Trong chiến tranh, mong ước bình yên sao mà nhọc nhằn!
2017-12-22 14:20
Tác giả:
Chính từ lời giới thiệu “Tại sao sau khi đã đấu tranh và giành được vị trí của họ trong một thế giới ngày trước vốn chỉ thuộc về đàn ông, phụ nữ lại không bảo vệ lịch sử của họ?” cũng là lúc tôi tò mò đọc cuốn sách đoạt giải Nobel Văn học của Svetlana Alexievich.
Không gì phải bàn cãi hơn về giá trị của những dòng văn trong đó, không chỉ bởi sự nỗ lực của một nhà báo đã ghi âm hàng ngàn cuộn băng về những cuộc nói chuyện với những cựu chiến binh đã từng tham gia chống Đức Quốc Xã, mà còn bởi trái tim gắn kết, đồng cảm của tác giả về đề tài bi thương này, để đúc kết ra một tác phẩm đầy nhân văn.
Bên cạnh đó, có một tác phẩm nước nhà, mà tôi cảm thấy không nguôi xúc động, đó chính là Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Mặc dù không đạt bất cứ giải thưởng nào nhưng trong những giây phút yên ả này, ta lại không quên nhớ về chặng đời gần bốn năm của vị bác sĩ đã từng có cuộc sống êm ấm bên gia đình ở Hà Nội, nhưng đến cuối đời thì gắn bó với Quảng Ngãi, hết lòng yêu thương mảnh đất gian khổ ấy. Nhiệm vụ trên vai cô gái trẻ tự nhận mình “tiểu tư sản” chồng chất “vừa phải phụ trách bệnh xá Đức Phổ, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy”.
Điểm chung ở hai tác phẩm là những sự mất mát không tài nào kể xiết do sự hung tàn của những kẻ xâm lược, từ đó làm nổi bật lên những chân dung người phụ nữ tuổi nhỏ dũng cảm can trường, những bà mẹ cam chịu chấp nhận đời sống đau thương, cơ cực khi đành đứt ruột cho các con mình ra trận.
Thế nhưng sau chiến trang họ nhận được điều gì?
Ekaterina Nikititchna Sannikova, trung sĩ xạ thủ:
“Sau chiến tranh, tôi sống trong một khu nhà tập thể. Tất cả các bà láng giềng của tôi đều có chồng và suốt ngày họ tìm cách gây sự với tôi. Họ chửi tôi...”
Thật xót lòng biết bao cho những trường hợp như vậy. Tạm bỏ qua điều đáng tiếc trên, cái đáng trân quý là những câu chuyện với đa tầng cảm xúc.
“Những người cưới nhau trong chiến tranh là những người hạnh phúc nhất thế giới. Giữa khói lửa và cái chết. Cái ấy dệt nên một mối dây bền chặt.” (Lời Người Chồng Saul Guenrikhovitch, trung sĩ bộ binh)
“Đối với chúng tôi, hôn nhau có nghĩa là yêu nhau suốt đời. Nhưng trong chiến tranh, tình yêu coi như bị cấm (nếu như cấp trên có biết chuyện gì, thì một trong hai người yêu sẽ bị chuyển sang đơn vị khác, đơn giản là người ta chia tách họ ra). (Theo Sofia Kriegel, thượng sĩ, xạ thủ bắn tỉa).
Nhưng bên cạnh sự viên mãn đó, thì có những mối tình son sắt lại chẳng có kết cục màu hồng, dù vậy cũng khiến người khác ngưỡng mộ:
“Trong một trận đánh, anh tiểu đoàn trưởng bị thương nặng, trong khi Liouba thoát được chỉ với một vết đạn sướt nhẹ. Anh được đưa về hậu phương, còn cô chỉ ở lại một mình. Do cô có thai, anh đã trao cho cô một bức thư: Hãy đi tìm bố mẹ anh… Về sau, Liouba đã viết thư cho tôi rằng bố mẹ của người đàn ông đó đã không chấp nhận cô và đứa con. Họ đã đuổi cô đi, và anh tiểu đoàn trưởng đã chết. Dẫu vậy, tôi thèm muốn được như cô.” (Theo Nina Leonidovna Mikhai, thượng sĩ y tá)
Đồng thời cũng không thiếu một mối tình mù quáng, chấp nhận thiệt thòi tự nuôi con một mình mà không nửa lời than trách.
“Tôi là vợ chiến trường. Một người vợ thứ hai bất hợp pháp. Tôi yêu anh, dù anh có một người vợ mà anh thích hơn tôi và hai đứa con… Và tôi biết sau chiến tranh, nếu anh còn sống, anh sẽ trở về với họ. Chẳng hạn, chúng tôi trở về sau một trận đánh khủng khiếp. Và chúng tôi còn sống..; không bao giờ anh biết đến điều như vậy với một ai khác. Sẽ không ổn... Anh đã đi tìm lại người vợ hợp pháp của anh, các con anh. Anh để lại cho tôi tấm ảnh anh làm kỷ niệm. Tôi, tôi không muốn chiến tranh chấm dứt… Thật kinh khủng khi thú nhận điều ấy… tôi phát điên.” (Sofia K-vitch cáng thương).
Và tiến sâu hơn vào những gam màu đen tối mà chúng ta không thể xóa nhòa. Nỗi đau còn lan truyền tận đến nòi giống sau này, xuất phát từ một mong ước nhỏ nhoi của những người phụ nữ muốn hòa mình lại cuộc sống bình thường. Đắng cay hơn cả ngọt bùi trong tình yêu đôi lứa.
Cùng một đề tài về nỗi lòng người phụ nữ trong Chiến tranh, ở Nhật ký Đặng Thùy Trâm mang hơi hướng riêng, là bức tranh rõ nét về quá trình phấn đấu, trưởng thành trong bản lĩnh, cũng như ý chí của một cô gái dám dấn thân vào Nam vì tiếng gọi “quyết sinh tử cho Tổ quốc quyết sinh”, cùng tình yêu với M.
Trong năm đầu ở miền đất mới, bề ngoài Thùy tỏ ra bình thường, hết lòng tập trung hoàn thành tốt công việc nhưng trong sâu thẳm, cô vẫn luôn tự động viên phải thoát ra khỏi sự yếu mềm trước sự rạn nứt của một mối tình sâu đậm tám năm trời, do sự ngăn cách trên mặt trận và tư tưởng sống.
Nhanh chóng gượng qua nỗi lòng tan vỡ, Thùy cố công dành thì giờ ít ỏi của mình để quan tâm đến những vất vả của người em, hay đồng chí luôn kề vai sát cánh bên mình như: Hường, Liên, Nhiều, Nghĩa, Vân… Như một chú ong chăm chỉ, Thùy đã xác định được tình cảm của mình với em ‘nuôi’ Thuận, và đưa ra những chiêm nghiệm sâu sắc nhằm vượt qua bao dèm pha, dị nghị để sống chung thủy với lý tưởng cách mạng, sự tin tưởng của người thân yêu.
Hơn một lần chúng ta dặn lòng không thể để tình cảm lấn át lý trí nhưng nào được như ý muốn, cho nên tôi rất thấu nỗi lòng khắc khoải của Thùy: muốn tự nhiên bộc lộ những tình cảm thương mến của mình cho những người anh như: Tân đồng chí bí thư hay người em gan lỳ, dũng cảm Thuận.
“Lại chia tay, ôi sao lúc nào cũng chỉ là chia tay, lo âu và thương nhớ… Mong ngày gặp anh, em sẽ nói anh nghe tâm tình của đứa em gái mà anh đã dành trọn tình thương duy nhất của một người anh cho nó.”
Mãi loay hoay trên những nấc thang “tình” nên Thùy chỉ biết thở dài, cùng cây viết, cuốn sổ, khi cố gồng mình lên để vun vén cho đàn em; nếu đổi lại trong thời bình thì cô gái ấy sẽ khỏe khoắn hơn và được sống trọn sự hồn nhiên.
Nếu như trong điện ảnh khán giả có thể phản đối cái kết, thì tôi mong lỡ biên kịch có đành đoạn để nhân vật chính phải chết thì hãy để số trang Nhật ký dày thêm cho đến khi nào thấy được nụ cười sung sướng của cô trong ngày Miền Nam giành độc lập. Và cái kết sẽ đi đôi cùng tương lai của những mảnh ghép khác là những người bạn chí cốt, đàn em của Thùy.
Có lẽ suy nghĩ này cũng chỉ là một giấc mơ, ảo ảnh mà hàng triệu người từng nhắc.
Xin cho họ được hai chữ “Bình yên”. Ôi sao mà nhọc nhằn!
Khi giặc Mỹ ngày càng ra sức càn quét, lòng Thùy chỉ toàn nhớ với thương trong đêm giao thừa.
Chẳng còn được đọc thêm những trang nhật ký của Thùy Trâm, tôi buồn biết bao. Tuy chỉ là những cảm nghĩ cá nhân nhưng nó lại rất thấm thía và lay động lòng người, tựa hành văn và vang vọng tiếng thơ.
Dù các cuộc chiến đã chấm dứt lâu rồi, nhưng đến nay chúng ta không khỏi day dứt về tất cả hoàn cảnh gia đình các chị và người mẹ đã và đang phải hứng chịu bao đau đớn, bởi chẳng ai mong muốn được gọi tên hay tự hào kể lại những chiến công do hai từ “Chiến tranh” gây ra. Tình yêu vô bờ của họ cho Tổ Quốc, quê hương thật sự khiến tôi - lớp trẻ sau này càng mong muốn góp công, giữ vững được nền hòa bình lâu dài. Bởi chỉ có vậy thì mới bao bọc được máu mủ cũng như được chứng kiến những câu chuyện tình thăng hoa kết trái.
© Nguyễn Đức An Khánh – blogradio.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Tương tư
Ơ kìa em sao nỡ để tình anh Chưa bước tới đã muôn phần lận đận Sao chỉ mới nhìn thôi em đã giận Và tiếng yêu thôi em chẳng nhận lời
Lời má dạy trên mảnh đất Miền Tây chất phác
Ở vùng quê này, người ta sống với nhau bằng cái tình, cái nghĩa. Họ có thể không giàu có về vật chất, nhưng lòng họ luôn đầy ắp sự chân thành và nghĩa tình. Má dạy con rằng, dù sau này có đi xa, có thành đạt, con vẫn phải giữ lấy tấm lòng chân chất đó.
Hồi tưởng về tuổi thơ tôi
Đôi khi tôi tự hỏi bản thân sao giờ lại bỏ mặc người bạn thiên nhiên gắn bó thân thiết thuở nhỏ của mình, từ những cơn mưa rào rạt rơi lộp bộp trên mái tôn làm mát dịu bầu không khí tới những tán lá râm mát đã che chở tôi khỏi cái nắng tháng 6 oi ả.
Tình yêu giữa hai người giống như mảnh ghép
Tình yêu giữa hai người giống như mảnh ghép, để ghép được thì cả hai mảnh đó phải hợp nhau chứ không phải giống nhau. Và muốn tìm được cái hợp nhau thì rất khó, muốn ghép lại được với nhau thì cần phải có thời gian.
Ba ơi ba đâu rồi?
Ba mẹ của anh chị tin anh chị đấy, rất mực vững chãi nữa đấy nhưng thời hạn để thực hiện lời hứa của anh chị là bao lâu vậy? Là một năm? Là năm năm? Hay cả cuộc đời để tranh giành những thứ của cải vật chất phù hoa kia...
Hối tiếc
Giọt lệ rơi trên má, ướt nhòe gương mặt, Nỗi niềm hối tiếc, đắng cay chẳng vơi. Thời gian trôi qua, như giấc mộng xa vời, Để lại bao tiếc nuối, trong lòng bồi hồi.
Lối ra trong sương mù
Những buổi sáng bên bờ biển, nơi tôi có thể chạy nhảy và vui đùa cùng những đứa bạn nhỏ trong xóm, là những lúc tôi cảm thấy như được sống trong một thế giới khác, một thế giới không bị ảnh hưởng bởi những cơn bão tố trong gia đình.
Ngày yên…
Mặc cho gió thổi bay làn tóc rối, chúng thủ thỉ thù thì với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, nói cho nhau nghe những điều sâu kín. Người ta nói tuổi học trò là tuổi mộng tuổi mơ đâu có sai tí tẹo nào.
Thay đổi - sự thú vị của thanh xuân
Sự thay đổi vốn dĩ luôn diễn ra trong từng phút, từng giây của cuộc đời mỗi người. Nhưng có lẽ nó chỉ thú vị và đáng yêu nhất ở năm tháng thanh xuân.
Con nợ ba
Bởi lẽ, ba muốn được nhìn thấy mẹ và con lần cuối. Con cũng không hiểu sao lúc đó con chẳng thể suy nghĩ và làm gì. Mọi thứ đến với con quá đột ngột.