Phát thanh xúc cảm của bạn !

Đến khi nào ta gặp lại nhau (Phần 2)

2021-04-07 01:27

Tác giả: Nguyễn Hạ Phong


blogradio.vn - Ngày cô nghe nói, tuần sau là đám cưới của chàng trai cô gặp khi 27 tuổi, chàng trai ấy cưới cô vợ - người mà cô biết. Trái đất hình tròn nhỉ những người có duyên sẽ gặp và ở lại bên nhau. Âu cũng là duyên số của họ, vậy duyên số của cô thì ở đâu nhỉ?

***

Những ngày tết, cô dọn dẹp nhà cửa, tình cờ phát hiện quyển sách Cổ Sinh Vật Học. Đó là môn học rất thú vị mà cô rất thích. Nhưng với người đầu óc đơn giản như cô thì môn ấy cô chỉ đạt sáu điểm trên mười điểm còn anh thì đạt điểm tuyệt đối.

Cổ sinh vật học tên Latinh là Peleontologia (gốc từ tiếng Hy Lạp palaios: cổ; ontos: sinh vật; logos: môn học). Như vậy, tên của môn học này cũng đã nói lên đối tượng nghiên cứu chính của nó, tức là các sinh vật cổ đã từng sống trên mặt đất vào những thời xa xưa…. Đọc đến đây trong đầu cô hiện lên những kỉ niệm về “Cổ sinh vật học”.

Cô nhớ rằng, môn học này học vào năm ba. Thời điểm ấy sách về lĩnh vực này rất khó tìm, internet cũng chưa phổ biến như hiện nay. Để tìm hiểu và nghiên cứu quả là rất khan hiếm. Cô nhớ rằng, quyển sách này là do một bạn trong lớp tìm được ở khu vực nhà sách cũ tên sách là Cổ Sinh Vật Học, tác giả Trương Cam Bảo, nhà xuất bản Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội – 1980. Cổ Sinh Vật học được chia thành hai ngành lớn là cổ động vật học (tiếng Latinh Paleozoologia (Paleo: cổ; zoo: động vật; logos: môn học) và cổ thực vật học (Paleobotanica ; botanica: thực vật học).

Tình yêu và Cổ sinh vật học, có gì khác và giống nhau không nhỉ mà làm cô phải bận tâm và mỉm cười khi nghĩ tới đó… Lớp Cổ Sinh Vật học ngoài học lý thuyết còn học thực hành. Môn thực hành được học theo phương pháp giảng viên sẽ mang những mẫu hóa thạch đến lớp, hướng dẫn cách nhận biết và phân biệt các ngành khác nhau. Cũng như cách phân biệt giữa “yêu”, “thích”, “thương hại” mà mọi người thường đưa ra những định nghĩa về tình yêu, như cách phân biệt giữa phép gọi tên trong “Cổ sinh vật học”, mà còn là cách phân biệt các phép gọi tên về cảm xúc của cô!

Tình yêu “sét đánh” là cụm từ mà thế hệ của cô hay trêu đùa nhau, còn bây giờ thì mọi người hay nói là “Yêu em từ cái nhìn đầu tiên” đây cũng là một bộ phim nổi tiếng được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Cố Mạn. Lần đầu gặp anh, cảm giác trong cô thật lạ, anh giống cô rất nhiều. Tính cách, cách nói chuyện, thích quan tâm đến người khác, sở thích,… cô đã bị cuốn hút ngay lần đầu. Tim cô mỉm cười khi gặp được anh, cô tham gia các hoạt động có anh, chỉ để nói với anh rng:Hoàng tử rùa của tớ là cậu! Tớ dùng cả tuổi thanh xuân để tìm cơ hội gặp cậu, tớ muốn dùng lúc vui vẻ, lúc hạnh phúc hay lúc đau khổ được đi cùng cậu...”

Lại nói vào những dịp tết hay lễ, cô có thói quen là tự thưởng cho mình cảm giác của lười. Cô chọn quán cà phê quen thuộc, chỉ ngồi đó, ngắm nghía xung quanh những chuyển động của cuộc sống, dòng người tấp nập họ có những dự định riêng cho bản thân. Ngay lúc ấy cô hay nhớ lại giấc mơ về một tiệm may nhỏ, một cửa hàng quần áo nhỏ, một quán cà phê nhỏ với những bức tranh do cô vẽ, ngồi nhấm từng ngụm trà và hồi tưởng về những kỷ niệm của mối tình đầu. Để có thể thảnh thơi, sống an yên thì phải trải qua những cơn sóng gió, những nổi đau về tinh thần hay những giọt nước mắt phải giấu vào bên trong.

Cũng giống như những mẫu hóa thạch cô từng học đã có đoạn được nhấn mạnh rằng ví dụ về các loại hàu sống bám vào đá ở ven biển. Sở dĩ chúng có kiểu sống bám chặt vỏ vào đáy đá ở ven biển là vì chúng thích nghi với kiểu sống ở chổ có sóng mạnh, nếu không có khả năng bám hẳn vỏ một cách thật vững chãi vào đá ở dưới đáy nước thì rất dễ bị vỡ vỏ do va chạm hoặc dễ thủng vỏ do ma sát. Do đó ta thấy hình dạng con hàu đã biến đổi khá nhiều so với các loại trai sò là những con vật thuộc cùng lớp động vật Chân Rìu (Pelecypoda). Sự biến đổi mạnh về hình dạng ngoài của con hàu rõ ràng là để thích nghi với điều kiện vô sinh của môi trường. Nhưng nếu con vật chỉ bám chặt vào đá để khỏi bị vỡ mà không thích nghi với điều kiện hữu cơ chung quanh thì cũng không thể tiếp tục phát triển và sinh tồn được. Chắc cô đã thích nghi được với cuộc đời của mình, cô không cần hoa, quà hay những điều lãng mạng hay là những chuyến du lịch hoa mỹ, mà là một cuộc sống bình yên. Cô không muốn có thêm mối quan hệ nào, không phải vì cô kén chọn mà chỉ đơn giản là “tim” cô đã già rồi, nó không thể thích nghi với những điều kiện thay đổi nữa. Cái cảm giác như đứa trẻ được cho quà rồi bị lấy lại vì có đứa em nhỏ hơn và sẽ nhận được câu nói là “em nó nhỏ hơn mà”. Nếu trong một mối quan hệ ấy thì biết đâu cô ấy sẽ nhận được câu nói “cô ấy trẻ nên dễ bị tổn thương hơn em!”. Người ta thường hay lo lắng cho những tâm hồn dễ tổn thương, họ sợ những tâm hồn ấy không thể lớn nhưng lại quên đi cô!

Mấy hôm trước, cô thấy trên Zalo của Diễm – người bạn của cả cô và anh, đăng hình một quán coffee đang rất hot ở khu vực thành phố hiện nay, không gian được trang trí bằng “sách”. Kệ sách khá cổ điển được chạm khắc cẩn thận như muốn gửi lời mời đến thực khách rằng “hãy enjoy tôi!”. Cô cực kỳ thích sách và đặt biệt là thể loại trinh thám hay viễn tưởng. Mấy hôm trước, vô tình cô mua được quyển truyện “Cậu Bé Bạc” của nhà văn Kristina Ohlsson - bà là nhà nghiên cứu chính trị từng giữ cương vị chuyên viên Phòng chống Khủng bố của Thụy Điển. Bà từng làm việc tại Cục An Ninh Thụy Điển, Bộ Ngoại giao và Trường Đại học Quốc Phòng Thụy Điển. Hiện nay bà sống tại Stockholm và là một nhà văn chuyên nghiệp. Mỗi khi đọc sách, cô hay tưởng tượng về từng nhân vật, không gian, cô thích đoán diễn biến của mỗi câu chuyện và gần như lần nào cô cũng đoán ra được những uẩn khúc. Vậy mà, mãi mãi cô vẫn không thể đoán ra được diễn biến câu chuyện cuộc đời của cô và anh! Khi cô chạy đến bên anh thì anh lại rẽ sang một lối khác, khi anh chạy đến bên cô thì cô lại xuất phát ở nơi nào không phải anh, để khi cả hai quay đầu lại gặp nhau thì đã là người dưng!

Mấy hôm nay, anh sếp cũ hay nhắc về cô. Cô nghe mấy anh chị cũ kể lại, anh sếp nói là bà giỏi lắm, chỉ hơi cứng đầu hay cãi mà thôi. Sếp quý bà lắm đó. Nghe những câu ấy thay vì nở phồng mũi như trước đây, cô chỉ mỉm cười và thầm nghĩ sao anh sếp không book một cái meeting để chỉ dẫn cô khi ấy, để nói với cô những gì anh nghĩ về cô, người có tài nhưng với cái tính quá thẳng thì rất khó lên vị trí cao. Nếu lúc ấy, nếu lúc cô cần nhất chỉ cần một vài lời nói, một vài cái động viên chắc là cô đã khác. Chỉ cần anh nói câu “chờ anh em nhé” chắc chắn cô sẽ chờ, cô sẽ chờ.

Câu nói mà Diễm để lại trong cuộc tám chuyện gần nhất với cô là “Phụ nữ đẹp, khi không thuộc về ai”. Trong bộ trang phục áo kiểu và quần tây, trông cô ấy thật là “phụ nữ”, vẻ ngoài của Diễm như một bông hoa hướng dương, lúc nào cũng tỏa ra một ánh nắng, một loại “thần khí” tỏa sáng, bất kỳ ai cũng thích nói chuyện và làm bạn với Diễm. Còn cô, chỉ là một loại bông hoa lạ, sao cô lại nghĩ như vậy, vì cách đây 10 năm đã có một chàng trai viết vào quyển lưu bút của cô là “Quen được con nhỏ này quả là vớ được một bông hoa lạ, đẹp thì không đẹp, nhưng lại rất cuốn hút, mùi hương gây một cảm giác rất dễ chịu, không nỡ vứt đi, nên quyết định bổ sung vào vườn hoa bạn bè”.

Ngày cô nghe nói, tuần sau là đám cưới của chàng trai cô gặp khi 27 tuổi, chàng trai ấy cưới cô vợ - người mà cô biết. Trái đất hình tròn nhỉ những người có duyên sẽ gặp và ở lại bên nhau. Âu cũng là duyên số của họ, vậy duyên số của cô thì ở đâu nhỉ?

Hôm cô chuẩn bị cho lễ tốt nghiệp thạc sĩ, cô mời anh và Diễm đến dự. Khi ấy, cô mong là anh sẽ tặng cô một bó hoa hồng để chúc mừng nhưng trái với suy nghĩ của cô, anh tặng cô một món quà lưu niệm. Chắc anh nghĩ là nó phù hợp với cô, còn cô nghĩ rằng anh muốn cô giữ món quà ấy mãi mãi, giống như lúc nào anh cũng ở bên cạnh cô. Khi anh tốt nghiệp, cô cũng mua tặng anh món quà lưu niệm, còn Diễm tặng anh một bó hoa hướng dương rất đẹp, thật là đẹp. Hình như là bó hoa ấy nó phù hợp hơn món quà lưu niệm.

Hoa hướng dương còn được biết với tên là hoa mặt trời, trong môn học Cổ sinh vật có đề cập đến Phụ lớp trùng mặt trời (Heliozoa), có tên gọi như vậy là vì chúng thường có cơ thể hình cầu mang nhiều chân giả tỏa tia ra khắp chung quanh thân tựa tia mặt trời, tuy nhiên trùng mặt trời không có một lớp bao trung tâm, nên nó không tồn tại được dưới dạng hóa đá và cũng vì vậy người ta chưa biết rõ chúng bắt nguồn từ nhóm nào của lớp trùng thịt, và bắt đầu xuất hiện từ bao giờ trong lịch sử địa chất. Ngày nay, các Trùng mặt trời vẫn còn phồn thịnh tuy rằng các đại biểu chỉ sinh sống trong nước ngọt và có kích thước nhỏ bé. Bó hoa hướng dương ấy đã tồn tại mãi mãi và mãi mãi… trong mối quan hệ của ba người!

Diễm là bó hoa hướng dương, cô là bông hoa lạ! Người ta thích chưng hoa hướng dương, thích ngắm nghía chúng vì chúng là sự kết hợp của màu vàng và màu đen. Nói về cách kết hợp màu, thì hai tông màu ấy sẽ giúp cho người đối diện cảm thấy ấm áp và hạnh phúc. Còn bông hoa lạ thì chỉ là “lạ” vì nó “đặc biệt” nó không thể đại diện cho bất kỳ một biểu tượng nào, nó chỉ lạ với một số người nhưng lại là bình thường giữa cuộc sống này! Hình như cô mỉm cười, thưởng thức ngậm từng ngụm trà và ngừng suy nghĩ về Cổ Sinh Vật học!

© Nguyễn Hạ Phong - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Blog Radio 624: Nơi ấy quang mây, nơi này tuyết đổ

Nguyễn Hạ Phong

Tôi là người sống nội tâm.

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Những con còng trên biển

Những con còng trên biển

Nhi nhìn chăm chăm vào bức tranh trước mặt. Sao lại có một sự trùng hợp đến vậy chứ, đây có phải là bức tranh mà Nhi rất thích và đặc biệt rất thích trong cả hai lần được xem ngoài con đường biển không?

Đóa hoa bên đường

Đóa hoa bên đường

Chợt, tôi bắt gặp một đóa hoa nhỏ bên lề đường. Đóa hoa ấy, mặc dù nở giữa bụi rậm và khô cằn, nhưng vẫn tỏa sáng với vẻ đẹp riêng của mình. Tôi ngừng bước, nhìn chăm chú vào đóa hoa và bắt đầu suy tư về ý nghĩa của nó.

Đối nhân xử thế - không thể qua loa!

Đối nhân xử thế - không thể qua loa!

Tôi đã tự nhủ, dù cho có chuyện gì xảy ra, trước hết tôi phải giữ vững quan điểm cư xử phải phép, khiêm nhường, dùng sự bình tĩnh và tôn trọng để đối đãi với mọi người một cách thật thận trọng để rồi sau đó, tôi sẽ biết ai là người xứng đáng để tôi dụng tâm mà chân thành khoan dung.

Sắc hoa vàng trong nắng

Sắc hoa vàng trong nắng

Chưa bao giờ nó thật hạnh phúc như vậy, tết này sẽ là một cái tết mà nó sẽ ghi nhớ suốt đời, nó cảm nhận được tình thương của ba của mẹ của chị dành cho nó là to còn hơn cả bầu trời nữa.

Để có được hạnh phúc gia đình

Để có được hạnh phúc gia đình

Chúng ta có thể vì gia đình mà sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, gian nan ngoài kia chỉ mong sao khi về nhà cái chúng ta được nhìn thấy là những nụ cười hồn nhiên và ngây thơ của những đứa con bé bỏng của mình, và được nghe câu nói đầy ấm lòng: "Cha, mẹ đã về".

Hoa xoan ngày ấy

Hoa xoan ngày ấy

Ngày nhỏ trên lưng trâu Tôi ngửi mùi xoan đâu Cánh hoa phủ quanh đầu Một thời trong kí ức.

20 tuổi và những thay đổi

20 tuổi và những thay đổi

Thay đổi không phải là điều gì quá tồi tệ hay đáng sợ, miễn là mình hài lòng và tự tin với nó. Chúc cho những ai đang loay hoay trên hành trình trở thành người lớn giống mình mỗi ngày đều có lí do để tiếp tục tiến về phía trước.

Trăm năm bên nhau

Trăm năm bên nhau

Đôi mắt, tôi đang nhìn về phía trước và đang nhìn mọi người bằng chính đôi mắt trên trang giấy trắng của tôi ngay lúc này.

Niềm vui trọn tim anh

Niềm vui trọn tim anh

Ai cũng khen anh Cường, họ nói đúng là cha nào con nấy, là họ nói đến cái tâm của hai ba con anh Cường. Ba mất rồi giờ đến lượt con cũng mang hết tâm huyết và công sức để cuộc sống được sống thêm ý nghĩa và cuộc đời có thêm nhiều tình người rộng mở hơn.

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Có những khoảng thời gian, chỉ cần chạm nhẹ vào kí ức cũng khiến chúng vụn vỡ. Dù có cố lờ đi thế nào thì vết thương trong tim vẫn ở đó, cảm xúc hỗn loạn ấy khiến bản thân rơi xuống khe vực bóng tối.

back to top