Khoảnh khắc một đời
2014-10-05 10:34
Tác giả:
Giọng đọc:
Radio Online Team, Nhím Xù
Ông Mười Ba nằm lim dim trên trên chiếc ghế bố trước hiên nhà tận hưởng những tia nắng đầu ngày ấm áp. Sáng nào hai thằng cháu nội cũng đưa ông ra đây sưởi nắng. Ông thích nằm một mình. Buổi sáng nắng sớm chiếu xiên qua mái nhà bao trùm lấy cái ghế nơi ông nằm. Nhưng chỉ một chốc sau, khi mặt trời lên cao một tí, thì chỗ nằm của ông và cả cái khoảng sân lại được cây khế già che nắng, tỏa bóng mát rười rượi, nên bọn chúng cũng an tâm đi làm. Ông nằm nghỉ ngơi cho đến giờ cơm trưa mới vào nhà. Sáng nào trước khi đi làm hai thằng cháu cũng đòi quét sân cho nội. Ông lại bảo cứ để lá vàng và hoa khế tím rụng thế. Những khi chập chờn nửa tỉnh nửa mơ, ông thích nghe tiếng bước chân của ai đó khi đi vào sân. Nó luôn luôn luôn gợi nhớ. Cái âm thanh xào xạc của những chiếc lá khô với ông luôn là tiếng vọng của những tháng ngày hừng hực sức sống, những tháng ngày bằng đôi chân của mình ông đã bươn chải khắp nơi để tìm lấy giấc mơ đời mình.

Ông là út thứ mười ba của một gia đình có đến mười hai người con. Cha ông, một lão đồ nho thức thời nhưng đông con và nghèo nên chỉ có thể cho ông học hết bốn năm chữ quốc ngữ với một ông giáo trong làng, đủ để có thể đọc viết thành thạo. Bù lại ông rất giỏi võ. Được sự chân truyền của chính cha mình - một thầy đồ giỏi võ, và những người bạn của cha, mười lăm tuổi ông đã không có đối thủ trong vùng. Nhưng số phận lại trớ trêu với ông, năm mười bảy tuổi, cha mẹ ông lâm bạo bệnh rồi lần lượt qua đời. Bơ vơ, chẳng có ai để nương tựa. Những người anh chị đều đã có gia đình và đều nghèo, ai cưu mang ông bây giờ. Vậy là ông ra đi, bỏ lại ngôi làng đã gắn bó cả thời niên thiếu, bỏ lại căn nhà của cha mẹ mà ông đã sống đơn độc với con chó mực để chờ đợi ngày mãn tang. Một thân mình, một tay nải ông bắt đầu kiếm sống bằng nghề dạy võ. Nơi nào có sân võ, hầu như đều có mặt ông. Không bao lâu ông nổi tiếng khắp vùng. Nhưng rồi súng ống tràn vào, xem chừng những thứ ấy đắc dụng hơn nhiều so với những bài quyền hay đao kiếm. Các sân võ dần dần đóng cửa và cũng chẳng còn ai mời ông làm võ sư nữa.
Ông lại bắt đầu làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Cái nghiệp võ đã không còn có thể đeo mang, lại chỉ được học hành võ vẽ, nên ông hiểu rằng mình chỉ là kẻ dốt nát trong một xã hội đang tiếp nhận những cái mới bởi những kẻ tóc vàng da trắng từ trời Âu sang đây. Ông bắt đầu chú ý đến việc đọc sách. Với điều kiện và nhận thức của mình, ông đọc bất cứ thứ gì gọi là sách mà ông có thể có được. Là một người không được tới trường, ông lại rất tự hào vì ông cảm nhận mình là người đọc nhiều sách nhất trong cái xứ xở này. Ông đọc tất tần tật, từ báo, truyện, tiểu thuyết cho đến chính luận, triết học...ông đều không bỏ qua. Ông thuộc thơ Nguyễn Du, biết tên các nhà văn Mỹ, thuộc làu Tứ Diệu Đế của Thích Ca và biết cả ở Hy Lạp có cuộc chiến thành Troia cùng với những triết gia vĩ đại. Tuy nhiên ông cũng hiểu rằng ông chỉ lĩnh hội được một phần rất nhỏ trong cái mớ kiến thức ngồn ngộn mà ông đã đọc cả đời mình. Ông trân trọng tất cả họ, những tinh hoa của loài người, nhưng ông lại có cách nghĩ, cách sống của ông. Tất cả các triết lý, các quy định, luật lệ, các thành tựu của cuộc sống cũng chỉ là sản phẩm trí tuệ con người phục vụ cho con người. Những thiên đường, địa ngục hay cõi niết bàn, chúa... với ông cũng chỉ là do con người nghĩ ra. Tất cả cũng từ con người, và chỉ vì con người mà ra. Qua bao nhiêu năm lăn lộn trong cuộc sống với những thăng trầm đau khổ, ông hiểu con người sinh ra trong cõi thế gian này phải chịu bao nhiêu những ràng buộc, buồn vui, sướng khổ. Nên họ xem tôn giáo chính là cứu cánh, giúp cho họ vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống. Mặt khác tôn giáo đóng một vai trò không nhỏ trong sự ổn định trật tự xã hội. Với những ràng buộc đạo lý và niềm tin, tôn giáo đã giúp cho con người không vượt qua những quy định đạo đức, luật lệ xã hội. Tuy nhiên với tôn giáo ông chỉ là kẻ đứng ngoài vỗ tay hoan hô, ông chẳng thích bị ràng buộc bởi những nghi lễ chút nào cả.

Mặt trời đã lên khá cao, giờ này hai thằng cháu của ông cũng sắp đi làm về. Ông cảm nhận được điều này bởi cái bóng nắng tỏa xung quanh gốc khế. Lúc xa, lúc gần, lúc nghiêng, lúc thẳng. Cả cuộc đời ông cũng thế, cũng năm chìm bảy nổi. May mắn những ngày cuối đời có được chút nắng hoàng hôn ấm áp yên bình. Ông tự hỏi nằm đây đợi lúc lìa trần, có hạnh phúc hơn những bạn bè, những người thân đã ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ để có thể chiêm nghiệm sự chết sống như ông. Ông cũng chẳng thấy mình hơn họ điều gì. Sống nhiều hơn hay ít hơn thì có ý nghĩa chi đây. Ngày tháng đi qua vô tình, đời người có dài bao nhiêu cũng chỉ là khoảnh khắc. Chín mươi năm là bao so với trời xanh mây trắng. Năm tháng đời người tưởng như dài nhưng nắng sáng chưa tan đã thấy bóng chiều tà. Rong ruổi một đời ông cũng đã quá mệt mỏi với cơ thể già nua này, có dài hơn nữa thì ích chi đây. Mấy đứa con cháu đều yêu thương ông, luôn làm ông vui mỗi khi có thể. Bọn chúng muốn ông được sống lâu để chúng làm trọn đạo hiếu, cái mà ông đã dạy cho chúng.
Một cơn bấc len nhẹ vào sân làm ông Mười Ba rùng mình. Hôm nay đã là rằm tháng Chạp rồi, nửa tháng nữa là đến Tết, ông lại đếm thêm một tuổi nữa. Mà chắc gì. Mọi năm trước giờ này ông đã trảy xong lá cả hai cây mai cuối vườn, năm nay ông đành chịu. Hai đứa cháu hứa chiều nay sẽ làm xong cho nội. Hai cây mai ông trồng ba mươi năm trước, khi gia đình ông chuyển đến đây. Ông luôn thích thú ngắm nhìn những cây mai rụng lá chỉ còn trơ lại những cành. Rồi một sáng, từ trên những cành gân guốc, sần sùi ấy, những mầm sống, chồi xanh vươn lên. Cuộc sống tiếp tục sinh sôi nảy nở. Ông thán phục và ngưỡng mộ nhìn hai cây mai già nua ươm đầy những nụ hoa. Năm nào chiều ba mươi tết ông cũng tự tay chọn một cành mai đẹp nhất cắm vào cái lục bình to để trên bàn thờ tổ tiên. Vậy mà năm nay ông đã không còn làm được những công việc quen thuộc ấy nữa rồi. Như một cỗ máy mà tất cả các linh kiện của nó đã ở vào thời kỳ vận hành cuối cùng, chẳng biết sẽ dừng lại lúc nào. Đã bao lần ông mệt mỏi chìm vào trong giấc mơ màng và mong mình đừng dậy nữa. Nhưng rồi ông lại tỉnh giấc với sự mệt mỏi đến rã rời từng thớ thịt. Những ký ức hiện về không đầu không đuôi trong cơn chập chờn thức ngủ, lại càng làm ông buồn thắt gan thắt ruột. Ông lại chìm vào những cơn mơ tỉnh không đầu không đuôi…

Hai con chim Trao trảo lại cãi nhau chí chóe trên cây trứng cá sân nhà bên làm ông choàng tỉnh. Ngày nào giờ này bọn chúng cũng bay về ăn trứng cá chín. Không biết bọn chúng đang giành ăn hay cãi nhau về tương lai giống loài. Cũng chẳng phải chuyện của ông. Ông mệt mỏi mở mắt. Mặt trời đã gần ở đỉnh đầu. Ánh nắng lốm đốm xuyên qua kẽ lá, rọi vào khoảng sân chỗ ông nằm như những chùm hoa nắng. Thỉnh thoảng, một cơn gió làm lay động tán cây, những chùm hoa nắng lại chập chờn ẩn hiện nhảy múa quanh ông. Ông gọi đấy là vũ điệu cuộc sống, hàng ngày ông thích ngắm nhìn chúng. Nhưng hôm nay cơ thể của ông dường như không còn muốn cảm nhận cái nhịp đập cuộc sống nữa rồi. Những khớp xương vốn đã lỏng lẻo, giờ như sắp long ra, vỡ vụn. Từng thớ thịt da nghe chừng ê ẩm như vừa bị một trận đòn hội chợ. Cả đến trở mình thôi đã thấy quá nhọc nhằn. Làm sao gọi là sống chứ.
Hai thằng cháu nội đi làm về rất đúng giờ. Chúng tíu tít hỏi thăm sức khỏe ông rồi đưa ông vào nhà. Giờ cơm trưa nên cả nhà tề tự đông đủ. Ông sống với vợ chồng thằng con trai thứ tư và hai đứa cháu nội. Cuộc sống hiện tại buộc chúng phải luôn tất bật, phải hòa vào trong cái nhịp sống xã hội ngày càng hối hả này. Thì cũng phải thôi, cuộc sống đâu thể đứng yên mãi được. Cái thời của ông đã đi qua rồi, có cố níu kéo cũng chỉ là chút tàn tro hoài niệm.
Ông nhìn những thứ quen thuộc trong căn nhà mình đã sống bao năm nay. Tất cả đều nhạt nhòa, chẳng có một chút đường nét, đầu óc ông cũng chập chờn nửa tỉnh nửa mơ. Dường như có đông con cháu của ông đến, ông nghe nhiều tiếng người thì thầm trao đổi, cố giữ sự yên tĩnh cho ông. Bọn chúng nó muốn đấu tranh để giành sự sống cho ông. Đó là trách nhiệm làm người của chúng nó. Nhưng giờ này thì có ích chi. Mà chẳng phải là chuyện của ông nữa rồi. Ông chẳng còn nợ nần ai hay trách nhiệm gì đối với cuộc đời này nữa cả. Ông chỉ quá mệt mỏi cái thể xác này, chứ trong tâm hồn ông thấy thật sự thanh thản, chẳng có gì phải hối tiếc hay băn khoăn. Tre tàn để măng mọc đó là quy luật. Cưỡng cầu những điều không thể thì có ích chi.

Ông lại chìm vào trong cơn thức ngủ. Trong mơ ông thấy nhiều người vây quanh ông chăm sóc, yêu thương ông, dành cho ông những tình cảm tốt đẹp nhất của con người. Ông lại thấy hai thằng cháu đứng dưới mấy cội mai trổ đầy những nụ hoa và chồi non xanh biếc. Nắng rực rỡ quá. Ông thấy hai con chim Trao trảo hót vang rồi tung cánh bay về hướng ánh sáng chói lòa của mặt trời. Trong khoảnh khắc, ông thấy mình tràn đầy sinh lực, hết sức nhẹ nhàng bay vút lên trời xanh lồng lộng mây trời. Ông thích thú tận hưởng cảm giác yên bình, thanh thản đến lạ kỳ. Ông thầm cảm ơn đây không phải là giấc mơ không đầu không đuôi của những mẩu vụn vặt ký ức thường ngày. Ông mỉm cười vươn tay về phía cuối chân trời nơi có quầng sáng chói lòa rực rỡ.
Tháng Giêng Nhâm Thìn.
(...)
Tác giả: Phan Võ Hoàng Nam
Được thể hiện qua giọng đọc : Nhím Xù
Kỹ Thuật: Nhím Xù
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Đến Trước Hay Sau Vẫn Là Định Mệnh Đời Nhau - Phần 1 (Blog Radio 827)
óa ra, ngay từ ban đầu mình đã chỉ là một người thay thế. Nhưng nếu có thể quay ngược về quá khứ, liệu mọi chuyện có khác đi không? Liệu mình có phải mang danh phận người đến sau trong cuộc đời ai đó?

Lấy Người Không Yêu Mình Khổ Lắm (Blog Radio 826)
Lấy người không yêu mình mà chỉ yêu tiền của mình khổ lắm. Nhưng khi đang đứng trên đỉnh cao danh vọng, được hàng tá những cô gái xinh đẹp theo đuổi, mấy ai nhận ra điều này.

Phía Sau Vị Đắng Của Đau Khổ Là Dư Âm Của Sự Trưởng Thành (Blog Radio 825)
Có đôi lúc đau dài chi bằng đau ngắn. Dũng cảm cắt đứt đoạn tình cảm cũ, dũng cảm đối diện với vết thương lòng, cuối cùng tôi cũng đã nhận ra rằng, thì ra, phía sau vị đắng của đau khổ là dư âm của sự trưởng thành.

Em Chỉ Là Người Tình (Blog Radio 824)
Khi đắm say trong một mối tình, ta cứ ngỡ sẽ chẳng thể nào sống được nếu không có người đó. Để rồi bỗng một ngày nhận ra, vắng anh bầu trời vẫn thật đẹp. Chẳng ai là không thể sống nổi chỉ vì mất đi một người.

Giá như anh đừng xuất hiện
5 năm hạnh phúc, 5 năm khổ đau cuối cùng cũng kết thúc bằng một tờ giấy mỏng. Chị quyết định ly hôn, sau 5 năm trời dày vò lẫn nhau, oán hận vì sự phản bội của người đàn ông, vì sự đắc ý của kẻ thứ 3, chua xót cho những dòng nước mắt của hai đứa con. Đến cuối cùng chị đã lựa chọn ly hôn, chỉ đơn giản vì chị cảm thấy mệt rồi, một mình chị không còn đủ sức để cố gắng nữa. Khi cầm trên tay tờ “Đơn Ly Hôn” chị vẫn lặng lẽ rơi nước mắt, nhưng chị đã tự động viên mình “không sao, mình được giải thoát rồi!”

Hy Vọng Nào Cho Em? (Blog Radio 823)
Cái gì cũng có thời điểm, sớm không được, muộn cũng không được. Cho nên ta phải tùy duyên mà thuận theo dòng chảy cuộc đời.

Mảnh Ghép Cuối Cùng Của Ký Ức
Ai cũng mong có một tình yêu bình yên dù ngoài kia cuộc đời nhiều sóng gió, nhưng một tình yêu sẽ đẹp hơn khi nó gắn chặt với trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

Ở Đâu Đó Có Người Đang Đợi Bạn (Blog Radio 822)
Tôi nhoẻn miệng cười nhìn ngọn đồi bây giờ chỉ còn là một chấm nhỏ xíu cuối đường chân trời môi ngân nga một giai điệu mà mình yêu thích: “Chẳng phải không, chỉ là chưa thôi! Ở đâu đó chắc chắn có người đang đợi bạn!”

Sao Phải Chọn Nỗi Buồn Khi Ta Có Thể Sống Khác Đi? (Blog Radio 821)
Cơn mưa nào rồi cũng tạnh, đi qua những ngày mưa, ta lại yêu thêm những ngày nắng. Sao chúng ta phải chọn nỗi buồn khi mình hoàn toàn có thể sống khác đi?

Duyên duyên số số
Nếu tình yêu lận đận, xin đừng đổ lỗi cho duyên phận, hãy đổ lỗi cho quyết định của mình ngày hôm đó. Đừng bao giờ đem cách yêu của mình áp đặt lên đối phương và nghĩ họ cũng yêu lại mình theo cách tương tự. Nếu như ở đời cái gì cũng cần phải học thì yêu là thứ bạn chắc chắn cần phải học rất nhiều.