Phát thanh xúc cảm của bạn !

DCOL 106: Siem Reap, đi đâu khi đêm buông xuống

2013-11-03 06:59

Tác giả: Giọng đọc: Radio Online Team, Jun

Quanh Siem Reap vẫn còn các khu nhà, khách sạn, nhà nghỉ theo dạng guest house mang phong cách Pháp bởi Campuchia từng là thuộc địa của Pháp. Chính vì vậy, với sự kết hợp của kiến trúc ngoại cùng với văn hóa của người Campuchia đã tạo nên những nét riêng biệt kiến trúc thú vị của một thành phố đang trẻ lại.


Hồi sinh rực rỡ

Cũng có thể, dân vẫn nghèo, đời sống vẫn khó khăn nhưng Siem Reap với dân số chưa đến 800.000 người đã được gọi là một trong những thành phố sôi động và hấp dẫn du khách nhất trong những năm gần đây.

Thường sau một ngày đi chơi mệt nhoài, bạn sẽ chỉ muốn đi ngủ dưỡng sức cho cuộc chinh phục vào ngày mai. Nhưng, hãy đừng làm thế với Siem Reap, bởi Siem Reap ban đêm sẽ đem lại cho bạn những niềm vui, sự thư giãn thoải mái, tiện nghi, và tạo cho bạn một cảm giác hưởng thụ thoải mái; dĩ nhiên, nếu bạn... “dám-chơi-hết-mình”.

Quanh Siem Reap vẫn còn các khu nhà, khách sạn, nhà nghỉ theo dạng guest house mang phong cách Pháp bởi Campuchia từng là thuộc địa của Pháp. Chính vì vậy, với sự kết hợp của kiến trúc ngoại cùng với văn hóa của người Campuchia đã tạo nên những nét riêng biệt kiến trúc thú vị của một thành phố đang trẻ lại.



Phsar Chas quá khoái!

Trung tâm của Siem Reap, của các cuộc “ăn chơi”, mua sắm thả cửa chính là khu chợ cũ hay còn gọi là Old Market, Phsar Chas. “Đi chợ rất khoái!” – đó sẽ là câu nhận xét của nhiều người sau khi đi chợ ở đây về. Người Campuchia dựng lên khoảng hơn 100 gian hàng, sắp đặt đều nhau ở giữa, hai bên là hai dãy cửa hiệu trên phố, có thể hình dung giống như khu chợ đêm của Hà Nội ở phố Hàng Đào. 

Có vẻ như khu Phsar Chas này đã tồn tại và hoạt động trước khu chợ đêm Hàng Đào của Việt Nam và nó hoạt động có hiệu quả, bởi du khách thường thích thú đi lại mua bán, dắt tay nhau dung da dung dăng mà không sợ bị... móc trộm đồ hay va chạm xô xát gì. Mua bán cũng thích bởi: Mua mà không sợ bị mắng, bị đắt, bị hớ. Người Campuchia nói thách không quá nhiều, tuy nhiên đừng mua gì mà không mặc cả. Tôi vẫn thường thích gọi đây là đất nước “một đô”, bởi cái gì nho nhỏ xinh xinh cũng dễ dàng trả về... cái giá một đô-la. 

Hàng hóa được ưa chuộng chính là đồ lụa, tơ tằm. Bạn có thể đặt may một bộ quần áo lụa và lấy nó trong vòng 24-48 giờ. Điều này thật giống như ở Hội An, hoặc Huế, khi bạn may áo dài, hoặc đóng 1 đôi giầy, một bộ vest ưng ý từ chính tay những người thợ may dân dã.



Khăn kẻ caro - chiếc khăn truyền thống của người Khmer trở thành món hàng được mua nhiều nhất khi đi chợ đêm Siem Reap. Giá của nó bình dân, mua nhiều được giảm giá, tùy theo từng chất lượng mà dao động từ 1 - 10 đôla/khăn. Khăn kẻ caro được người Campuchia sử dụng quanh năm suốt tháng. Nghe rằng, nếu khi nào bí bách quá, chiếc khăn không chỉ có tác dụng đội đầu, quàng che cổ, mà còn được sử dụng như một chiếc váy quấn cho người đàn bà; với đàn ông, nó trở thành cái khố mỗi khi lội... suối. Quần kiểu “alibaba” ở Siem Reap, váy quây có hoa văn họa tiết nhỏ cũng được chị em quan tâm nhiều.

Người Siem Reap quen tiếp khách... “quốc tế” có khác, niềm nở, vui vẻ, dễ mến, thử ra thử vào, không thích thì trả lại, chẳng bị làm sao cả, chẳng sợ gì cả... Chính vì thế khách lại vì quý thái độ mà mua thêm rất nhiều. Một sở thích nữa, đó là áo phông chất cotton được bán với giá rẻ vô cùng. Từ 1.5 - 3 đôla cho một cái áo bình dân, có hình đặc trưng các kỳ quan thế giới ở Siem Reap. Đa phần người mua là thanh niên rất thích loại áo phông này, chúng cũng thích hợp để làm quà tặng cho các bạn bè cùng lứa tuổi.

Người Campuchia bây giờ quả là có ý thức, du lịch là con đường sống của họ. Bởi khác với Việt Nam, họ chẳng có rừng vàng biển bạc nhiều như ta, ngoài Biển Hồ và sông Mê Kông. Chính vì vậy mà người dân đang tự trở thành các hướng dẫn viên chuyên nghiệp, tập tành nói tiếng Anh (thú thực là tốt hơn cả người Trung Quốc ven biên giới). Từ người lái xe tuk tuk đến trẻ con đều thích giao tiếp với khách du lịch chẳng chút e dè.Điều này mang đến làn gió mới cho Siem Reap và Campuchia. 

Chính vì vậy mà tiền tiêu ở đây lại chủ yếu là tiền đôla Mỹ, tiền bạt, tiền Việt Nam, tiền Campuchia được... “đối xử” như nhau, nhưng ưu tiên và quá thông dụng, vẫn là tiền đôla Mỹ. Bây giờ bạn cứ hình dung, một bà bán ngô hay bán cơm lam dạo, đi trên chiếc xe đạp cà tàng bán quanh thành phố, vậy mà đã tiếp xúc với sự giao lưu “thương mại” bằng tiền đôla không chút e dè, sợ tiền giả tiền thật gì cả, bởi với họ là quá bình thường. Có lẽ vì thế mà dân Campuchia đang ngày càng hiện đại và tiến dần tới hội nhập hơn chăng?



Một trong những điểm hấp dẫn tại khu Phsar Chas này đó là các cửa hiệu bán đồ đá, đồ lưu niệm, tượng Phật, đồ cổ, và các bức tượng điêu khắc. Nếu tinh tường, bạn sẽ tìm thấy tượng Bayon 4 mặt bằng đá màu sữa, nhưng khi bạn chạm tay vuốt vào, mặt tượng sẽ có màu của đá xanh. Thật tuyệt, phải không?

Du khách nào thích chụp ảnh, lại hay thường ngó nghiêng tới các gallery tranh ảnh. Ở Phsar Chas, rất nhiều bạn Tây đến đây du lịch, nghiên cứu, rồi... ở lại. Bằng chứng là anh bạn tôi đã rất thích thú khi ngắm gallery của một nhà nhiếp ảnh người Mỹ mà thật tệ, tôi đã quên mất tên của anh. Cũng như các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp khác, khi say mê, họ thường sống ở đây hàng tháng trời, thậm chí... ở vài năm chỉ để nghiên cứu và ghi lại cuộc sống của con người nơi đây qua ảnh..

Tác giả: Tuệ Thư
Người đọc: Jun
Kỹ thuật: Jun


Bạn có thể tìm thấy những bản nhạc nền được sử dụng trong chương trình tại forum Nhacvietplus và Blog Việt theo địa chỉ: http://forum.nhacvietplus.vn. 
Những tâm sự muốn sẻ chia, những bài viết cảm nhận về cuộc sống, những sáng tác thơ, truyện ngắn mời bạn cùng chia sẻ bài viết với Audio Book bằng cách gửi đường link, file đính kèm về địa chỉ emailaudiobook@dalink.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Tập Làm Người Hạnh Phúc (Blog Radio 866)

Tập Làm Người Hạnh Phúc (Blog Radio 866)

Mỗi ngày chỉ là quá khứ của ngày mai. Chi bằng cứ hướng tới ngày mai bằng tình yêu cho mọi người.

Gieo Nhân Nào Gặt Quả Nấy (Blog Radio 865)

Gieo Nhân Nào Gặt Quả Nấy (Blog Radio 865)

Nhân quả vẫn tồn tại dù bạn có tin hay không. Và chắc chắn đến thời điểm đủ duyên, những nhân chúng ta gieo sẽ trổ quả.

Thấu Hiểu Trái Tim Mình (Blog Radio 864)

Thấu Hiểu Trái Tim Mình (Blog Radio 864)

Khi những khó khăn, bão tố không ngừng ập đến ta có đủ can đảm để tĩnh lại và nghĩ xem tại sao đến giây phút này ta vẫn còn đang sống.

Yêu Sẽ Tìm Cách, Không Yêu Sẽ Tìm Lý Do (Blog Radio 863)

Yêu Sẽ Tìm Cách, Không Yêu Sẽ Tìm Lý Do (Blog Radio 863)

Hãy dũng cảm một lần nói ra câu chia tay và hiên ngang rời khỏi cuộc đời người đó. Bắt đầu cuộc sống mới của mình để không lãng phí năm tháng thanh xuân người con gái

Vẫn Yêu Người Cũ (Blog Radio 862)

Vẫn Yêu Người Cũ (Blog Radio 862)

Tôi luôn cảm thấy cô đơn trong chính căn nhà của mình, nên tôi hay lên mạng tìm kiếm một cái kết nối gì đó. Tôi cần một ai đó, người lạ cũng được, để họ lắng nghe tôi lúc này.

Nhật Ký Chữa Lành (Blog Radio 861)

Nhật Ký Chữa Lành (Blog Radio 861)

Sáng nay thức dậy, lòng tôi bỗng trào dâng một tình yêu dành cho chính mình. Tôi muốn mặc đẹp hơn, bất chấp công việc hôm nay thế nào. Một cảm giác yêu thương và hân hoan.

Nhờ Gió Gửi Đến Em Nụ Cười An Yên (Blog Radio 860)

Nhờ Gió Gửi Đến Em Nụ Cười An Yên (Blog Radio 860)

Tôi từng quanh quẩn hoài với những hồi ức, ngần ngại chẳng dám xóa bỏ chúng khỏi cuộc đời. “Từng ấy kỉ niệm, từng ấy niềm vui cơ mà, sao mà có thể từ chối sự hiện diện của chúng đây…” Tôi từng đắn đo nhấn nút “xóa tất cả” những tấm hình, những câu chuyện đã lưu, những dòng tin nhắn đã gửi. Nhưng lại lấp lửng chẳng dám chạm tay vì sợ nhỡ đâu một ngày lại tìm đến nó, cần đến nó như để tìm thêm một chút động lực thì sao?

Mình Sống Đời Mình Chẳng Ảnh Hưởng Đến Ai (Blog Radio 859)

Mình Sống Đời Mình Chẳng Ảnh Hưởng Đến Ai (Blog Radio 859)

Ngày đó ông bà cũng không ưng dượng, vì hoàn cảnh nhà dượng khó khăn lại đông anh em, trên có mẹ già, dưới có em nhỏ ông bà sợ dì lấy dượng sẽ phải chịu khổ, ra sức can ngăn, nhưng dì thương dượng lại cứ mãi cứng đầu cứng cổ đến cùng.

Nơi Tình Yêu Bắt Đầu (Blog Radio 858)

Nơi Tình Yêu Bắt Đầu (Blog Radio 858)

Mưa ngớt. Không khí mát mẻ và trong lành, khác hẳn với những ngày nắng như thiêu như đốt suốt một tuần ròng rã. Chim hót véo von trên cành na, nhảy nhót chuyền cành làm cho những hạt mưa còn đọng lại rớt xuống trên đầu chú mèo nhỏ xinh, tinh nghịch đang rình rập, nô đùa.

Đi Xa Hơn Để Trưởng Thành Hơn (Blog Radio 857)

Đi Xa Hơn Để Trưởng Thành Hơn (Blog Radio 857)

Với những ai từng xa nhà, xa gia đình, xa bạn bè thân thiết đã từng cảm thấu nỗi lòng của những đêm đông thương nhớ hơi ấm vị quê nhà. Đó là nỗi nhớ những bình dị thân thương, những con đường trước nhà, khóm hoa đầu ngõ, âm sắc quê hương, lòng thương nhớ mẹ cha. Và đó cũng chính là những cảm xúc khó nói nên lời của Thảo Uyên.

back to top