Cái mâm nhôm và một câu chuyện duyên nợ ân tình
2009-02-12 15:57
Tác giả:
Blog Việt - Nhà chẳng có tài sản gì đáng giá. Bởi thế mà sau mỗi lần say rượu, bố nó lại đem cái
mâm nhôm ra ném, rồi lại đập cho méo mó. Cái mâm ấy có mặt trong nhà nó đã lâu lắm rồi, từ khi bố mẹ nó về ở với nhau. Đó có lẽ cũng là món quà cưới duy nhất của ông bà nội dành cho bố mẹ nó năm xưa còn sót lại sau chừng ấy năm, với không biết bao nhiêu cơn say rượu của bố.
Hình ảnh: Deviantart - jujubakiller
Nó không rõ bố bắt đầu nghiện rượu từ lúc nào. Chỉ biết từ hồi còn bé tý cho đến bây giờ, hình ảnh quen thuộc nhất của bố trong mắt nó là những bước chân ngật ngưỡng mà chỉ mới thấy đằng xa thôi là nó đã ù chạy. Mỗi lần men rượu ngấm vào người, bố không hề chửi bới, đánh đập gì mẹ con nó mà chỉ chăm chăm ném toàn bộ bát đĩa, cốc chén ra sân. Ngày trước, khi sân nhà nó còn là cái sân đất thì dù bố có mạnh tay đến mấy, những vật dụng ấy vẫn nguyên lành nằm chỏng chơ. Chờ đến khi bố vùi trong giấc ngủ, hai mẹ con nó mới dám lụi cụi ra nhặt vào. Nhưng từ ngày mẹ thuê người lát sân gạch để tiện phơi phong thóc lúa thì bao nhiêu bát đĩa, cốc chén đều vỡ tan trong những cơn mụ mị của bố. Chỉ có chiếc mâm nhôm tuy hơi méo mó nhưng không hề sứt mẻ gì, vẫn xuất hiện ngày ba lần trong ba bữa cơm của gia đình nó.
Ngay từ hồi còn bé tý, nó đã rất sợ bố, thậm chí còn thấy ghét. Nó bị ám ảnh bởi khuôn mặt lúc nào cũng đỏ phừng, hai mắt đục ngầu, giọng nói oang oang… trong những cơn say triền miên bất kể là ngày hay đêm. Những lúc hiếm hoi khi tỉnh rượu, bố lại lân la tìm cách gần gũi nó, ôm nó vào lòng rồi cưng nựng, thơm lên má, lên tóc. Mỗi lần như thế, nó chỉ thấy khó chịu, ở trong vòng tay bố được một lúc rồi nó lại chạy ra chỗ khác. Hôm nào không có mẹ ở nhà thì thôi, chứ mẹ mà thấy cảnh đó là in như rằng mẹ sẽ lại nghiêm mặt răn đe nó không được như thế với bố, đôi lúc còn phát cho nó mấy cái vào mông. Mẹ nó là người cam chịu, nhẫn nhục…Sau bao nhiêu năm lấy bố với chừng ấy thời gian khổ cực về cả tinh thần lẫn vật chất, mẹ vẫn không than trách nửa lời. Bát đĩa, cốc chén bị bố làm vỡ hết, mẹ lại mua đồ mới bằng nhựa. Những bữa cơm tối kéo dài đến 1, 2 giờ sáng, mẹ vẫn ngồi bên bố để rót rượu rồi nghe ông kể đủ thứ chuyện: chuyện thời trai trẻ, chuyện hàng xóm, chuyện ở quán rượu... Ngày ba bữa, mẹ vẫn cơm bưng nước rót tận tình rồi giặt giũ phơi phong quần áo hầu hạ bố. Những hôm trái gió trở trời, một mình mẹ loay xoay với cơm cháo, thuốc men… Bố khỏi ốm, lại tìm đến rượu, lại về nhà đập phá… Và mẹ lại hứng chịu, phục dịch. Sợ dây đàn dù bền đến mấy, khi căng quá cũng sẽ có lúc đứt phụt, huống chi là những sợi dây thần kinh li ti của con người. Nhưng với mẹ nó thì không, mặc cho bao khó khăn chồng chất mà cuộc sống đè nặng lên vai, mặc cho bao nhiêu gièm pha, thương hại của người đời…, mẹ vẫn một lòng quan tâm đến bố, bền bỉ và vị tha. Tuổi thơ của nó hằn đậm hai hình ảnh khó quên nhất. Đó là hình ảnh bố: buông thả, vô lo và hình ảnh mẹ: cam chịu, tảo tần, yêu thương chồng con hết mực.
Bố nó vốn là một lái xe ở Công ty khai thác đá. Kể từ khi ông bị người ta vu oan cho tội ăn cắp rồi bị đuổi việc, cũng là lúc ông tìm đến rượu như để giải khuây và trút hận. Gia đình nó lâm vào cảnh túng thiếu. Ngoài mấy sào ruộng khoán và thúng xôi mỗi sáng, mẹ nó còn nhận thêm hàng gia công về may. Tiền chi tiêu hàng tháng cho cả gia đình, tiền học hành của nó, thậm chí cả tiền rượu chè, quán xá của bố đều chỉ trông vào đôi bàn tay chăm chỉ của mẹ…
Hình ảnh: Deviantart.com |
Trong nhà, mẹ quý nhất chiếc mâm nhôm. Nó không bao giờ quên được đôi mắt xót xa bất lực của mẹ khi chứng kiến cảnh bố dang tay ném chiếc mâm ra giữa sân, rồi hình ảnh mẹ ngồi cặm cụi nắn chỉnh lại cái mâm ấy bằng đôi bàn tay thô ráp, xương gầy. Sau mỗi bữa cơm, mẹ rửa chiếc mâm với sự cẩn thận, tỉ mẫn hơn rất nhiều so với những nồi niêu, bát đũa khác. Hồi nhỏ, nó đã tự lý giải cho điều đó bằng suy nghĩ: đó là chiếc mâm đẹp hiếm có. Nó có màu vàng chanh, rất dày nhưng không hề thô kệch. Lớn lên một tý nữa, nó biết đó là món quà cưới duy nhất còn sót lại khi những bát đĩa, cốc chén mà hai bên nội ngoại cho hồi bố mẹ nó cưới nhau đã vỡ tan sạch. Nó nghĩ, mẹ trân quý chiếc mâm cũng giống như nó yêu thích những bức ảnh chụp cùng các cô giáo về kiến tập ở lớp nó hồi học
Nhưng, sau những vui vầy quán xá, về nhà, bố nó lại thẳng tay ném chiếc mâm ấy ra sân. Sau khi toàn bộ đồ dùng trong nhà đã được mẹ nó thay bằng đồ nhựa thì chiếc mâm trở thành trò tiêu khiển duy nhất của bố. Cũng có thể bố biết đó là đồ vật mẹ quý nhất nên tìm cách phá. Ném một lượt, nó đã hơi méo mó, bố lại nhặt lên ném đi ném lại nhiều lần nữa khiến chiếc mâm càng trở nên cong vênh. Với một người đã mang sẵn trong mình nhiều uất ức, căm hận như bố thì có thể, sự cam chịu và nhẫn nhục của mẹ cũng là một điều khó chịu. Cũng có thể, rượu đã bố thành một con người độc ác, cũng như hoàn cảnh đã biến mẹ ngày càng trở nên kiệm lời, kiệm cả những than trách, giận hờn…Chỉ những nỗi buồn là căng đầy trên khuôn mặt và sức chịu đựng thì ngày càng bền bỉ hơn. Nó giận mẹ, nó ghét cái tính cam chịu của mẹ. Có đôi lúc, nó đã phát xẳng lên với mẹ khi không thể chịu nổi những im lặng, những nhẫn nhục ấy. Những lúc đó, mẹ nó chỉ trầm ngâm :" Vợ chồng ở với nhau là duyên nợ ân tình, đã là ân tình thì trả mấy cũng không hết". Nghe xong, nó quay lưng với bao nhiêu rối rắm, khó hiểu…
Hình ảnh: Deviantart - zemotion |
Năm nó lên cấp III, cái ngày không mong chờ đã đến với gia đình nó. Bố nó, sau gần mười lăm năm ngập ngụa trong hơi men, đã mắc bệnh nan y. Bố nhập viện, tưởng như đây đã là chuyến đi về định mệnh của bố. Nhưng không, số phận đã buông tha ông khi đường đến cửa tử đã cận kề. Nhìn bố nằm đó, khuôn mặt tái xanh, se sắt, thân hình gầy tong tưởng như chẳng có ai tiều tụy hơn, nó khóc oà trong nỗi tức tối lẫn xót xa. Máu nào thâm thịt ấy. Nó cảm giác nỗi đau đang tan chảy trong từng đường gân, thớ thịt...
Càng nghĩ về bố, nó lại thương mẹ nhiều hơn. Một tình thương yêu sâu sắc, bền bỉ và vị tha với chồng, chỉ có mẹ thôi. Thức khuya, dậy sớm sắc thuốc, hầm cháo rồi cò lưng đạp xe đến mười mấy cây số tìm thầy, cắt thuốc…- tất cả những khó khăn đó không có nghĩa gì đối với mẹ nó, khi mà yêu thương dường như đã ngấm sâu vào máu. Suốt mấy tháng trời cùng bố chống chọi với cơn bạo bệnh, mẹ gầy xọp hẳn đi; khuôn mặt trở nên gầy choắt, dăn deo; những mệt mỏi như đã xâm nhập vào con mắt và cả tận trong xương tuỷ của mẹ... Nhưng ánh mắt buồn và mệt mỏi ấy vẫn ánh lên niềm vui tột độ khi mẹ đút xong cho bố bát cháo hay khi biết tin bệnh tình của bố có dấu hiệu thuyên giảm… Mẹ chăm sóc bố với một niềm quan tâm từ đầu đến cuối, tận tình và bao dung, như thể cuộc sống tươi đẹp không biết gì là muộn phiền, đau khổ; như thể bố chưa từng là bố của những tháng ngày chỉ biết đằm mình trong rượu… Chợt nhớ tới câu nói "duyên nợ ân tình" và cái mâm nhôm mà mẹ nó quý hơn vàng, bao nhiêu khó hiểu bấy lâu nay chợt vỡ oà trong nó.
Con tim người vợ dù trong hoàn cảnh nào cũng đắm đuối đến cháy bỏng vì chồng. Bởi, cái ý niệm "duyên nợ ân tình" như đã được nối thẳng vào cuống tim…
Gửi từ Email Phan Tú ( Vinh- Nghệ An) – phanbaona
Chia sẻ của độc giả Ho ten: tu oanh Ho ten: minh dieu Email: quyendtvt@gmail.com Ho ten: trần mạnh hoàn Ho ten: Đỗ Trung Long Dia chi: Ha Noi Ho ten: dammayhong_ht@yahoo.com Ho ten: Mai Phuong Ho ten: V H Ho ten: hoang duy Ho ten: Yến Linh Ho ten: la thi huong Ho ten: N.A.Dung Ho ten: vit Ho ten: tqk Ho ten: Đoàn Văn Diến Dia chi: Hà Nội Email: Traihathanhbig@yahoo.com Tieu de: hạnh phúc ngay tầm tay Noi dung: Thật lòng mình không cầm nổi nước mắt khi đọc câu chuyện và những dòng cảm xúc của mọi người. Cảm ơn và cảm ơn vì đã cho tôi nhận ra một điều..."Gia đình là hạnh phúc mới là mục đích cao nhất". Nhân dịp 20/10, cầu chúc cho tất cả những người mẹ những người bà, ngưởi chị và chị em luôn sống luôn hạnh phúc, thành đạt và sung sướng |
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Người thầm lặng 20/10
Mỗi bước đường tôi đi đều in dấu sự dạy bảo, lo lắng và yêu thương vô điều kiện của mẹ. Sự hi sinh âm thầm của mẹ khiến tôi thấu hiểu rằng, dù có bao nhiêu thử thách trong cuộc sống, tôi vẫn luôn có một người để dựa vào.
Yêu anh, yêu đến điên rồ để rồi nhận lại là điều gì?
Nhiều lúc tôi khuyên bạn của mình về chuyện yêu đương. Chẳng hạn như người ta lạnh nhạt là người ta hết yêu bạn, đừng cố chấp theo đuổi làm gì. Thế mà bản thân tôi lại trong hoàn cảnh ấy.
Lá thư tình không gửi
Mỗi khi mở ngăn kéo, nhìn thấy chồng thư cũ kỹ, anh lại nhớ về những ngày tháng sinh viên đầy kỷ niệm. Có những lúc anh tự trách mình vì đã không đủ can đảm để nói ra cảm xúc thật của mình với Linh.
Tình yêu: Một bản giao hưởng của tâm hồn
Khi ta yêu, ta học cách chấp nhận không chỉ những điều tốt đẹp mà cả những điều chưa hoàn hảo ở đối phương. Tình yêu không yêu cầu chúng ta phải hoàn hảo; nó chỉ cần ta chân thành. Sự chân thành chính là nốt nhạc chính, là nhịp đập của bản giao hưởng ấy.
Theo bạn, như thế nào là ổn định?
Cuộc sống đôi lúc yêu cầu chúng ta ổn định, không chỉ vì bản thân, mà còn vì trách nhiệm và những người ta yêu thương. Đôi khi, ổn định giống như một bến đỗ, nơi ta tạm nghỉ ngơi sau những sóng gió.
Mùa đông – 2017
Sunny là niềm an ủi duy nhất trong cuộc sống đầy khó khăn của cô. Mỗi tối, cô cùng con trai chơi đùa, kể chuyện, rồi khi Sunny ngủ say, cô lại ngồi một mình bên cửa sổ, nhìn ra ngoài trời tuyết rơi và nhớ về quá khứ.
4 con giáp là 'thần giữ của'
Tiền bạc một khi đã ở trong tay 4 con giáp này thì rất khó lọt ra ngoài đồng nào.
Đi qua sự phản bội
Tớ cứ tưởng rằng, lý do mà quá khứ chúng ta không thành là vì cái tôi của hai bên. Nhưng sau sáu năm ròng, cả tớ và cậu đều đã yêu những người khác, đã đủ chín chắn để hiểu bản thân mình hơn rồi, chúng ta vẫn tan vỡ.
Tại sao không?
Những thứ bình thường hiện diện xung quanh chẳng khiến mình chú ý, quan tâm, cứ coi đó là điều hiển nhiên mà vô tư phớt lờ. Để rồi một ngày không biết nắng hay mưa, vô tình hay cố ý, ta sẽ đánh mất nó, lúc đó muốn quay lại thì đã quá trễ.