Thèm quá hương vị tuổi thơ
2020-07-15 01:24
Tác giả:
Quy Nguyễn Văn
blogradio.vn - Chỉ khi trời sụp tối, không còn nhìn rõ mặt nhau mới chịu tản ra, ai về nhà đó. Mặt mũi tèm lem, mồ hôi ướt sũng, nhìn là biết thấm mệt cả rồi nhưng đứa nào cũng mặt cười rạng rỡ cùng với những cuộc hẹn gặp lại vào ngày hôm sau.
***
Người ta vẫn hay nói, ở đời có ba thứ khi ta đã bỏ lỡ thì sẽ không lấy lại được. Đó chính là thời gian, cơ hội và lời nói. Lời nói đã thốt ra thì sẽ lấy lại như thế nào? Có thể nói lại một lời tốt đẹp hơn nhưng sẽ không thể lấy lại lời nói đã làm tổn thương người khác khi nó đã khắc ghi trong lòng họ. Cơ hội cũng vậy, trên đường đời, chúng ta sẽ gặp nhiều cơ hội nhưng trong những thời điểm nhất định, cơ hội sẽ có giá trị nhất định. Và ngay tại thời điểm nhất định đó ta cần có được cơ hội đó nhưng khi có rồi lại để nó trôi qua và sẽ không có một cơ hội nào để ta bắt được trong lúc ấy.
Thời gian lại càng không thể níu giữ hoặc lấy lại. Chúng ta là những con người bằng xương bằng thịt của thế kỷ 21, không phải là chú mèo máy Doraemon mà có thể tự do du hành vượt không gian, thời gian. Thời gian qua đi sẽ để lại trong mỗi con người nhiều thứ: buồn, vui, tiếc nuối, lưu luyến, nhớ thương,... Tất cả những điều đó, tôi xin phép gọi chung là kỷ niệm. Những thứ mà chúng ta chỉ có thể nghĩ đến nhưng sẽ không bao giờ được trở lại, nó nằm ở miền ký ức mà mỗi người tự cất giữ cho riêng mình ở một góc nào đó trong tâm hồn. Riêng tôi, những góc ký ức về một thời ấu thơ, không lo không nghĩ luôn được cất giữ kỹ lưỡng và được lục lại để tìm niềm vui mỗi lúc tôi buồn.
Trời chiều miền quê yên bình và mát mẻ, gió lùa làm mái tóc chưa kịp hớt gọn của tôi rối lên như tổ quạ, ánh nắng vẫn cố gắng chen chút qua mấy tán cây để vương lại những tia cuối cùng trước khi trời sụp tối, mùi rạ thân quen mỗi khi đồng ruộng vào mùa gặt, khói đốt đồng bay nghi ngút. Như thường lệ, vẫn chiếc võng trước nhà, tôi đong đưa theo từng trang sách nhưng khói bay cay cả mắt làm tôi không thể nào tiếp tục. Đặt quyển sách xuống, ung dung nằm ngắm chiều tà, tôi chợt nhận ra đã lâu lắm rồi những hình ảnh quen thuộc này mới đưa nhau len lỏi vào mắt tôi, thầm nghĩ "nhờ khói đồng làm cay mắt mới có "cơ hội" này". Ở những làng quê miền Tây vốn đã thanh bình nhưng nhà nằm sát hè, cạnh cánh đồng lúa bạt ngàn như nhà tôi thì càng cảm nhận rõ rệt hơn sự yên bình của miền đồng bằng đất chín rồng.
Mỗi năm chỉ chờ đến những mùa gặt, những chiếc máy gặt liên hợp lướt nhẹ qua, cây lúa cao cao cũng nhẹ nhàng theo đó mà mất dạng chỉ để lại cho cánh đồng những gốc rạ mới đậm hương quê. Mùa này là mùa cả làng cùng vui, người làm ruộng thì đến ngày gặt được thành quả suốt mấy tháng chăm nôm, trẻ con thì được mùa chơi đồng thỏa thích với đủ các trò. Vui nhất là cái cảnh diều bay phất phới đầy trời, nhìn đâu cũng toàn diều với diều đủ các loại, nào là diều phụng, diều cá mập, cá voi, đại bàng,...cả những con diều tự chế bằng bọc nilon cho "tiết kiệm". Loại diều này bây giờ cũng "hiếm", cái thời 500 VND mua được một nắm kẹo cầm không hết tay của bọn con nít chúng tôi mới có nhiều, tiền ăn vặt còn không có lấy đâu mua diều. Nghĩ lại mới thấy bọn tôi hồi đó cũng tinh ranh lắm chứ, chỉ cần một cái bọc nilon nhặt được ở đâu đó, mua thêm cuộn băng keo nhỏ, đi đại ra hè chặt rồi chuốt nhỏ vài cây tre, bỏ ra một buổi là đã có con diều chơi bằng bạn bằng bè, mặc dù sức bay con diều có hạn. Bây giờ thì cuộc sống quá ưu ái cho lũ trẻ, nhìn lên trời thấy đâu đâu cũng diều vải căng mình bay trong gió. Nhìn chằm chằm bầu trời, ngắm diều đua nhau lượn vòng nãy giờ mắt tôi bắt đầu mỏi, lia mắt xuống rồi bỗng dừng lại ở đôi trẻ kia, tôi phát hiện chúng đang cố gắng cùng nhau đưa diều cất cánh, bất chợt tôi thấy hình ảnh mình và đám trẻ khi xưa. Chơi diều bọc khổ hơn diều khác là vậy, những con chịu bay thì không nói, có những con thích ăn vạ, vừa đưa lên đã chúi đầu tìm về đất mẹ. Những khi như vậy thì phải có ít nhất hai người: một người đứng cầm cuộn dây, người còn lại thì cầm con diều chạy rồi quăng lên trời cho nó bay, lần 1 không bay thì lần 2 lần 3,... lần n.
Đường nhà tôi rộng, thoáng, dễ đi, lại như trung tâm giữa các xóm nên tụi nhỏ cứ tụ tập về đông vui không kể. Gặt lúa thì có thả diều là điều đương nhiên nhưng đến cả những trò chơi
khác cũng được bọn trẻ dọn sạch từ các sân đất, sân gạch ra sân rạ, mặc dù, đứa nào lỡ không cẩn thận thì chân sẽ nở cả vườn hoa... Chơi nhảy dây ở trường còn dang dở, thế là được dịp mùa gặt, con bé Huệ kế bên nhà kéo luôn đám bạn gần chục đứa về đồng chơi. Lúc mới đến, đứa nào đứa nấy áo trắng, quần tây, khăn quàng trên cổ ngay ngắn, đầu tóc gọn gàng. Bước xuống ruộng, vào cuộc chơi, ai cũng như chiến sĩ ra sa trường, chiến đấu hết mình để không bị bắt. Xa xa ngoài kia một chút thì vài ba đứa bu lại đá trái cầu bay tới bay lui, ngặt nỗi hôm nay gió lớn, cầu cứ bay đâu đâu, tụi nhỏ đá thì ít đi lụm lại nhiều. Phóng tầm mắt ra ngoài chút nữa thì những đứa con trai lớn hơn xúm nhau lại giành trái banh, khung thành được làm chắc chắn bằng 2 chiếc dép đặt cách nhau một khoảng vừa đủ, thủ môn có khi là mấy cậu nhóc không biết đá mà ham nên xin vào chụp bóng cho đỡ ghiền. Chia đều người 2 bên rồi đứa nào còn dư ở ngoài thì làm nhiệm vụ cao cả... đó là lụm bóng mỗi khi bóng bay xa. Thỉnh thoảng, có mấy đứa chơi gian lận, cự cãi, giận lẫy rồi khóc lóc mà không thấy rớt giọt nước mắt nào, mấy đứa khác thì có nhiệm vụ làm giảng hòa viên, giận được 5 phút thì đâu lại vào đấy, đúng là trẻ con! Hăng say, mải miết với cuộc chơi mà không đứa nào thèm nhớ đến bữa cơm chiều. Chỉ khi trời sụp tối, không còn nhìn rõ mặt nhau mới chịu tản ra, ai về nhà đó. Mặt mũi tèm lem, mồ hôi ướt sũng, nhìn là biết thấm mệt cả rồi nhưng đứa nào cũng mặt cười rạng rỡ cùng với những cuộc hẹn gặp lại vào ngày hôm sau.
Tuổi thơ vốn là một khái niệm gì đó mà riêng bản thân tôi thấy nó thiêng liêng và đáng trân trọng vô cùng. Ở đó, tôi có thể nói cười thoải mái, chơi đùa thỏa thích mà không cần nghĩ đến ngày mai. Tôi ngày đó sẽ không phải chịu những áp lực như tôi hiện tại. Cuộc sống cũng sẽ vì vậy mà bớt lo toan và vui vẻ hơn.
Tuy nhiên, ký ức vẫn còn đó nhưng chúng ta chỉ có thể nhớ chứ không thể quay về. Việc ta có thể làm là cố gắng mỗi ngày để hôm nay trở thành ký ức đẹp và đáng nhớ của ngày mai.
© Quy Nguyễn - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình: Tạm biệt tuổi thơ, đến lúc phải lớn rồi
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Những mảnh ký ức (Phần 7)
Mẹ cáu vì tôi bướng và ngang ngạnh nên cứ thế cầm cả cái chổi quật, tôi thì lỳ nhất định không xin. Cứ thế mẹ quật nát cả cái chổi, còn tôi bỏ ăn lên trốn trên gác thượng hờn dỗi và nức nở…

Những mảnh ký ức (Phần 6)
Tiếng bù lu bù loa láo loạn cả giấc trưa. Bà Bình sang từng nhà gọi, kết quả là băng đảng tan rã, tình cảm sứt mẻ, cả hôm sau đó chúng tôi phải ở trong nhà cấm không được đi đâu chơi. Tôi và con Nguyệt đáng nhẽ thoát, nhưng Thọ đen lại khai ra có cả tôi trong vụ đó nữa. Thật đáng buồn!

Những mảnh ký ức (Phần 5)
Chính vì bọn nhỏ trong xóm đông đúc thế, cùng với đám đàn anh vô cùng láu cá, nghịch ngợm, mà mùa hè nào đối với chúng tôi cũng đều là một khoảng thời gian tuyệt vời, đầy ắp những chuyến phiêu lưu đáng nhớ.

Em còn rất nhiều ngày hạnh phúc
Em gật đầu, vậy là từ đó em thân với lũ trẻ đó nhiều hơn, và không hiểu sao em càng tin lời của dì em nói, em còn nhỏ lắm em sẽ còn có rất nhiều ngày hạnh phúc ở phía trước, rất nhiều ngày hạnh phúc đang chờ em.

Mừng Đảng quang vinh - mừng xuân đất nước
Từ những nỗi đau mất mát, chúng ta đã đứng dậy, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính những khó khăn, thử thách đó lại càng làm cho mỗi người dân chúng ta thêm phần gắn kết, yêu thương và sẻ chia.

Những mảnh ký ức (Phần 4)
Một cách duy nhất để được ăn phở đó là “bị ốm”, phải được ốm, không ăn được gì thì sẽ được ăn phở. Thế là trưa nắng thay vì trông thóc, bọn tôi lăn ra phơi người để được ốm và cũng được ốm thật!

Bữa cơm gia đình
Câu hỏi ấy đặt ra với tất cả chúng ta chứ không phải riêng một bất kỳ ai. Xa nhà để phát triển bản thân, ở gần người thân gia đình nhưng vì mối quan hệ xã hội mà ta níu kéo giữ gìn rồi quên đi bữa cơm gia đình, có đáng hay không?

Tết xa quê
Nhớ cha nhớ mẹ mấy lần Mái tranh cũ rích lắm phần xác xơ Giao thừa pháo nổ hững hờ Bếp hồng nơi đó bơ vơ một mình

Những ngày giáp tết
Người quê tôi, vốn hiền hòa, chấc phác trong cuộc sống đời thường, khi xuân về lại càng trở nên dịu dàng và thân thương đến lạ. Từ trẻ tới già lúc này với vẻ mặt thật hân hoan, nụ cười trên môi thì luôn tươi như hoa nở. Tay bắt, mặt mừng đón chào thăm hỏi khi thấy người đi xa mới về.

Lặng lẽ chiều xuân
Chiều nay lặng lẽ bên thềm Ngàn hoa hé nở êm đềm tỏa hương Bếp chiều quyện khói hay sương Chút gì như vấn như vương lòng người.