Thương nhớ những ngày lênh đênh sông nước
2024-07-14 19:20
Tác giả:
Quy Nguyễn Văn
blogradio.vn - Trước ngày tàu vịt qua đồng mới, mẹ sẽ thu xếp để được nắm tay, e dè tiễn biệt những tiểu thương thân thiết. Niềm nở chúc nhau câu thượng lộ bình an, buôn may bán đắt và lục lọi trong ký ức tìm những điều vui vẻ để ngăn dòng nước mắt trực trào nhưng ai cũng hiểu sau lần này, biết có còn gặp lại nhau chăng?
***
Những mái chèo rẽ mặt nước sông óng ánh đi trong ánh nắng vàng nhàn nhạt của buổi sớm mai khi mặt trời vừa ló dạng là hình ảnh đã in sâu vào tiềm thức những đứa con vùng sông nước tự bao đời. Từng “con ngựa nước” nối đuôi nhau mỗi ngày chính là tổ ấm đã bảo bọc, dưỡng nuôi cho bao đứa trẻ thôn quê kịp lớn lên cùng bạn bè phố thị. Và đó cũng đã trở thành khung trời tuổi thơ lung linh, huyền diệu và không thể phai mờ mà lòng tôi sẽ không bao giờ thấy nữa.
Những mái chèo rẽ mặt nước sông óng ánh đi trong ánh nắng vàng nhàn nhạt của buổi sớm mai khi mặt trời vừa ló dạng là hình ảnh đã in sâu vào tiềm thức những đứa con vùng sông nước tự bao đời. Từng “con ngựa nước” nối đuôi nhau mỗi ngày chính là tổ ấm đã bảo bọc, dưỡng nuôi cho bao đứa trẻ thôn quê kịp lớn lên cùng bạn bè phố thị. Và đó cũng đã trở thành khung trời tuổi thơ lung linh, huyền diệu và không thể phai mờ mà lòng tôi sẽ không bao giờ thấy nữa.
Tôi không lớn lên bằng những tháng ngày bồng bềnh cùng mái chèo, sóng nước nhưng cũng “trà trộn” một quãng đời mình cùng tiếng rao hàng của những bình minh trên chợ nổi.
Thuở còn cắp sách đến trường trong lứa tuổi vô lo vô nghĩ, cứ mỗi khi nghe râm ran tiếng ve sầu như đang thi nhau hát ở hàng cây cao cao bên ngoài cửa sổ và những cành phượng vĩ đỏ rực giữa sân trường, lòng tôi lại háo hức, rạo rực đến quên ăn, bỏ ngủ. Nức tiếng ở xóm là đứa chăm học với chút thành tựu đầu đời là mấy tấm bằng khen học sinh giỏi nhưng tôi yêu mùa hạ đến da diết mặc dù buồn man mác suốt những tháng ngày ấy. Bởi vì, niềm mong mỏi được đoàn tụ và “đi làm” cùng ba mẹ đã thúc giục lòng tôi chờ hạ.
Ba mẹ tôi làm nghề nuôi vịt chạy đồng. Cái nghề xua con người ta phải rong ruổi đó đây mỗi khi nghe chuyền tai ở nơi nào có thể đến. Người nuôi vịt đẻ trứng chạy đồng ví như đời du mục, lang bạt quanh năm. Nay ở bến này, mai qua bến nọ. Chào đón chúng tôi không phải những thảo nguyên xanh mà là những cánh đồng vừa thu hoạch lúa. Vừa kịp quen mùi của đất và hương rơm, gốc rạ trên đồng đã phải dọn lều trại, tiếp tục hành trình đến vùng đất mới.
Nếu đi những đồng gần nhà thì thi thoảng ba mẹ về thăm tôi và ông bà nội nhưng chỉ được ít ngày lại phải đi tiếp. Chỉ có mùa hè khi tôi nghỉ học thì mới được phép lấm lem bùn đất dưới đồng cùng bầy vịt cạp cạp inh ỏi cả tai, vang động một góc trời. Những tờ mờ sáng, tôi sẽ cùng ba ra chuồng và nhón nhén từng bước chân để thu hoạch những quả trứng vịt mới đẻ đêm qua, trắng phao phao hiển hiện trên lớp rơm còn ấm hơi vịt nằm.
Những đồng ở gần thị trấn hoặc chợ thì việc đi đứng thuận tiện khỏi phải nói nhưng cũng không ít lần tôi được đến những đồng xa nằm ở ngoại ô các tỉnh miền Tây mà đèn điện được người ta nhắc đến như một điều gì đó rất xa xỉ, mơ hồ. Trên chuyến hành trình phiêu bạc đầu đời đó cũng là lần đầu tiên tôi biết người ta có thể chất đầy những thứ hàng hóa trên ghe, xuồng rồi chạy dọc dòng sông hẻo lánh để bán cho người dân ở các vùng này. Ở đây, người ta quen gọi đó là chợ nổi vì mọi trao đổi, giao dịch đều diễn ra trên mặt sông. Mỗi khi có tàu nào xin chen qua là cả người bán lẫn người mua đều bám chặt mạn thuyền mà lắc lư theo cơn sóng.
Để mua đúng thứ mình cần, người trên bờ thường đứng ở mé sông rồi dõi mắt tìm những cây bẹo được treo vừa tầm nhìn trên mỗi chiếc ghe vì tiểu thương trên sông “treo gì bán nấy”. Như một thói quen, khách hàng thường có mặt ở những tụ điểm mua bán vào lúc mặt trời vừa lên cao cao, nắng vừa đủ ấm. Hoặc nghe xa xa văng vẳng tiếng rao của mấy người đàn ông giọng đục ngầu, lâu lâu xen lẫn vào mấy câu bông đùa dí dỏm. Cũng có khi, tiếng rao ấy ngọt lịm, nhẹ nhàng như Hương Lan hát dân ca Nam Bộ.
Chỉ với vài lần mua bán mà những người tứ xứ từ lạ bỗng hóa thành quen rồi thân thiết khi nào cũng không biết. Không phải chỉ vì cái tính hào sảng, gần gũi và nhiệt tình đã từ bao đời in sâu trong dòng máu nóng của dân cư miền Tây Nam Bộ mà còn bởi sự đồng cảm của họ dành cho nhau. Họ thấu hiểu nỗi nhớ nhung da diết đến khao khát được quay về của những phận đời tha hương cầu thực.
Mỗi lần chuyển bến, tôi nhìn trong mắt mẹ ánh lên một nỗi buồn xa xăm nhưng đầy trìu mến, nỗi khắc khoải mến đất, thương người. Trước ngày tàu vịt qua đồng mới, mẹ sẽ thu xếp để được nắm tay, e dè tiễn biệt những tiểu thương thân thiết. Niềm nở chúc nhau câu thượng lộ bình an, buôn may bán đắt và lục lọi trong ký ức tìm những điều vui vẻ để ngăn dòng nước mắt trực trào nhưng ai cũng hiểu sau lần này, biết có còn gặp lại nhau chăng?
Tàu rời bến, chúng tôi đứng mặc cho thời gian trôi qua chầm chậm, đồng lòng nhìn về mảnh đất đã cưu mang mình trong những tháng ngày qua. Ở đó có những người xa lạ nhưng không nề hà chuyện khó nhọc gì mà luôn sẵn lòng giúp đỡ, từ việc cho mượn đất dựng trại, xây chuồng đến những thiếu thốn về nhu yếu phẩm những ngày đầu tiên. Mặt nước sông yên ả, êm đềm kia chất chứa đầy ắp tiếng cười nói xôn xao, huyên náo mỗi buổi sớm mai.
Đã nhiều năm nay, gia đình tôi không còn làm nghề vịt chạy đồng nhưng những tháng ngày ấy đã trở thành mảng màu tươi sáng rực rỡ trong bức tranh cuộc đời và trải nghiệm của bản thân tôi. Hiện nay, mô hình chợ nổi cũng đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Mọi thứ đều trở nên tươi đẹp, đủ đầy và hiện đại hơn nhưng ở đó, tôi không tìm lại được cảm giác thân quen của những ngày xưa ấy.
© Quy Nguyễn Văn - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Duyên Cạn Thì Nên Buông Đừng Cố Níu Kéo | Radio Tâm Sự
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Gửi người con gái ngoan ngoãn, hiểu chuyện
Mình cũng là phụ nữ và mình chính là người phụ nữ ngoan ngoãn, hiểu chuyện, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó, sống tiết kiệm, không son không phấn, biết nghe lời,… Thực ra, bản chất của mình không như vậy, nhưng mình được dạy dỗ như vậy, và dần dần mình đang trở thành người phụ nữ như vậy.

Ai cũng có ước mơ của riêng mình
Cứ sống, cống hiến thật nhiều, khi bản thân vui vẻ, mang trong mình phiên bản tốt nhất cũng thì mình cũng đang dần hoàn thành ước mơ của mình.

Tháng sinh Âm lịch của những người quyền quý
Người sinh những tháng Âm lịch này đặc biệt may mắn và có sự nghiệp thành công.

Ước mơ của mẹ
Mặc dù, tôi chỉ là đứa trẻ chưa trưởng thành, cũng muốn được yêu thương và ba mẹ quan tâm như vậy, nhưng rồi tôi hiểu được mỗi người có hoàn cảnh gia đình khác nhau. Dẫu sao, anh em tôi vẫn còn có mẹ dù cuộc sống có khổ cực nhưng chưa bao giờ anh em tôi phải nhịn đói ngày nào.

Món ăn của mẹ
Có một lần, chú chạy ngang qua nhà mình, khi ấy chỉ có một mình con ngồi thẫn thờ. Chú hỏi con là mẹ đi đâu rồi, hôm nay hai mẹ con không ăn đá bào nữa hay sao. Con chỉ biết im lặng, hướng ánh nhìn của mình vào trong nhà, ngay phía bàn thờ mẹ.

Giông bão đi qua, hạnh phúc lại về
"Nếu duyên đến, cứ thuận theo tự nhiên," nó thầm nghĩ. Và rồi, sau sáu tháng yêu nhau, cả hai quyết định nắm tay nhau bước vào hôn nhân.

Thời cơ trong cuộc sống
Cuộc sống luôn trao cơ hội đồng đều cho mỗi người, thế nhưng, có mấy ai biết nắm bắt cơ hội đúng lúc, đúng thời điểm. Có câu: “Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội”.

Ánh nắng mùa đông (Phần 3)
Cô chưa quên được người cũ, nếu cho anh cơ hội thì đây cũng sẽ là cơ hội khiến anh bị tổn thương. Cô chẳng muốn đi vì lòng cô có anh nhưng lại sợ quá muộn để bắt đầu, lỡ như anh thương người khác rồi thì sao?

Hương lửa
Đã đi hết những con đường phố thị, đi cuối một mảnh đời nhiều lênh đênh, vấp váp mới nhận ra mùa ấu thơ nông nổi chân trần chạy đường quê mới chân thực là bình yên hạnh phúc.

Khuyên chân thành: Người bình thường làm 7 điều này để "tiền đẻ ra tiền" mỗi ngày
Tất cả bắt đầu từ những thay đổi nhỏ: kiên trì, kỷ luật, khỏe mạnh, tự tin, khôn ngoan và độc lập.