Má ơi, dù con là ai con cũng chỉ là con của má
2022-04-06 01:20
Tác giả: Thảo
blogradio.vn - Dịch bệnh chính là bước ngoặt là khó khăn khi cả đất nước phải gồng mình lên gánh vác. Trong khó khăn ấy đánh đổi đi bao mạng sống, bao câu chuyện còn dang dở. Là má hay bao người cha người mẹ của những đứa trẻ khác. Trước xã hội con còn phải chịu đựng, phải hy sinh, phải biết cống hiến, nhưng mà má ơi, con chỉ là con của má thôi.
***
Sài Gòn đã bớt đi bao nặng nề của vùng tâm dịch. “Ê Tết này, mày có về không? Ba năm không về rồi đấy” tôi hỏi thằng Quang. Nó ngập ngừng giây lát “Ừ thì để tao tính. Tính ở lại kiếm thêm chút mấy ngày giáp Tết. Chắc năm nay tao về”. Câu nói chắc nịch mà trong ánh mắt nó lại gợn gợn chút lưỡng lự. Chẳng phải nó quên gia đình, quên quê hương mà muốn ở lại thành phố này.
Bám trụ ở đất Sài Gòn này mấy năm, âu cũng là để lo cơm áo gạo tiền cho gia đình, cho bố mẹ. Tôi và thằng Quang - hai đứa sinh viên miền Tây lên Sài Gòn học. Từ chẳng hề quen biết, ấy thế mà lại thành bạn thân sống chung xóm trọ được 3 năm. Quang nó chịu thương chịu khó. Ngoài đi học, vẫn cố gắng chạy Grab, lâu lâu lại đi trợ giảng. Cái thằng tính vốn ít nói mà chuyện gì cũng giấu trong lòng. Mỗi lần có chuyện nhìn vào mắt nó là tôi đủ hiểu.
Bước ra ngoài hành lang, tôi châm điếu thuốc đỏ rực. Thứ ánh sáng le lói xen lẫn đốm tàn. Đứng giữa Sài Gòn lấp lánh ánh đèn của tòa cao ốc, tôi nhìn vào khoảng không tĩnh lặng. Trầm ngâm một lúc. Thằng Quang thở dài một tiếng, tay cầm điếu thuốc “Hay tao bỏ học mày ạ. Tao về quê. Cha tao vừa gọi lên, khoản nợ nhà tao chưa trả hết”. Tôi sững người một lúc. Sài Gòn hoa lệ đây ư. Hay là hoa của người giàu, lệ của người nghèo. Bao nhiêu chuyện cứ chồng chất đổ dồn lên những đứa sinh viên nghèo như chúng tôi.
Sài Gòn ngày tháng sáu đổ lửa. Dịch bệnh đeo bám, sinh viên chúng tôi mắc kẹt lại thành phố. Cuộc sống của bao người đã khổ lại còn túng hơn. Tôi và thằng Quang tham gia đội tình nguyện cung cấp lương thực. Rong ruổi trên những chiếc xe vào từng con hẻm nhỏ. Gạo, rau đầy đủ cho từng nhà. Sáng tối đâu biết mệt mỏi, cực nhọc. Bao hình ảnh, bao số phận chúng tôi đã gặp nào là chị bán vé số, ông cụ bán bóng bay trên phố Nguyễn Huệ. Họ đáng thương gấp vạn lần so với chúng tôi.
Dịch bệnh như thế, cả đất nước oằn mình, thành phố mang tên Bác đang chiến đấu tất cả là vì chúng ta. Đẩy lùi dịch bệnh đi thật nhanh. Đợt đó, bạn thằng Quang ở ngoài Bắc, đoàn sinh viên Hải Dương Nam tiến hỗ trợ chống dịch. Nó mừng lắm, nghe đâu quê ngoại thằng Quang ở Hải Dương. Phải mấy đứa bạn nó, nó mừng quýnh như mẹ đi chợ về. Chắc con người xa quê, lạ xứ, cứ nghe hai tiếng quê hương là lại mừng rơn.
Đoàn hỗ trợ ở phía Bắc sẽ hoạt động cùng với chúng tôi. Nhìn các bạn sinh viên trẻ tuổi mà nhiệt huyết, tôi thấy lớp trẻ chúng tôi càng ngày càng biết hy sinh. Dưới cái nắng nóng của Sài Gòn tháng sáu, các bạn nỗ lực trực ca ngày, tối muộn vẫn chịu khó test Covid cho đến khuya mà chưa kịp cơm nước gì cả. Chắc có lẽ tinh thần yêu nước đẩy lùi dịch bệnh đã lan tỏa, lấn át đi mọi mệt mỏi, mọi khó khăn.
Đứng trên chiến tuyến chống dịch, các chiến sĩ áo trắng, các anh bộ đội cụ Hồ luôn là điểm sáng nhất giữa tâm dịch. Xua tan đi mọi u ám, mọi áp lực, là thế hệ trẻ nhí nhảnh yêu đời đầy nhiệt huyết, là thế hệ đi trước dạn dày kinh nghiệm, vững vàng tâm thế chống dịch.
Vừa hết ca trưa, thằng Quang chạy vào trạm, nghỉ ngơi một lúc rồi chiều tiếp tục hành trình. Bê vội khay cơm từ trong bếp ăn ra. Nó cười “Úi chao! Cá kho này với cơm là hết sảy. Má tao là cũng ghiền món này lắm.”. Tôi ở bậc hè, quay sang hỏi nó “Thế má mày sao rồi, dạo này bận tối mắt tao thấy mày ít gọi về nhà”. “Cha tao nói má đỡ rồi, mà má tao nhắc tao với mày không được bỏ bữa. Tao cứ gật gù, chứ tụi mình sinh viên bỏ bữa như thường ấy mà.” Thì cũng đúng thật, chẳng hiểu sao tụi trẻ chúng tôi lại luôn có những thói quen khá lạ, bỏ bữa, thức khuya. Biết là có hại thật đấy, nhưng nhiều lúc tặc lưỡi cho qua.
Thực ra má thằng Quang bệnh, mắc Covid điều trị ở viện Đồng Tháp. Từ lúc má nó nằm viện, hai má con chưa gặp nhau, chỉ trò chuyện qua điện thoại. Má cũng yếu lắm nhưng sợ thằng Quang lo, má giấu đi nỗi đau mà mỉm cười bảo không sao. Chiều hôm ấy, cha nó điện lên. Giọng run run ở đầu dây bên kia “Má mất rồi Quang ơi”. Sững sờ như búa bổ, nó không nói lên lời, vội vàng luống cuống. Nhưng giữa lúc lệnh cấm phong tỏa thế này, nó làm sao rời được thành phố.
Đôi mắt đỏ ngầu, bàn tay run rẩy, nó vẫn cố gắng làm hết công việc ngày hôm nay. Bỏ bữa. Không tối nay nó không bỏ bữa. Cầm tô cơm nó khóc ròng, nước mắt như nuốt vào trong, nó cố gắng ăn hết tô cơm. Trong đầu lúc này là mông lung, là kí ức, là má. Nó lủi thủi một góc tường, lôi tấm hình má với nó chụp ngày bé ra. Nó khóc nấc lên trong vô vọng. Bàn tay đấm từng hồi lên tường. Nó khóc nghẹn từng cơn.
Cả thế giới của nó ư, lúc này chắc có lẽ chỉ xoay quanh gia đình và má. Tột cùng của nỗi đau, bao kí ức thuở nhỏ cứ ùa về. Nó đang tự trách mình đấy ư? Tôi không chắc nữa. Có phải là bản thân Quang chưa được gặp má phút cuối cùng, bản thân nó chưa nghe lời, luôn để má phiền lòng. Hay bởi vì nó đang cảm thấy chính nó là gánh nặng của ba mẹ. Xoay vòng trong những rối bời, từng giọt nước mắt lăn dài như cứa sâu từng đoạn ruột, phút yếu lòng đâu thể kìm nén.
Sau ngày má mất, thằng Quang lầm lì hơn lúc trước. Nó sống ngày càng lặng lẽ hơn. Tôi đoán rằng những người nó từng thương yêu nhất đều lần lượt rời xa nó. Nó sợ một ngày nào đó xung quanh chỉ toàn người lạ, nhìn bốn bể lại là đau thương. Hôm nay nó về với má. Cầm trên tay hộp quà nó định dành tặng má từ lâu. Nó ôm khư khư trong lòng như món đồ bảo vật. Còn lại gì trong căn nhà nhỏ ấy. Tất nhiên là má, là gia đình. Chưa bao giờ hình bóng của gia đình phai mờ cả, ngay cả khi âm dương cách biệt.
Má vẫn dõi theo nó, nhìn nó rồi mỉm cười thật tươi. Đôi mắt dưng dưng đổ gục trước má. Con trở về là con của má. Con không phải anh hùng, cũng chẳng phải siêu nhân, con chỉ là đứa trẻ muốn má ôm vào lòng. Mất đi rồi ta mới thấm, thấm từng câu má dặn dò bảo ban, thấm từng trận đòn roi tuy đau mà nên người. Má đâu, tiếng má đâu rồi. Tôi đứng sau thằng Quang, tiếng em gái nó cũng khóc nấc lên trong buồng. Hai tay níu chặt lấy tấm rèm.
Có lẽ, tôi , Quang hiểu rằng gia đình là thứ duy nhất. “Về nhà” với chúng tôi là cả một con đường, một ngọn lửa tình thương luôn thôi thúc. Sống ở đất Sài Gòn, đôi lúc chúng tôi bất giác quên đi quá khứ, quên đi những gì đã gắn bó quá lâu. Há chẳng phải là do cuộc sống xô bồ đấy ư. Guồng quay mạnh mẽ đầy tấp nập, vô tình kéo theo chúng tôi chạy theo để rồi có lúc phải hối tiếc.
Dịch bệnh chính là bước ngoặt là khó khăn khi cả đất nước phải gồng mình lên gánh vác. Trong khó khăn ấy đánh đổi đi bao mạng sống, bao câu chuyện còn dang dở. Là má hay bao người cha người mẹ của những đứa trẻ khác. Trước xã hội con còn phải chịu đựng, phải hy sinh, phải biết cống hiến, nhưng mà má ơi, con chỉ là con của má thôi.
© Thảo Hà Thị - blogradio.vn
Xem thêm: Khi mẹ nhớ con – mẹ gọi, khi con nhớ mẹ - mẹ ở đâu?
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Mười sáu - Ba sáu tuổi
Tôi đúng là một cô ngốc. Làm gì có đứa con trai nào dành cả thanh xuân bên cạnh tôi mà không có tình cảm. Và từ đó, chúng tôi chính thức yêu nhau.
Hành trình đi đến tự do
“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.
Hãy trao yêu thương khi còn có thể
Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?