Sau rất nhiều vết thương con muốn có một gia đình hạnh phúc
2020-07-11 00:20
Tác giả: Tuyệt Diễm
blogradio.vn - Nhưng có lẽ một ngày nào đó gần thôi, tôi sẽ bước ra khỏi bóng hình của quá khứ để nhìn nhận những thay đổi của ba và cho mình được trọn vẹn với hai chữ gia đình mà tôi luôn ao ước. Một gia đình hạnh phúc sau rất nhiều vết thương.
***
Có lẽ một ngày nào đó bạn sẽ gặp được người khiến bạn thay đổi để trở nên tốt hơn.
Tôi lớn lên trong sự vô tâm của bố mẹ, mang tâm hồn của một đứa bé khao khát được yêu thương. Trong kí ức của tôi chỉ có những hình ảnh trận đòn của ba và lời mắng của ông. Đứa bé như tôi làm gì có lỗi lầm gì?
Có một lần tôi hỏi mẹ: “Mẹ ơi tại sao mẹ lại cùng ba kết hôn?”
Mẹ trả lời: “Vì để báo đáp công ơn sinh thành cho bà ngoại. Thời ấy không như bây giờ, 35 tuổi mà không lấy chồng sinh con là bất hiếu. Vậy là mẹ chọn đại một người đàn ông trong làng để lấy và gặp ba”.
Ba tôi lúc bấy giờ là một người có nhiều tật xấu nhưng may sao ông trời cho ông gặp mẹ tôi. Cứ tưởng sau khi kết hôn thì ông sẽ thay đổi nhưng ông vẫn chứng nào tật nấy.
Một tháng ba mươi ngày không ngày nào ông không đi nhậu cùng nhóm bạn, uống say về ông đập phá nhà cửa, đánh đập mẹ con tôi.
Mẹ tôi đêm nào cũng ngóng trông ông về, phải về đến nhà thì bà mới dám ngủ. Bà lo ông gặp chuyện không may, bà bảo bà không yên tâm khi ngủ trước.
Cuộc sống của tôi không mấy vui vẻ, tôi chưa từng tâm sự với bố mẹ. Những câu nói mẹ hỏi như “Hôm nay đi học có gì vui không?”, “Con có cần gì không?” Hay đại loại như vậy, câu trả lời của tôi vẫn luôn là con không sao, không có gì. Tôi cũng không biết nên nói điều gì cùng ba mẹ.
Thuở ấy nhà tôi nghèo lắm. Gọi là nhà nhưng nó chỉ là một hình vuông với lá tôn lợp ở trên nền đất, ngay cả rắn, chuột cũng bò vào được.
Có một lần mấy đứa nhỏ hàng xóm đến nhà tôi chơi, đuổi chạy xung quanh nhà và làm vỡ cái đài radio mà ba tôi yêu thích. Lúc ba đi làm về, ba hỏi ai làm vỡ, tôi đành nhận lỗi với ba. Giây phút ấy tôi chỉ ước rằng mình chưa từng được sinh ra trên đời này.
Ông cầm cái đài ném vào người tôi. Đến nay vết sẹo ngày hôm đó để lại vẫn nằm trên cánh tay tôi, vết thương trong lòng cũng vẫn nằm yên đó không hề phai.
Có lần ăn cơm, tôi lỡ tay nấu một món mà ba không thích, ông vừa ngồi vào mâm cơm, cầm đũa lên và ném vào người tôi rồi ông hất nguyên mâm cơm xuống sàn.
Ba tôi thích uống trà khi ông đi làm về mệt là phải có ấm trà đun sẵn cho ông. Có lần tôi đi học về muộn, chưa kịp pha trà, ông cầm nguyên khay trà bằng sành ném vào người tôi.
Năm mẹ sinh tôi ra, tôi chút nữa trở thành một đứa mồ côi mẹ. May sao có ông trời thương, mẹ còn sống sau lần sinh tử ấy. Với một người đàn bà ốm yếu như mẹ, sinh con là cả một quá trình đau khổ. Tôi thương mẹ lắm, càng thương mẹ thì tôi lại càng giận ba.
Có nhiều lần mẹ viết đơn ly hôn, mẹ đợi ba kí tên vào, rồi bà lại nghĩ về chị em tôi, bà bảo bà lo cho tương lai của chúng tôi: “Nếu sau này nhà chồng không đồng ý kết hôn vì bố mẹ đã ly hôn thì sao?” Tôi bảo bà rằng: “Nếu không đồng ý thì con ở giá nuôi mẹ”. Đàn bà là vậy nói li hôn mà không đủ kiên quyết, không đủ nhẫn tâm.
Năm tôi lớp 10, mẹ mắc căn bệnh lạ, cứ phải nằm dài trên giường bệnh. Một tháng mẹ phải ra bệnh viện một lần. Các bạn có biết cảm giác phải chờ đợi lấy số ở bệnh viện, chờ khám, chữa bệnh không. Tôi ghét cái cảm giác ấy vô cùng, bản thân thì bất lực chỉ biết chờ đợi. Có những tôi khao khát mình lớn thật nhanh để có thể dang rộng đôi cánh che chở cho người đàn bà ấy.
Căn bệnh của mẹ kéo dài tận ba năm trời. May ông trời thương, lúc ấy ba tôi mới chăm làm và bớt nhậu lại. Khoảng thời gian ấy tiền bạc là gánh nặng đối với gia đình tôi. Ba phải đi làm để trả tiền viện phí, tiền thuốc, tiền khám chữa bệnh và cả chi phí đi học cho tôi và em gái. Mỗi lần nhìn các bạn ăn bánh bao hoặc bánh mì ở cổng trường, tôi chỉ đứng ở gốc cây và thèm thuồng.
Lúc mẹ cảm thấy khỏe hơn một chút thì mẹ lại ra vườn. Mẹ đứng giữa trưa nắng, mồ hôi chảy dài trên áo, đôi mắt quay cuồng nhưng vẫn cố làm việc. Mẹ nói là làm được đồng nào hay đồng đấy. Tôi ghét phải ra vườn cùng mẹ, ghét cái nắng oi bức của Đà Lạt, ghét cả những cơn mưa phá hoại mùa màng.
Hồi ấy tôi là một cô bé đen nhẻm, gầy gò, tôi sợ các bạn nam trong lớp. Tôi từng bị một đám con trai trêu chọc vì vẻ xấu xí của mình. Tôi nhút nhát và không dám ngẩng đầu lên khi gặp bất kì ai.
Mẹ không cho tôi đến gần những bạn nam bởi trong mắt mẹ chỉ cần là con trai thì đều xấu xa. Mẹ nói chỉ có tiền mới đem lại sự bình an.
Mà hình như sau lần mẹ bị bệnh thì ba đã thay đổi. Ông chăm chỉ làm hơn, ít nhậu lại. Ông không còn đánh tôi và mẹ, ông cũng không mắng vô lí nữa. Tôi biết ba đã thay đổi nhưng bóng ma tâm lí trong tôi quá lớn, tôi vẫn là tôi của ngày thơ bé.
Tôi lựa chọn một trường đại học với học phí thấp nhất có thể. Bạn cùng phòng hỏi tôi: “Khi nào về nhà?” Tôi trả lời: “Tết năm sau”. Nhìn các bạn háo hức khi được về nhà thì lòng tôi lại nghẹn ngào, tôi không biết mình về nhà để làm gì.
Tôi sợ không khí lặng im trong căn nhà của chính mình, sợ những hình ảnh thời thơ bé đã hằn sâu trong kí ức tôi, sợ những trận đòn và âm thanh cãi vả của ba mẹ, sợ cả ba của ngày xưa.
Câu nói “Con yêu ba mẹ” tôi cũng chưa từng nói ra. Ước mơ khi bé của tôi là có một gia đình hạnh phúc, ước mơ khi lớn rồi cũng vẫn vậy.
Khi tất cả mọi thứ và mọi người đã thay đổi chỉ có tôi còn sống mãi với quá khứ, không cách nào quên đi được.
Nhưng có lẽ một ngày nào đó gần thôi, tôi sẽ bước ra khỏi bóng hình của quá khứ để nhìn nhận những thay đổi của ba và cho mình được trọn vẹn với hai chữ gia đình mà tôi luôn ao ước. Một gia đình hạnh phúc sau rất nhiều vết thương.
© Tuyệt Diễm – blogradio.vn
Xem thêm: Đèn xanh đèn đỏ kẻ bỏ người buông
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Cảm ơn mẹ vì tất cả
Dù mẹ tôi có thể không hoàn hảo nhưng luôn yêu thương tôi theo cách hoàn hảo nhất. Việc tôi có được tất cả những điều tốt đẹp nhất trên đời đều nhờ có mẹ.
Những kẻ mộng mơ
Anh đổ thừa cho cà phê làm anh mất ngủ, anh quy trách nhiệm cho thời tiết khó chịu khiến anh không thể chợp mắt nhưng thực lòng anh chỉ suy nghĩ về em, về những nguyên do hai ta không còn hợp, về những gì anh đã làm, đã sai.
Thanh xuân của tôi
Cảm giác nghẹn ngào dâng lên, khiến tất cả chúng tôi đều biết rằng, dù có trải qua bao nhiêu năm tháng, thì những ký ức này sẽ mãi in đậm trong trái tim.
Mây đợi ai nơi ấy
Không còn một Pha Lê áo thun trắng quần jin xanh đóng thùng hăm hở với bao nhiêu công việc xã hội, bây giờ chỉ còn một cô giáo Pha Lê dịu dàng nữ tính trong tà áo dài mỗi ngày đến lớp đến trường.
Giá như...
Hành trình của mỗi người là khác nhau, đoạn đường người ghi dấu vì thế cũng muôn vàng khác biệt. Nhành diên vĩ um tùm nhưng lại dễ gãy đổ trong gió, những cảm xúc cả buổi ban đầu có chắc gì nguyên vẹn đến mai sau.
Hồi ức chuyến tàu cuối về Sài Gòn – 1985
Tối hôm đó, Ngọc Lan trở về nhà với bao suy nghĩ. Câu hát “I don't know why, you said goodbye…” cứ vang mãi trong đầu cô. Cô cười thầm, tự hỏi liệu có phải mình đã rung động trước chàng trai tốt bụng ấy không.
Crush
Bất cứ khi nào mà thấy chúng tôi đi cùng nhau là y như rằng đám bạn đó hú hét dữ dội. Nhưng chúng tôi không quan tâm, vẫn làm bạn với nhau như bình thường, nói chuyện và đi học chung. Tôi vẫn thế, chôn cất cái tình yêu ấy vào trong lòng, chờ đến khi chúng tôi 18 tuổi thì chúng tôi sẽ yêu nhau.
Người thầm lặng 20/10
Mỗi bước đường tôi đi đều in dấu sự dạy bảo, lo lắng và yêu thương vô điều kiện của mẹ. Sự hi sinh âm thầm của mẹ khiến tôi thấu hiểu rằng, dù có bao nhiêu thử thách trong cuộc sống, tôi vẫn luôn có một người để dựa vào.
Yêu anh, yêu đến điên rồ để rồi nhận lại là điều gì?
Nhiều lúc tôi khuyên bạn của mình về chuyện yêu đương. Chẳng hạn như người ta lạnh nhạt là người ta hết yêu bạn, đừng cố chấp theo đuổi làm gì. Thế mà bản thân tôi lại trong hoàn cảnh ấy.
Lá thư tình không gửi
Mỗi khi mở ngăn kéo, nhìn thấy chồng thư cũ kỹ, anh lại nhớ về những ngày tháng sinh viên đầy kỷ niệm. Có những lúc anh tự trách mình vì đã không đủ can đảm để nói ra cảm xúc thật của mình với Linh.