Phát thanh xúc cảm của bạn !

Chủ tịch Hồ Chí Minh và nghệ thuật trả lời phỏng vấn cực tài tình khiến báo chí quốc tế thán phục

2020-05-19 19:05

Tác giả: Giọng đọc: Titi, Sand

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến như một Danh nhân văn hóa thế giới, Anh hùng giải phóng dân tộc, Lãnh tụ của nhân dân Việt Nam mà còn là một nhà chính trị, quân sự, ngoại giao đầy tài ba. Sinh thời, Người đã nhiều lần chủ động tiếp xúc, trả lời phỏng vấn của phóng viên nước ngoài vì truyền thông là một kênh rất hữu hiệu để thế giới hiểu rõ tình hình, chủ trương của Việt Nam, qua đó tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Rất nhiều người Việt chúng ta đã xúc động khi xem một đoạn video dài 9 phút ghi lại cuộc phỏng vấn giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và một phóng viên Pháp được thực hiện vào tháng 6/1964. Hiện video này đang được lưu trữ tại Viện lưu trữ quốc gia Pháp INA. Lòng tự hào dân tộc của chúng ta trào dâng khi lần đầu tiên được nghe những câu trả lời giản dị mà đanh thép của Bác. Video cũng ghi lại cảnh một Hà Nội với phố xá rộn ràng, góc phố xôn xao, rất mực lịch lãm, nên thơ và đầy quyến rũ dù lúc đó vẫn đang là thời chiến.

Sau đâu xin mời các bạn lắng nghe bản dịch của bài phỏng vấn này.

Lời dẫn: Hà Nội, tại ngã tư đường Paul Bert và đường Petit Lac cũ (nay là phố Tràng Tiền và phố Đinh Tiên Hoàng quanh hồ Hoàn Kiếm), vào giờ tan tầm: không một chiếc ô tô, nhưng rất nhiều xe đạp di chuyển chậm rãi. Cảm giác “bất bình thường” ở đất nước này không khiến chúng tôi rời khỏi miền Bắc Việt Nam. Bất bình thường đầu tiên ở chỗ mọi lối sống cá nhân đều biến mất, để cùng xây dựng cho một cố gắng tập thể tuyệt vời, được điều hành bởi một bộ máy thống nhất, quy củ. Điểm không bình thường nữa là ở đất nước bị chia làm 2 nửa mười năm về trước, rất nhiều gia đình phải sống trong bi kịch đất nước khó khăn, vẫn có thể chu cấp cho chiến trường miền Nam.

Phóng viên: Thưa Ngài chủ tịch, Ngài có thể cho biết liệu có một giải pháp quân sự nào cho chiến sự tại miền Nam Việt Nam?

Bác Hồ: Không. Bởi vì như cô biết đấy, “Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một”. Người Mỹ đã vô cớ gây chiến tranh. Cô cũng biết rằng, như trên các mặt báo đã đưa, nếu chiến tranh càng kéo dài, người Mỹ sẽ càng sa lầy và sẽ càng chuốc lấy thất bại. Chiến tranh không thể kéo dài mãi mãi được, tôi cũng vui mừng là các nhà chính trị Pháp cũng đã biết rõ điều này

– Liệu Ngài có nghĩ rằng tướng De Gaule có thể sẽ có biện pháp nào đó phân định sự xung đột này?

– Không biết cô hiểu thế nào về từ phân định (arbitrer), chúng tôi đâu có phải là một đội bóng đâu (cười)

– Nhưng nếu tôi không nhầm thì ngoài Hiệp định Genève, tướng De Gaule có nói về một ý tưởng về sự thống nhất tất cả các nước ở khu vực Đông Nam Á, Ngài nghĩ sao về điều này?

– Như tôi đã nói một lần rồi, đây là một ý tưởng khá hấp dẫn. Nhưng nó còn phụ thuộc vào sự ủng hộ của từng nước, phụ thuộc vào cách chúng ta thực hiện nó nữa, đó là một câu hỏi lớn. Tôi không nói là tôi phản đối hay tán thành ý kiến này. Lấy ví dụ về hoa, có rất nhiều loại hoa: hoa trắng, hoa đỏ, hoa vàng … có loài hoa đẹp nhưng cũng có loài không đẹp, nhưng chúng ta vẫn gọi chung là hoa .

– Thưa Ngài Chủ tịch, trong chuyến đi miền Bắc Việt Nam này chúng tôi nhận thấy rằng sự ảnh hưởng của Pháp dường như không còn tồn tại ở đây nữa, độ tuổi dưới 25 giờ đã không còn biết đến tiếng Pháp. Tôi tự hỏi là, với suy nghĩ của Ngài, liệu rằng chúng ta có thể gây dựng lại mối quan hệ này, rằng nước Pháp sẽ giữ vai trò nào đó trong mối quan hệ văn hóa giữ hai nước?

blogradio_chutichhochiminh

– Với nước Pháp nói riêng và các nước khác nói chung, chúng tôi luôn muốn có một mối quan hệ hợp tác hữu nghị về văn hóa, kinh tế … Nhưng tôi không nghĩ rằng cô muốn nói tới sự ảnh hưởng của Pháp như họ đã từng gây sự ảnh hưởng với Việt Nam trước đây, đó là một chuyện hoàn toàn khác.

– Vâng, thời kì đó đã qua rồi.

– Một mối quan hệ hữu hảo về văn hoá, kinh tế … hay như thể thao chẳng hạn. Chúng tôi hoàn toàn hưởng ứng.

– Nếu như chiến tranh tiếp tục leo thang tại miền Nam Việt Nam trong một vài năm tới, liệu ngài có nghĩ rằng kinh tế của miền Bắc Việt Nam có thể duy trì được như bây giờ?

– Tôi chắc chắn rằng nó không những chỉ duy trì mà còn phát triển. Cô cũng thấy rằng là ở đây, chúng tôi lao động rất hăng say, cần cù, với sự hy sinh và lòng nhiệt huyết, và chủ yếu đều xuất phát từ nội lực của chúng tôi. Bên cạnh đó chúng tôi còn có sự giúp đỡ anh em từ các nước Xã hội chủ nghĩa. Tất cả đều thể hiện qua những tiến bộ hàng ngày, và chắc chắn là cả trong tương lai nữa.

– Ngài có nhắc tới các nước Xã hội chủ nghĩa, vậy thì sự giúp đỡ này có bắt nguồn sau những xung đột về ý thức hệ giữa Nga và Trung Quốc?

– Không. Nhưng những sự giúp đỡ giữa các nước anh em thì vẫn tiếp diễn. và chúng rất quý giá với chúng tôi.

– Hiện có một vài tư tưởng cho rằng miền Bắc Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh khá cô lập và trên quan điểm chính trị, khó có thể tránh khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc (thành vệ tinh của Trung Quốc). Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này ra sao?

– JAMAIS (không bao giờ)

bac-ho-46

Cuộc phỏng vấn này diễn ra vào tháng 6/1964 nghĩa là trước cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc 2 tháng: 5/8/1964; thời điểm Mỹ chính thức ném bom miền Bắc và phát động cuộc chiến tranh cục bộ, đưa lính Mỹ vào chiến trường miền Nam tham chiến…

Chắc chắn cuộc phỏng vấn này không là một cuộc phóng vấn tình cờ mà là một cuộc thăm dò, nắn gân có chủ đích của phương Tây đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng và đối với dân tộc Việt Nam nói chung. Nếu quan sát bối cảnh lịch sử lúc đó thấy, qua cuộc phỏng vấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã thể hiện được những gì là tiêu biểu nhất cốt cách, ý chí, thái độ chính trị của cả dân tộc… Chăm chú theo dõi cuộc phỏng vấn cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chính khách kỳ cựu, lọc lõi trong các miếng đòn ngoại giao, ứng xử…

Khi được hỏi: Liệu có giải pháp nào khác ngoài quân sự trong việc giải quyết vấn đề thống nhất Việt Nam không? Ông khẳng định không có giải pháp nào khác. Bởi nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Mỹ vô cớ đem quân vào xâm lược Việt Nam, Mỹ chủ động phát động cuộc chiến tranh xâm lược thì Việt Nam phái phát động chiến tranh đánh trả… Đó là một chân lý rõ ràng, không thể phủ nhận, không có cách ứng xử nào khác đối với bất cứ quốc gia, dân tộc nào…

Ở đây, nữ nhà báo Pháp cài một ý đồ ngoại giao về vai trò “Arbitre” tiếng Pháp gọi là trọng tài của nước Pháp; Chủ tịch Hồ Chí Minh “phủ quyết” ngay: “Việt Nam không phải là một đội bóng”. Một câu trả lời thông minh, dí dỏm, không thô với người đối thoại mà vẫn thể hiện được thần thái cốt cách của cá nhân ông, đại diện cho ý chí của cả một dân tộc… Trả lời câu này không khéo dễ quê vì thô lậu, hoặc lên gân quá làm mất cảm tình với người đối thoại. Câu trả lời: Việt Nam không phải là một đội bóng để nước Pháp đứng ra làm “ trọng tài” là một câu trả lời cực hay, cực tài.

Thêm một cái bẫy phỏng vấn nữa mà nữ nhà báo Pháp giăng ra nhưng đã bị Chủ tịch Hồ Chí Minh nhanh chóng phát hiện phá tan, đó là câu hỏi: Liệu Việt Nam có ủng hộ cho một liên minh nào đó giữa các nước Đông Dương trong tương lai?

bac-ho-30

Để câu giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời: Đây là một câu hỏi quan trọng, và để có thời gian suy nghĩ giải mã cái bẫy đằng sau câu hỏi này, ông đã đưa hình ảnh vô thưởng vô phạt nhưng lại nịnh được đầm, đó là đưa hình ảnh của hoa ra để nói: Hoa có hoa trắng, hoa vàng, hoa đỏ, hoa đep, hoa xấu…nhưng dù như thế nào thì hoa vẫn là hoa…Vì phụ nữ nhất là phụ nữ phương Tây ai mà không yêu hoa…Và đây mới là câu trả lời tài giỏi, sắc xảo của Chủ tịch  Hồ Chí Minh.

Việc có thống nhất các nước Đông Dương hay không thì đó là ý nguyện của mỗi nước; giống như hoa, mỗi loài mỗi sắc màu, còn cá nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh thì ông cho biết: ông không nói là ông ủng hộ hay phản đối ý tưởng hợp nhất này. Chủ tịch chỉ nói nó là quan trọng. Có thánh mới bắt bẻ được câu trả lời của Ngài.

Về ý thứ 3 trong đó là câu hỏi về quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Liên Xô; phải nói rằng đây là một vấn đề phải có đủ bãn lĩnh mới trả lời được, giải quyết được mối quan hệ phức tạp này. Điều này đã bộc lộ rõ trong thực tế lịch sử?

Khi được hỏi: Liệu vì phát động cuộc chiến tranh này mà trong tương lại Việt Nam sẽ bị lệ thuộc, sẽ trở thành “vệ tinh “ của Trung Quốc không ? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tra lời bằng một tông giọng cương quyết, cứng rắn: JAMAIS - KHÔNG BAO GIỜ ?!

Nên nhớ câu trả lời này được tuyên bố trên các phương tiện thông tin của phương Tây vào tháng 6/1964, khi mà chiến tranh chưa nổ ra, khi mà thắng bại của cuộc chiến chưa ai cầm chắc.

Nếu biết chắc thua thì Mỹ cũng chẳng dại mà ném vào bao tiền của và sinh mạng của con em nước Mỹ. Còn Việt Nam thì lúc này rất cần sự giúp đỡ của Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định sự giúp đỡ của Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác là rất quý báu. Thế nhưng ngay từ tháng 6/1964 ông đã ngửa bài: có cần sự giúp đỡ, chi viện nhưng để trở thành vệ tinh, phụ thuộc thì KHÔNG BAO GIỜ - JAMAIS!

Tuyên bố trắng phớ như vậy, ngửa bài ra như vậy với Trung Quốc từ tháng 6/1964, thế mà Trung Quốc vẫn chở lương thực, thực phẩm, súng đạn sang giúp Việt Nam; hàng triệu người Trung Quốc vẫn xuống đường đòi đế quốc Mỹ rời khỏi Việt Nam.

Chỉ có Chủ tịch Hồ Chí Minh mới làm được như vậy.

bac-ho-41

***

Đây chỉ là một trong những bài phỏng vấn đầy thông minh của Bác với truyền thông phương Tây.

Cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng và di sản mẫu mực về lý luận và thực tiễn báo chí, thông tin đối ngoại được thể hiện rất tài tình, đa dạng và hiệu quả. Người không chỉ viết báo mà còn tích cực, chủ động tiếp xúc, trả lời phóng viên nước ngoài vì đây là một kênh hết sức hữu hiệu để dư luận thế giới hiểu rõ tình hình, cũng như chủ trương, chính sách của Việt Nam, qua đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế.

Từ những buổi đầu tìm đường cứu nước, Người đã tự học ngoại ngữ, tự học làm báo với tâm niệm làm báo có nghĩa là làm chính trị, làm cách mạng  Các bài báo, bài trả lời phỏng vấn của Người xuất hiện trên nhiều tờ báo quốc tế như: Thiên Tân (tờ báo Mỹ xuất bản tại Bắc Kinh năm 1919); tờ Yi Chê Pao (Triều Tiên, 1919); tờ Nhân đạo; Đời sống thợ thuyền; Dân chúng Paris; Tạp chí Cộng sản (Pháp, 1921); Tiếng Kèn; Ngọn lửa nhỏ; Sự thật; Phụ nữ (Liên Xô, 1923-1924)... Từ khi giành độc lập dân tộc, Bác đã tiếp xúc với hơn 250 nhà báo nước ngoài của 17 nước, đại diện cho những tờ báo, hãng tin thuộc nhiều xu hướng chính trị khác nhau.

Trong các cuộc tiếp xúc, Người luôn nắm vững đối tượng tiếp chuyện, xu hướng chủ đạo của tờ báo đó. Người tỏ rõ lập trường quan điểm của mình, không bao giờ né tránh những câu hỏi hóc búa, nhạy cảm mà luôn khéo léo xử lý. Các câu trả lời của Người đều ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào nội dung câu hỏi, không bao giờ dùng những từ ngữ chung chung, thậm chí có câu rất ngắn nhưng đầy ý nghĩa. Năm 1919, khi được phóng viên Mỹ hỏi: “Ông đến Pháp với mục đích gì?”, Người trả lời ngắn gọn: “Để đòi những quyền tự do mà chúng tôi phải được hưởng”.

bac-ho-28

Khi tiếp xúc với báo chí nước ngoài, để tăng tính thuyết phục, Người thường đưa ra những lý lẽ, luận cứ mang tính chân lý, hay được đúc rút từ kinh nghiệm của những người đi trước và mang tính khái quát cao. Luận điểm Người đưa ra thường đi kèm với những ví dụ sinh động. Chẳng hạn, Người viện dẫn lịch sử, điển tích, nhân vật, ngôn từ phổ biến tại chính các nước mà tờ báo, hãng tin đặt trụ sở, hay sử dụng các thành ngữ chung của nhiều dân tộc như: “vỏ quýt dày, móng tay nhọn”, “châu chấu đá voi” để nói nước nhỏ cũng có thể thắng đế quốc to,  hay các điển tích thế giới như truyện ngụ ngôn Chó sói và cừu non của La Fontaine để bác bỏ định kiến lý lẽ của kẻ mạnh bao giờ cũng đúng.

Thông điệp xuyên suốt của Người trong khi trả lời các câu hỏi của báo giới là quyết tâm giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước: “Mục đích của Pháp là tự do, bình đẳng, bác ái, nếu Pháp thi hành đúng thì chắc chắn sẽ có được tình thân thiện của nước Việt Nam”; “Người Basques, người Breton không nói tiếng Pháp mà vẫn là người Pháp. Người Nam Kỳ nói tiếng Việt Nam, tại sao lại cản trở việc thống nhất nước Việt Nam?”; “Nước Pháp muốn dân chủ, không có lý gì lại muốn cho nước khác và Việt Nam không dân chủ; nước Pháp muốn độc lập và đã phấn đấu và hy sinh nhiều để giữ lấy độc lập, không có lý do gì lại muốn nước Việt Nam không được độc lập”..

Đối với một số câu hỏi hóc búa, khiêu khích của phóng viên nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có cách ứng xử vừa bình tĩnh và khéo léo, vừa hóm hỉnh nhưng cũng đầy triết lý. Biết tin đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong tướng, một nhà báo Pháp phỏng vấn Người: “Xin Chủ tịch cho biết dựa trên nguyên tắc nào mà phong tướng cho các vị chỉ huy?”. Bác trả lời: “Chúng tôi đánh du kích chống thực dân Pháp nên cũng phong hàm một cách du kích. Ví dụ: cán bộ quân đội nào đánh thắng một quan ba Pháp thì phong hàm quan ba. Theo nguyên tắc này thì đồng chí Võ Nguyên Giáp của chúng tôi đáng lẽ phải được phong mấy lần Đại tướng và Đô đốc”.

bac-ho-32

Ngày 31/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Cộng hoà Pháp với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp. Trong những ngày ở thăm nước Pháp, Người đã có nhiều hoạt động đối ngoại nhằm tăng cường tình hữu nghị và đoàn kết quốc tế, sự hiểu biết giữa nhân dân Việt Nam với bạn bè và nhân dân các nước trên thế giới. Gần 4 tháng ở thăm Pháp, Người đã có hơn 60 cuộc tiếp xúc và trả lời phỏng vấn hơn 20 tờ báo nước ngoài. Có một số phóng viên đặt nhiều câu hỏi khó, nhưng khi nghe Người trả lời thì vẫn tán thành. Có vài tờ báo công kích Việt Nam, sau khi Người mời đến giải thích rõ ràng, thì họ thay đổi thái độ và đăng những bài viết đứng đắn.

Người luôn dành sự quan tâm đặc biệt với việc tiếp xúc, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhà báo nước ngoài. Đối với họ, Người là một nhân vật quan trọng, một người bạn lớn. Những nhà báo quốc tế đã từng gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ cũng giữ lại ấn tượng sâu sắc và họ luôn tìm cách lý giải về phong cách thân thiện, lịch thiệp, sức cảm hóa kỳ lạ, trí tuệ uyên bác của Người. Người là nhân vật chính của nhiều số báo và tạp chí trên thế giới. Tạp chí Time (Mỹ) từng bình chọn Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20.

Nhà báo Stanley Karnow của Time viết: "Một thân hình gầy gò, áo khoác sờn và đôi dép cao su đã mòn, Chủ tịch Hồ Chí Minh tạo nên hình ảnh Bác Hồ giản dị trong mắt người dân. Ông Hồ là một nhà cách mạng nhiệt thành, suốt đời đấu tranh cho mục đích duy nhất, đó là mang lại độc lập tự do cho dân tộc". Báo Le Figaro (Pháp) bình luận: “Cụ Hồ là người đã buộc Pháp phải bỏ thuộc địa quan trọng nhất là Đông Dương… Cụ là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất và làm cho chúng ta kinh ngạc nhất thế kỷ chúng ta”. Thông tấn xã TASS (Liên Xô) nhận định: “Hồ Chí Minh là hiện thân của những phẩm chất tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam và giá trị của toàn nhân loại; đó là trí tuệ, tài năng, sự khiêm tốn và sự giản dị”.

bac-ho-40

Nhà báo Mỹ Harrison Salisbury sau khi được gặp Người, đã viết: “Cụ sống giản dị và khắc khổ tại căn buồng phụ nhỏ và đơn sơ sau dinh toàn quyền cũ ở Hà Nội, rất lịch thiệp khi uống trà với khách, tặng một bông hồng đối với khách nữ, nói một câu đùa hài hước đối với khách nam, tất cả đều là nhân tố của thần thoại và truyền thuyết”. Tạp chí Time số ngày 9/9/1946 có bài Hồ Chí Minh là ai? (Ho Chi Minh, Who are You) cũng đề cập: “Ông Hồ xuất hiện với dáng người nhỏ bé và thường tặng hoa cho các nữ ký giả”.

Trong hồi ức của mình, nhà báo Australia W. Burchett kể lại một lần được gặp vị lãnh tụ chính phủ Việt Nam kháng chiến: “Bác Hồ đặt ngửa chiếc mũ trên bàn. Đưa những ngón tay gầy guộc theo vành mũ và nói: Tình hình thế này, đây là những ngọn núi mà lực lượng chúng tôi nắm giữ. Dưới kia là thung lũng Điện Biên Phủ. Đó là nơi đóng quân của người Pháp với những đội quân thiện nghệ nhất mà họ có tại Đông Dương… Và họ sẽ không bao giờ rút ra được”. “Vậy đây chính là Stalingrad ở Đông Dương?” – nhà báo Burchett hỏi, và Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời: “Căn cứ vào điều kiện ở đây thì đúng như vậy. Nói khiêm tốn thì đó là một điều gì đó giống như thế”. Nhà báo Burchett sau này nhiều lần đến Việt Nam đã đưa ra nhận xét: “Cảm giác đầu tiên của tôi là sự thân mật, ấm áp và giản dị. Hồ Chủ tịch có khả năng khiến người ta thấy nhẹ nhõm, ngay từ khoảnh khắc đầu tiên và trình bày những vấn đề phức tạp nhất chỉ trong vài từ và cử chỉ rõ ràng”.

bac-ho-27

Nhà báo Pháp Madeleine Riffaud nhớ như in lần đầu gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946, Người động viên chị: “Bây giờ con hãy làm việc, học tập. Khi nào trở thành nhà báo, con hãy sang Việt Nam. Bác sẵn sàng đón con bất cứ lúc nào, như con gái của Bác”. 8 năm sau, chị gặp lại Bác ở Hà Nội. Người đã tặng chị hai tấm lụa để may hai chiếc áo mặc mỗi khi sang Việt Nam. Còn nhà văn Nga Mariani Tsêkhốp mỗi khi nhớ tới bữa cơm rau, dưa, đĩa cá kho và ly rượu thuốc cùng Người năm 1962, vẫn cảm động: “Hồ Chí Minh là bậc đại tài, đại nhân, đại đức. Hồ Chí Minh là vĩ nhân có một không hai. Nhân dân Việt Nam thật hạnh phúc được bước trên con đường đi đến tương lai do người khai sơn phá thạch”.

Ngày 14/7/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời cuộc phỏng vấn báo chí nước ngoài cuối cùng với nữ phóng viên báo Granma (Cuba) Marta Rohat. Mục đích phóng viên gặp để phỏng vấn Người, song Bác đã chủ động giới thiệu tất cả về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội Việt Nam. Sau khi ân cần hỏi thăm phóng viên về tình hình Cuba,  Người nói: “Đồng chí muốn biết tình cảm của tôi đối với miền Bắc và miền Nam phải không? Tôi nghĩ tôi chưa làm tròn nghĩa vụ cách mạng của tôi đối với đồng bào miền Nam. Mặc dù như vậy, tôi biết rằng, đồng bào miền Nam vẫn yêu quý tôi cũng như tôi luôn yêu quý đồng bào. Ở miền Nam tôi không phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh mà là Bác Hồ... Tôi yêu đồng bào ở miền Bắc cũng như đồng bào ở miền Nam. Tôi hiến cả đời cho dân tộc tôi”. 

Tổng hợp từ chuyên trang Thế giới & Việt Nam và một số nguồn khác.

Giọng đọc: Titi. Sand

Thực hiện: Hằng Nga

Minh họa: Hương Giang

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta

Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta

Những đau đớn hằn vết trong trái tim anh đều do em cả. Em không mong mình sẽ là người khâu vá lỗ hỏng ấy, chỉ mong anh hãy quên em và đừng yêu em thêm nữa. Tình yêu này không nên tồn tại. Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho cả hai chúng ta.

Trả Lại Anh Cho Cô Gái Khác | Radio Tâm Sự

Trả Lại Anh Cho Cô Gái Khác | Radio Tâm Sự

Sau chia tay, có ai không bi luỵ lẫn tổn thương… chẳng qua chúng ta chỉ khác nhau ở thời gian chữa lành mà thôi. Có người cần một tháng, có người cần một năm, có người cần thời gian đủ lâu và có kẻ chấp nhận dùng cả một đời để học cách quên đi một người.

 Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909

Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909

Ngày hôm đó chúng ta đã nói sẽ luôn nhớ tới nhau, sẽ giữ trọn vẹn trong tim mối tình của năm tháng ấy. Nhưng anh biết không, mỗi người chúng ta ai rồi cũng đều khác, lời hứa năm đó cũng chỉ là tên gọi khác của lời tạm biệt mà thôi.

Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908

Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908

Dây xích sắt trượt dài trên thanh chắn cửa, rít lên một tràng âm thanh chói tai, kết thúc bằng tiếng đáp đất nặng trịch. Trời lặng gió, áng mây vắt ngang qua ngọn cây, trong đêm tối không trăng không sao, chiếc lồng đèn cũ phủ một lớp bụi mỏng

Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907

Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907

Mưa rơi, làm hình bóng anh trong mắt cô mờ đi, gương mặt điển trai sau màn mưa trắng chẳng rõ đang vui hay buồn. Mưa vẫn không ngừng xối lên thân ảnh liu xiu của anh, lớp áo sơ mi trắng dính vào da lộ ra vết sẹo dài chạy dọc theo cánh tay khẳng khiu.

Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906

Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906

Bạn chính là chủ nhân của cuộc đời mình. Tương lai ra sao, do bạn định đoạt. Đừng để năm tháng trôi qua, trong bạn chỉ toàn là tiếc nuối.”

Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905

Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905

Đôi khi, sự ra đi của người khác là lí do để ta nhìn lại mình. Nhìn lại những gì mà bản thân đã cư xử. Có phải vì ta chưa đủ trưởng thành? Có phải vì ta vẫn còn quá cảm xúc và bi kịch hoá mọi thứ?

Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904

Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904

Nếu bạn độc thân, hãy tận hưởng điều đó. Độc thân không có nghĩa là chưa đủ tốt để yêu. Độc thân nghĩa là chưa có ai đủ tốt để được bạn yêu.

Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903

Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903

Muốn ngắm bình minh, phải dậy thật sớm. Muốn tạm biệt ngày tàn, phải vẫy chào hoàng hôn. Hạnh phúc của mình nên tự mình nắm lấy...

Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902

Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902

Một giấc mơ dang dở dấy lên trong lòng tôi một sự hiếu kỳ với dáng vẻ của hạnh phúc. Nếu bước qua lằn ranh giữa quá khứ và hiện tại, tôi sẽ thấy được điều, có phải kết cục sẽ vẹn tròn hơn không.

back to top