói chuyện cùng nhau. Vì Hà là phụ nữ nên cô thấu hiểu nỗi cô đơn và mong chờ của một người vợ khi không có chồng bên cạnh. Khi người chồng phải đi xa phải ở xa, thì nỗi mong chờ đó có dài thật dài như những đêm thật lạnh kia không, khi chiếc mền kia có thể làm ấm cơ thể chị, nhưng không thể làm ấm trái tim chị. Là chị Ý Anh mà Hà đã được làm quen đã được biết và thấy rất thương chị rồi.
Những nỗi mong chờ của họ, những con người với những cuộc đời những hoàn cảnh khác nhau. Mà có lẽ ban ngày họ đã biết chôn chặt vào tận cõi lòng để cười để nói để đi lại để học tập để làm việc và cả để sống nữa, nên khi đêm xuống thì màn đêm mới chính là lúc là họ được sống thật nhất với chính bản thân mình, với những nỗi mong chờ ngút ngàn và cả đau đớn nữa. Mà Hà thấy có lẽ vậy có lẽ điều đó đã cộng thêm vào cuộc sống của chính họ những điều ý nghĩa đẹp đẽ nhất.
Có ai đo được một đêm là dài bao nhiêu, có ai đo được nỗi mong chờ là dài bao nhiêu. Hà chỉ biết đi cùng với đêm với những nỗi mong chờ luôn luôn là những nỗi nhớ mênh mông.
Đêm ơi, đêm có dài như nỗi mong chờ không, hay chỉ có những tâm hồn những trái tim đâu đó vẫn thầm lặng thức cùng với đêm. Để nghe nỗi mong chờ trong chính mình cứ dài thêm ra mãi, và để thấy nỗi nhớ từ đó cứ được nhân lên mãi.
© HẢI ANH - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Chúng Ta Xứng Đáng Được Hạnh Phúc | Radio Chữa Lành
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Một tình yêu kéo dài suốt một đời
Tình yêu của họ ngọt ngào, đáng yêu và chân thành, nhưng họ không còn là những con người như khi họ mới gặp nhau. Cô yêu Alex hết lòng, nhưng cô không thể phủ nhận rằng con đường của họ đang rẽ hướng.
Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…
Khi thu một lần nữa quay về, cô đã mười tám, lứa tuổi dễ bị rung động trước những điều nhỏ nhặt nhất. Lúc này cô nhận ra mình đã yêu anh từ lúc nào.
Viết cho tuổi mười tám
Khủng hoảng tuổi đôi mươi đến thật nhanh, nhiều khi, việc giao tiếp với người khác mỗi ngày cũng làm chúng thấy cạn kiệt năng lượng, lạc lõng. Thì ra, cái giá phải trả cho ước mơ cũng rất đắt, những thứ tốt đẹp, lung linh thì chưa bao giờ " miễn phí".
Đôi tay người bạn
Bạn hiền ơi! Cho tôi mượn đôi tay Để tôi nắm đôi bàn tay người bạn Dẫu mai đây có xa thì vẫn nhớ Nhớ đến lúc này, tay xiết chặt lấy tay…
Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên
Chuyện của gia đình anh hoàn toàn không phải lỗi của cô ấy, nhưng đâu đó cái bóng của toàn bộ câu chuyện vẫn bao phủ lấy cả anh và cô. Họ sẽ làm gì để bước qua cái bóng của quá khứ kia?
Mùa hoa cải năm ấy
Câu chuyện kể về cảm xúc của nhân vật Tôi nhớ về ký ức tuổi thơ bên triền đê, nơi cô đã lớn lên cùng một cậu bạn. Họ cùng chơi đùa, thả diều và học tập bên nhau. Khi cậu bạn đỗ đại học và rời quê, mối liên hệ giữa họ dần phai nhạt. Sau một thời gian, cậu trở về quê cùng một cô gái mới, khiến cô gái cảm thấy hụt hẫng và nỗi buồn lấn át kỷ niệm đẹp. Dù thời gian trôi đi, hình ảnh mùa hoa cải vẫn gợi nhớ về tình yêu thầm kín mà cô không thể quên. Cô chấp nhận rằng tình cảm đó sẽ mãi ở lại với cô, giống như những mùa hoa cải vẫn nở rực rỡ.
Viết cho người đã cũ
Đã cũ khiến ta bất giác hồi tưởng lại những ngày đầu làm quen để rồi tự gượng cười nhìn lại những gì đã cũ, cảm giác đó, rung cảm đó tưởng như sẽ trở nên sợi dây kết nối với nhau dài lâu; ấy thế lại vội vàng đến, rồi vội vàng lướt qua cuộc đời của nhau tựa như gió thoảng, tựa đám mây ghé qua rồi vội bay về phía cuối chân trời
Mưa nào mà không tạnh?
Mưa tầm tã, rào rạt. Mãi khi bình minh ló rạng cũng là lúc em nhận ra mình đã khóc lâu đến nhường nào. Chín mươi chín cuộc gọi nhỡ từ mẹ.
Ai bán
Ai bán cho tôi nửa trò đời Tôi về ủ thành rượu uống chơi Nhăm nhi từng chút hồn tản mạn Trở lại tuổi thơ thấy mẹ cười
Tía là quê hương
Năm đó nếu không có tía, nếu tía không ôm con về thì con đâu được như hôm nay. Tía vừa là ba vừa là mẹ của con, tía là những gì yêu thương thân thuộc nhất của quê mình mà con chỉ có thể nói tía là quê hương. Tía là cả vùng quê của mình đã thấm vào con đã thành máu chảy trong con ba