Mẹ ơi, con thương mẹ cả cuộc đời của con
2020-11-13 01:15
Tác giả:
Tuyệt Diễm
blogradio.vn - Mẹ ơi, con ghét thời gian vì thời gian tàn nhẫn, mẹ của con già nhanh quá. Con thương những sợi tóc bạc, những vết chân chim hằn trên mắt mẹ. Mẹ của con, con mong mẹ già đi từ từ thôi vì con còn chưa báo hiếu được cho mẹ. Và mẹ ơi “Con thương mẹ cả cuộc đời của con”.
***
Tiếng gọi mẹ thiêng liêng biết bao, thật may mắn vì con được làm con của mẹ.
Ngày đầu tiên nhìn thấy mẹ là sau 9 tháng 10 ngày con nằm trong không gian bé xíu nhưng ấm áp mang tên “bụng của mẹ”. Lúc đấy con nghĩ “Đang yên ổn trong đấy mẹ lôi con ra ngoài làm gì?”. Con cáu, giận mẹ nên khóc toáng lên, tự nhiên con thấy mẹ cũng khóc, thương mẹ quá nên con đành nín rồi ôm lấy mẹ.
Khi con được tám tháng, những cái răng bắt đầu mọc lên. Cứ mọc một cái là con lại bị sốt, cơn sốt hành hạ con đến mệt nhoài nhưng hình như mẹ còn mệt hơn con. Đêm nào mẹ cũng ôm con trên tay, mẹ liên tục nói: “Mẹ xin lỗi con, con đừng khóc nữa mà.”
Con không hiểu mẹ xin lỗi con chuyện gì, con không muốn khóc đâu nhưng con đau lắm. Cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến gần sáng, con khóc mệt nên chìm vào giấc ngủ, lúc đấy mẹ mới đặt con xuống rồi đi nấu cơm. Từ khi con chào đời đến khi con tròn một tuổi, con thì ngày càng lớn, mẹ lại càng gầy đi.
Lúc con được một tuổi, đôi chân bé xíu cứ thoăn thoắt chạy theo bóng mẹ. Lúc con bập bẹ gọi mẹ, đôi mắt mẹ cười tựa vầng trăng sáng trên bầu trời.
Khi con tròn năm tuổi, con phải đi học mẫu giáo.Thật sự con chẳng muốn xa mẹ đâu. Con khóc thét chạy đến ôm chân bố, chân bà nội, mếu máo nói “Bà ơi, bố ơi cháu không muốn đi học đâu, cháu muốn ở nhà với bà với bố cơ.” Mẹ khuyên con cả nửa ngày, mẹ bảo đi học một chút thôi, rồi chiều mẹ đón về sớm.
Con đành buông chân bà ra rồi đi học cùng mẹ. Lên lớp con chẳng học được gì, con cũng chẳng chơi cùng các bạn. Con xách cặp ra ngồi bệt trước cửa, đôi mắt bé xíu cứ nhìn về phía cổng ngóng dáng mẹ.
Hai ngày liên tiếp như vậy, cô giáo nói với mẹ. Mẹ về hỏi con tại sao không chơi cùng các bạn. “Các bạn cứ khóc nhè, xấu lắm.” Mẹ bật cười khanh khách “Ôi bà cụ non của mẹ, khi bạn khóc thì con nên dỗ dành bạn, sao lại chê bạn xấu?”. Con gật gù ngẫm nghĩ “Vậy ngày mai con sẽ chơi với các bạn.”
Một ngày mới đầy năng lượng lại bắt đầu. Hôm nay con dậy sớm hơn mẹ, vệ sinh cá nhân xong, con mặc bộ đồ thật xinh, tóc thắt bím ngoe nguẩy khi con bước đi. Mẹ nói “Công chúa của mẹ xinh quá.” Rồi mẹ thơm lên má con.
Bước vào cửa lớp rồi tạm biệt mẹ. Bỏ đi vẻ hiền lành của những ngày đầu, con trở thành đại ca của ba cô bạn nhỏ trong lớp. Chúng con quậy tung lớp học, rồi chọc ghẹo bạn Sữa của lớp mẫu giáo.
Sữa khóc nhè, chạy đi mách lẻo với cô giáo. Cô giáo gọi con lại, lúc cô chuẩn bị hỏi, nước mắt con đã rơi rồi. Cô thấy thương con quá, nên bảo con với bạn Sữa bắt tay làm hòa.
Những ngày sau đó, Sữa cứ theo chân con, bạn chia cho con những hộp sữa và bánh kẹo bạn mang từ nhà lên. Từ đó con không còn ghét bạn Sữa nữa. Chúng con trở thành bạn thân nhưng Sữa gọi con là “đại ca”.
Năm con lên lớp Một, mẹ lại tất bật hơn. Chuẩn bị nào là sách vở, bọc lại, bút, thước,… đủ thứ trên đời. Con ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không để con học mẫu giáo tiếp cùng bạn Sữa, lên lớp Một thật là phiền phức.”
Sữa nói sẽ học tiếp lớp một cùng con nhưng vào ngày nhập học, con không thấy bạn ấy đâu. Chạy lại hỏi cô giáo thì cô bảo bạn Sữa không có tên trong danh sách lớp. Con buồn nguyên một ngày hôm ấy.
Trở về nhà, lúc ăn cơm mẹ hỏi con tại sao ăn ít như vậy. Con đành kể cho mẹ nghe. Mẹ xoa đầu con “Bạn Sữa đang đi học ở trường khác, bạn có con đường của riêng bạn, con có con đường của riêng con. Bạn đang nỗ lực, con cũng phải cố gắng nhé.”
Bỗng một ngày con nhận ra mình đã lớn rồi, là lúc con bắt đầu dậy thì. Con trở nên cáu gắt và bướng bỉnh. Khuôn mặt mọc lên những bé mụn đáng ghét. Cơ thể con cũng dần thay đổi. Mẹ nói “Công chúa của mẹ đã là thiếu nữ rồi đấy”.
Con không thích làm người lớn. Bởi con càng lớn, mẹ càng già đi. Suy nghĩ của con ngày càng phức tạp, con chỉ muốn làm cô công chúa nhỏ rúc trong lòng mẹ.
Nhà mình ở vùng quê nghèo khó, lúc mẹ hỏi mai sau lớn lên con sẽ làm gì, con ngẫm nghĩ rồi đáp rằng “Con sẽ đi ra thành phố học tập, rồi kiếm tiền gửi về cho bố mẹ.” Nghe xong mẹ bật cười.
Hôm con phải lên đường đi học, lưu luyến không muốn rời tay mẹ. Hôm ấy con thấy bố và bà nội đều khóc. Mẹ của con kiên cường mỉm cười đưa con ra trước cửa xe. Lúc xe lăn bánh, đi được một đoạn thì con thấy mẹ ôm cổ bố rồi lau nước mắt. Giây phút ấy con cũng bật khóc. Con thương bố mẹ biết bao.
Ngày nào mẹ cũng gọi điện hỏi thăm con “Ăn uống thế nào?, “Học hành có mệt không?”, “Muốn ăn gì không để mẹ mua rồi gửi ra ngoài đó?”, Nếu thiếu tiền cứ nói với bố mẹ nhé, bố mẹ lo được”.
Nhập học được một tháng, con muốn đi làm thêm. Con xin được một công việc nhàn hạ, nhưng họ bảo cần đặt cọc. Lúc ấy trong người con còn một ít tiền, con liều lĩnh đặt cọc hết tất cả. Bạn bè con nói đó là đường dây lừa đảo, con không tin, vì muốn kiếm tiền nhanh chóng.
Vào hôm biết được mình bị lừa hết tất cả tiền, con buồn bã, chỉ muốn trở về nhà cùng bố mẹ ngay lập tức. Bố mẹ gọi điện, con không dám nghe máy. Mẹ gọi đến cuộc điện thoại thứ ba, con sợ bố mẹ lo lắng nên mới nghe máy. Nghe mẹ hỏi dồn dập lo lắng, con đã bật khóc rồi kể cho mẹ nghe mọi chuyện. Mẹ không mắng con, mẹ chỉ nhẹ nhàng “Bị lừa một lần rồi thì lần sau phải khôn ra nhé con”.
Thời gian nhanh như chớp mắt. Con ra trường và xin được một công việc lương khá ổn. Con muốn đón bố mẹ ra thành phố ở với con. Nhưng mẹ từ chối “Con cứ làm đi, khi nào cảm thấy muốn về thì về với bố mẹ. Bố mẹ luôn chờ. Còn chuyện ra thành phố ở thì thôi đi, bố mẹ thích không khí ở quê hơn, thành phố chật chội, có gì mà thích”.
Một năm con mới về nhà một lần. Bố mẹ chuẩn bị đủ món cho con ăn. Ban đêm thì con ngủ cùng mẹ, tiếng mẹ thủ thỉ đưa con vào giấc ngủ say.
Mẹ ơi, con ghét thời gian vì thời gian tàn nhẫn, mẹ của con già nhanh quá. Con thương những sợi tóc bạc, những vết chân chim hằn trên mắt mẹ. Mẹ của con, con mong mẹ già đi từ từ thôi vì con còn chưa báo hiếu được cho mẹ. Và mẹ ơi “Con thương mẹ cả cuộc đời của con”.
© Tuyệt Diễm - blogradio.vn
Xem thêm: Khi mẹ nhớ con – mẹ gọi, khi con nhớ mẹ - mẹ ở đâu?
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Tình anh công sở 4.0 - Làm điều mình thích hay học cách yêu thích điều mình làm?
Cuốn sách đề cập đến những vấn đề mới về việc làm trong thời đại 4.0, khi mà trí tuệ nhân tạo khiến thị trường lao động trở nên khốc liệt hơn. Tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc, muốn trở thành nhân viên không thể, chúng ta nên biết tận dụng công nghệ, biến nó thành trợ thủ đắc lực.

Dòng sông thấu cảm
Nói vậy thôi chứ ai cũng biết chị hai là điểm tựa của chị, là người có thể thấu hiểu có thể thấu cảm mọi điều nơi chị. Dù là đắng hay ngọt dù là mưa hay nắng thì chị hai vẫn bên cạnh bao năm tháng như dòng sông quê nhà cho chị trút vào hết cõi lòng.

Bạn đón bình minh như thế nào?
Cô ngồi sau xe anh, bàn tay siết nhẹ vào áo khoác. Hơi ấm từ chiếc áo lan tỏa, không chỉ xua tan cái lạnh của cơn mưa mà còn khiến trái tim cô rung lên một nhịp lạ lẫm.

Lỡ một nhịp thương
Người con trai từng ôm cô mỗi đêm, từng hứa sẽ không bao giờ buông tay, giờ đây lại là người tàn nhẫn đẩy cô xuống vực sâu nhất. Anh ấy đã từng bảo rằng giúp cô nhặt tình mảnh vỡ của con tim. Thật nực cười, khi chính anh ta lại là người khiến nó tan nát thành từng mảnh vỡ, hết lần này tới lần khác.

3 tư duy khiến phụ nữ âm thầm nghèo đi từng ngày: Càng tiếc tiền, càng chẳng bao giờ giàu
Mặc dù đọc rất nhiều bài về tiết kiệm, lối sống tối giản, cách chi tiêu thông minh nhưng càng đọc, tôi càng nhận ra: Chỉ biết tiết kiệm từng đồng không khiến chúng ta giàu lên. Trái lại, có những tư duy sai lệch âm thầm "rút cạn" túi tiền của phụ nữ, khiến họ suốt đời mắc kẹt trong nỗi lo tài chính.

Chỉ là quá khứ mà thôi
Đôi khi, chia tay không phải là kết thúc mà nó là khởi đầu cho cuộc tìm kiếm hạnh phúc thật sự của bản thân bạn. Có thể bạn sẽ phải đau khổ trong một thời gian nhưng nỗi đau rồi sẽ vơi đi nếu bạn chấp nhận nó.

Tiếng thở dài
Cứ mỗi độ tháng tư sang lại chạnh lòng nhớ anh hai! Nhớ luôn những anh trai làng đã ra đi không bao giờ trở lại, khác với lời hứa hẹn khi đất nước hòa bình sẽ trở về như trong thư đã viết. Bây giờ đã hòa bình thế bóng dáng các anh đâu khi quê hương vẫn đợi! Cha Mẹ già còn chờ trông?

Tôi bén duyên cửa Phật nhờ có bà
Tuổi thơ tôi có “thâm niên” chăn bò đến gần cả 10 năm. Và trong khoảng thời gian “dằng dặc” ấy, dẫu ngày nắng hay mưa, đông hay hè,… có khi chỉ thoáng chốc, có khi nguyên cả buổi chiều, chẳng ngày nào, tôi không có mặt ở bên bà.

30! Có quá già để bắt đầu lại từ đầu?
Đối với chúng ta, những con người bình thường, sinh ra trong một gia đình bình thường thì học chính là con đường nhanh nhất, dễ đi nhất để chúng ta thay đổi số phận.