Quê hương ngày đổi mới
2021-01-07 01:12
Tác giả:
Khánh An ( Hồng Minh)
blogradio.vn - Tôi mang những kỷ niệm xa xưa ấy theo cùng hành trang của mình khi về thăm lại quê nhà sau bao năm bôn ba xa quê đi làm ăn. Tôi đã háo hức đến mức không ngủ được trước ngày lên tàu, tự vẽ ra cho mình đủ mọi viễn cảnh về ngày gặp lại cảnh cũ người xưa.
***
Trong ký ức của rất nhiều người, trong đó có tôi, quê hương là nơi yên bình với những lũy tre xanh mát bao quanh những mái nhà ngói đỏ, ven những con đường làng đã sỏi quanh co. Nơi đó có những cánh diều trong nắng chiều tà trên cánh đồng xanh mát, cùng những đứa trẻ vô tư thổi sáo trên lưng trâu.
Quê hương còn có những người nông dân hiền lành chất phác sớm chiều vất vả cùng đôi quang gánh trên vai hay đi thăm lúa cùng những chiếc xe đạp cọc cạch.
Nhớ những đêm trăng sáng. Khi cây lúa bước vào thì làm đòng, đêm đêm, trai gái mang chiếc gàu sòng ra sông tát nước. Ánh trăng tròn vành vạnh tan loãng dưới lòng sông lấp loáng. Những đôi tay nhịp nhàng vung gàu mà cứ ngỡ như đang “múc ánh trăng vàng đổ đi”.
Tôi mang những kỷ niệm xa xưa ấy theo cùng hành trang của mình khi về thăm lại quê nhà sau bao năm bôn ba xa quê đi làm ăn. Tôi đã háo hức đến mức không ngủ được trước ngày lên tàu, tự vẽ ra cho mình đủ mọi viễn cảnh về ngày gặp lại cảnh cũ người xưa.
Tôi còn tự nhủ với lòng nhất định phải ở thật lâu để ăn bằng hết những món ăn dân dã ngày xưa cho đã thèm, chắc chắn phải gặp cho hết những bạn bè, người thân cho đỡ nhớ.
Tôi tự nói với mình rằng thế nào cũng phải ra bờ tre râm mát sau nhà mà nằm thật lâu để cảm nhận cho thật sâu mùi đất đai, cây cỏ của quê hương sau bao năm xa cách. Cứ nghĩ ngợi, mơ mộng, tôi cứ lâng lâng với niềm vui mừng và mong ngóng đến khó tả khi sắp xếp hành lý vào vali.
Đến ngày đi, ra đến sân bay, tôi cứ nóng ruột nhìn đồng hồ chậm chạp trôi khi ngồi trong sảnh chờ đợi đến giờ bay. Lòng nhớ quê cứ cồn cào làm tôi ngồi đợi mà chẳng thể yên.
Thế nhưng khi bước xuống tàu, đi về làng cũ, bước chân tôi cứ thấy là lạ. Chẳng còn con đường làng quanh co với những lũy tre hiền hòa trên nền đất mềm mát, mà chỉ có một đường nhựa thẳng tắp chạy ngang cánh đồng khô khốc. Đôi chân càng đi tới, ánh mắt tôi càng hiển hiện sự ngỡ ngàng đến bàng hoàng vì chẳng còn nhận ra xóm cũ nơi mà mình đã từng sinh ra và lớn lên nữa.
Con ngõ nhỏ xanh mát cây cối ngày nào về nhà ngoại đã được thay bằng con đường trải nhựa to rộng, không một bóng cây với hai hàng đèn đường sừng sững. Những lũy tre um tùm tỏa bóng cùng những dây mây gai góc ngày nào đã được dọn sạch sẽ.
Ngăn cách nhà nhà không còn là hàng rào thưa bằng cây cỏ tự nhiên hay những ao như ngày nào nữa mà là những bức tường gạch xám xịt cao hơn đầu người.
Bao nhiêu bưởi, bòng, cam, chanh đã được đốn hạ để xây nhà, làm xưởng. Tiếng sáo diều vi vu ngày ấy chỉ còn trong ký ức vì những lưới điện ngang dọc đã khiến cho những cánh diều chẳng còn chỗ để vút bay lên bầu trời cao rộng nữa.
Bọn trẻ con cũng chẳng còn phải đi chăn trâu, cắt cỏ như chúng tôi ngày trước vì hầu như chẳng còn nhà nào nuôi trâu bò nữa. Chúng chỉ đi học và cắm mặt vào chiếc điện thoại mỗi khi ở nhà.
Những cánh đồng bát ngát xưa kia nay đã được quy hoạch thành đất thổ cư và những ngôi nhà san sát nhiều kiểu loại thi nhau mọc lên, không còn không gian trống nào cho những cánh diều căng no đón gió như thời xưa cũ.
Những câu chuyện bây giờ của mâm cơm từng nhà không còn là mùa vụ hay thóc lúa bởi đâu còn ruộng để làm nữa. Người người, nhà nhà nói về tiền bồi thường hay tiền bán đất.
Cơn lốc đô thị hóa cứ tưởng còn xa quê nhà lắm, chẳng ngờ đã lướt qua và cuốn phăng miền quê yên ả của tôi đi cùng vòng xoáy của nó. Tất cả những háo hức, mong ngóng của tôi đã theo chiều gió cuốn, chỉ còn lại sự bất ngờ, nỗi bàng hoàng. Dẫu biết theo thời gian, điều gì rồi cũng sẽ thay đổi, nhưng sự đổi thay lớn đến thế này của quê tôi, thật sự khiến tôi thấy rất đau lòng.
© Khánh An ( Hồng Minh) - blogradio.vn
Xem thêm: Phút nhớ nhà của kẻ xa quê
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Thanh xuân của tôi
Cô và cậu ấy vẫn đi về cùng nhau, vẫn ngồi học cùng nhau ở cái bàn học bên cạnh cửa sổ của cô, thi thoảng vẫn cãi nhau chí choé, giận dỗi nhau như vậy. Nhưng cô không để ý là giờ mỗi lần cãi cọ nhau, cậu ấy ít đôi co với cô hơn, thường im lặng và cũng là người luôn sẽ làm lành trước với cô.

Đánh mất tình yêu
Cuộc sống như thế làm sao có hạnh phúc được hả anh? Bởi thế nên làm sao em có thể đặt niềm tin vào tình yêu được. Trên thế gian này, có mấy ai từng hạnh phúc trong tình yêu đâu. Cả những người yêu và bên nhau hơn mười năm nhưng rồi cũng chia tay.

Mùa đông không anh
Hôm nay, em một lần nữa xâm phạm kí ức của hai ta, lật từng tấm ảnh cũ, em ngắm nhìn gương mặt quen thuộc, nụ cười anh vẫn vậy, ánh mắt vẫn luôn ấm áp và những cử chỉ dịu dàng… vẫn ở đó nhưng em và anh không còn cạnh nhau nữa.

Hạnh phúc riêng của mẹ
Tại sao con lại ích kỉ không quan tâm tới cảm nhận và suy nghĩ của mẹ. Rồi con nhận ra khoảng cách giữa mẹ và con dần lớn hơn là khi mẹ quyết định đi bước nữa cùng chú ấy.

Những lời chưa kịp nói: Một mối tình tuổi trẻ
Tôi không bao giờ quên cảm giác ngày hôm ấy – vừa hồi hộp, vừa hạnh phúc. Gặp gia đình cô ấy, nhìn thấy nơi cô ấy sinh ra và lớn lên, tôi như cảm nhận được sự ấm áp của một gia đình, như được trở về quê hương của chính mình.

Thích ứng với cô đơn
Những chuyện ngày xưa kể nhau nghe hằng tuần đã trở thành những thước phim tồn đọng, và chính chủ cũng đang dần quên đi những nỗi đau chứa đựng bên trong đó mất rồi.

Nếu có kiếp sau... chỉ mong hai chữ “tương phùng”
Với cô, anh là khoảng trời bình yên sau bao giông bão của cuộc đời. Để rồi thương nhau.

Hành trình chữa lành và sống sót sau chia tay
Thi thoảng, mình lại nhớ đến những kỉ niệm đẹp với người ấy, rồi lại tự đặt ra vô vàn câu hỏi, kiểu nếu như mình đã làm khác đi, nếu như mình kiên nhẫn và vị tha hơn, nếu như người ấy chịu thay đổi đi một chút nhỉ…

Mùa đót chổi
Hân thương các học trò của mình. Tình thương yêu của Hân, một cô giáo miền xuôi vượt đèo, lội suối lên gieo chữ nơi miền ngược suốt ba năm nay là cố gắng dạy cho các em viết được những nét chữ nắn nót, vuông vắn, biết đọc ê a đánh vần hay những phép tính, bài toán đơn giản.