Khâm phục những bài học dạy con hay nhất thế giới
2018-02-04 01:40
Tác giả: Giọng đọc: Trọng Khương
1. Thụy Điển: thoải mái tiếp cận, chấp nhận rủi ro
Nhiều người lần đầu tiên đến đây, sẽ ngạc nhiên khi thấy rất nhiều em bé chỉ khoảng 3, 4 tuổi tự đạp xe xuống phố.
Phụ huynh ở các nước phát triển không giới hạn con cái bằng những nỗi lo sợ: sợ trẻ ngã, đứt tay chân, đi lạc,… Vì họ tin rằng, giữ cho bản thân an toàn là bản năng của mỗi người.
Vì vậy, thay vì cấm đoán con, trẻ em được tự do làm điều mình muốn và sẵn sàng chịu rủi ro. Tất nhiên, trước đó chúng đã được học cách sử dụng cũng như tránh những tình huống không mong muốn.
Bài học: Thật thú vị, trẻ em ở Thụy Điển được tự do khám phá, làm điều mình muốn vì nó nằm trong bộ luật bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Đặc biệt, tỉ lệ thương tích ở trẻ em của đất nước này vào loại thấp nhất thế giới.
2. Hàn Quốc: trẻ em phải biết cảm giác đói
Ăn uống là một kỹ năng con cái cần được cha mẹ rèn giũa. Ở Hàn Quốc, trẻ em được luyện ăn các món giống cả nhà và ngồi cùng bữa cơm. Vì vậy, thời gian chờ đợi giúp chúng bị đói và ăn nhiều hơn. Tình trạng kén ăn cũng gần như không xuất hiện, chúng ăn đủ loại thịt, cá, rau, củ cải muối,… với niềm yêu thích và tự giác.
Bài học: Trái ngược hoàn toàn với tình trạng trẻ em béo phì ở nhiều nước phát triển khác, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỉ lệ béo phì thấp nhất thế giới. Đặc biệt chỉ số chiều cao, cân nặng trung bình của người dân nước này cũng tăng đáng kể.
3. Pháp: Không né tránh cảm xúc thật
Người Pháp tin rằng, việc cho trẻ đối diện với những cảm xúc tiêu cực từ sớm như thất vọng, buồn bã, cáu giận,… sẽ tạo lập thói quen biết chờ đợi và khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
Theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trẻ em biết cách kiểm soát cảm xúc và trì hoãn cảm giác hài lòng sớm sẽ khiến chúng có khả năng giành được thành công lớn trong tương lai. Trẻ nhỏ nên hiểu rằng, mình không phải là trung tâm của vũ trụ.
Bài học: Nhờ được học được bài học này từ sớm nên kỹ năng làm việc nhóm của người Pháp là rất tốt.
4. Phần Lan: Trẻ em dành ít thời gian học ở trường
Trẻ em Phần Lan 7 tuổi mới bắt đầu đi học, dành ra rất nhiều thời gian vui chơi ngoài trời. Các em nhỏ được tự do vui chơi sau 45 phút học trước khi vào tiết học mới.
Cha mẹ ở nước này cũng không coi trọng thành tích trong quá trình giáo dục con cái.
Đặc biệt, giáo dục Phần Lan rất coi trọng và đầu tư khá lớn vào các các môn học nghệ thuật như âm nhạc, hội họa và kỹ năng sống.
Bài học: Tuy thời gian học ở trường rất ngắn, nhưng một điều đáng ngạc nhiên là trình độ của học sinh Phần Lan luôn được xếp hạng tốt nhất thế giới.
5. Nhật Bản: Trẻ ngủ riêng sớm để rèn tính tự lập và chủ động
Nhiều người sẽ phải ngạc nhiên khi thấy tính tự lập tuyệt vời của trẻ em ở Nhật Bản: tự đi học từ 6 tuổi, tự sắp xếp đồ đạc, mặc quần áo,… thậm chí là tự bắt xe buýt đến trường.
Trong bữa ăn, trẻ con cũng tự giác và chủ động chọn món mình thích và ăn hết những gì đã lấy. Chúng được rèn khả năng ngủ riêng từ rất nhỏ.
Bài học: Việc tự giác đi ngủ riêng có sợi dây liên kết với khả năng tự lập trong hành vi. Từ đó, chúng dễ dàng tự chủ trong việc đưa ra quyết định và thực hiện mọi việc hơn.
6. Trung Quốc: Trẻ em cần được học cách chịu trách nhiệm
Truyền thống ở các gia đình Trung Quốc là vô cùng bền chặt. Cha mẹ luôn nhắc nhở và dạy dỗ con cái mình về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình từ rất sớm.
Khi đi học, chúng hiểu rằng trách nhiệm của mình là ngoan ngoãn và học tập tốt. Đó là động lực để trẻ cố gắng đạt được nhiều thành tích tốt và lời khen ngợi.
Bài học: Trái ngược với nền giáo dục phương Tây vô cùng thoáng, khiến thanh thiếu niên cảm thấy thiếu trách nhiệm với gia đình. Giới trẻ ở Trung Quốc có ý thức hơn trong việc hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình.
Blog Radio Sưu tầm.
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta
Những đau đớn hằn vết trong trái tim anh đều do em cả. Em không mong mình sẽ là người khâu vá lỗ hỏng ấy, chỉ mong anh hãy quên em và đừng yêu em thêm nữa. Tình yêu này không nên tồn tại. Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho cả hai chúng ta.
Trả Lại Anh Cho Cô Gái Khác | Radio Tâm Sự
Sau chia tay, có ai không bi luỵ lẫn tổn thương… chẳng qua chúng ta chỉ khác nhau ở thời gian chữa lành mà thôi. Có người cần một tháng, có người cần một năm, có người cần thời gian đủ lâu và có kẻ chấp nhận dùng cả một đời để học cách quên đi một người.
Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909
Ngày hôm đó chúng ta đã nói sẽ luôn nhớ tới nhau, sẽ giữ trọn vẹn trong tim mối tình của năm tháng ấy. Nhưng anh biết không, mỗi người chúng ta ai rồi cũng đều khác, lời hứa năm đó cũng chỉ là tên gọi khác của lời tạm biệt mà thôi.
Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908
Dây xích sắt trượt dài trên thanh chắn cửa, rít lên một tràng âm thanh chói tai, kết thúc bằng tiếng đáp đất nặng trịch. Trời lặng gió, áng mây vắt ngang qua ngọn cây, trong đêm tối không trăng không sao, chiếc lồng đèn cũ phủ một lớp bụi mỏng
Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907
Mưa rơi, làm hình bóng anh trong mắt cô mờ đi, gương mặt điển trai sau màn mưa trắng chẳng rõ đang vui hay buồn. Mưa vẫn không ngừng xối lên thân ảnh liu xiu của anh, lớp áo sơ mi trắng dính vào da lộ ra vết sẹo dài chạy dọc theo cánh tay khẳng khiu.
Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906
Bạn chính là chủ nhân của cuộc đời mình. Tương lai ra sao, do bạn định đoạt. Đừng để năm tháng trôi qua, trong bạn chỉ toàn là tiếc nuối.”
Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905
Đôi khi, sự ra đi của người khác là lí do để ta nhìn lại mình. Nhìn lại những gì mà bản thân đã cư xử. Có phải vì ta chưa đủ trưởng thành? Có phải vì ta vẫn còn quá cảm xúc và bi kịch hoá mọi thứ?
Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904
Nếu bạn độc thân, hãy tận hưởng điều đó. Độc thân không có nghĩa là chưa đủ tốt để yêu. Độc thân nghĩa là chưa có ai đủ tốt để được bạn yêu.
Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903
Muốn ngắm bình minh, phải dậy thật sớm. Muốn tạm biệt ngày tàn, phải vẫy chào hoàng hôn. Hạnh phúc của mình nên tự mình nắm lấy...
Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902
Một giấc mơ dang dở dấy lên trong lòng tôi một sự hiếu kỳ với dáng vẻ của hạnh phúc. Nếu bước qua lằn ranh giữa quá khứ và hiện tại, tôi sẽ thấy được điều, có phải kết cục sẽ vẹn tròn hơn không.