Phát thanh xúc cảm của bạn !

Con gọi 'Má ơi!' nhưng không ai trả lời

2020-11-03 01:24

Tác giả: Quy Nguyễn Văn


blogradio.vn - Từ hôm đó, ngày nào người ta qua lại cũng thấy anh ngồi thờ thẫn trên bến sông Gòn. Ai thấy cũng thương nhưng biết làm sao cho đặng. Thương một đứa trẻ mồ côi may mắn được mang về nuôi nhưng chưa được bao lâu lại một lần nữa tiếng “Má ơi” má không còn nghe thấy nữa.

***

Trong cái xóm nghèo làng Củi, không ai còn lạ lẫm với hình ảnh một người đàn ông, ngày ngày ra ngồi trên bến sông Gòn, mắt đăm chiêu xa xăm trông về vô định. Đó là anh Lụm, cái tên của anh do má Bảy đặt, bởi, má lụm anh về nuôi hồi anh còn nhỏ xíu.

Hơn 25 năm trước, anh bị người ta bỏ trên cái cầu cây dưới mé sông này. Sáng, má Bảy vừa bước xuống cầu, định bụng lấy xuồng bơi ra chợ bán mớ rau mới hái, thấy thằng nhỏ con nhà ai nằm ngủ ngon lành trong thúng, cầm lòng không đặng, má bồng về nuôi. 

Sau này, cứ hễ mỗi lần ra chợ, anh đều xin má cho theo, rồi hỏi má để học cách bơi xuồng. Anh cưng chiếc xuồng hơn trứng mỏng, hễ phụ má xong công chuyện là anh xuống bến ngó chiếc xuồng coi có bị vô nước hay có ai lỡ đi ngang quăng cái gì lên trên đó.

Nhớ năm anh lên 10 tuổi, trưa trưa lại ra ngồi trên bến thấy lũ trẻ xóm trên được ba má chống xuồng đưa đi học, anh cũng thèm, má đứng trên nhà trông xuống mà đứt từng đoạn ruột. 

cheoxuong

Má cũng ngỏ lời nói anh đi học, má ráng làm để lo nhưng anh không chịu, anh biết má thương anh nên nói vậy chứ con nít xóm Củi này xưa giờ có mấy ai được đi học, cơm ăn hàng ngày còn bữa đói bữa no thì tiền đâu mà nghĩ chuyện học hành.

Năm anh mới 20 tuổi,má Bảy đã yếu đi nhiều, tuổi cao lại làm lụm chật vật suốt mấy chục năm nay khiến mắt lúc mờ lúc tỏ, lại thêm căn bệnh tim từ nhiều năm trước, nhưng sáng nào, má cũng ráng ra líp rau bên nhà để hái cho anh Lụm đem ra chợ bán. 

Anh kêu má đừng có lo mấy chuyện này nữa, để anh làm cho, mười lần như một, anh bị má rầy một trận cho đã đời.

Chiều hôm trước, ở tận xóm Lửa cách xóm Củi độ chừng 10 cây số, có người xuống kêu anh đi làm, người ta hứa trả công anh hậu hĩnh. Vốn tính siêng năng, chẳng ngại đường xa, lại muốn kiếm tiền mua thuốc cho má, anh thấy má ho sáng giờ, anh nóng gan nóng ruột, anh nhận lời.

Trời vừa tờ mờ sáng, mở mắt còn chưa thấy rõ mặt nhau, anh cầm theo cái đèn pin rọi đường bơi xuồng qua xóm Lửa, anh đi sớm để về sớm cho kịp đem rau với mớ cá mới bắt hôm qua ra chợ bán.

borau

Bà má dậy, như thói quen, ra hái rau rồi trở vô nhà mà anh vẫn chưa về tới. Bà già trộm nghĩ “phải chi hồi đó tao đừng có lụm bây về, để người khác giàu có người ta nuôi. Lụm về mần chi mà bây giờ để cho bây khổ theo tao vậy nè”, miệng nhóp nhép cười nhưng nghĩ đến đâu nước mắt bà già rơi xuống trên đôi má nhăn nheo tới đó. 

Má Bảy nghĩ vu vơ về cái thời còn trẻ, anh Lụm ríu rít theo chân má trên mọi nẻo đường mua gánh bán bưng. Má lại nghĩ đến tương lai, má cầu khẩn phật trời cho thằng con mình bớt khổ, má vái van cho ba má ruột anh Lụm về bến này, nhận lại anh, cho anh sống cuộc đời sung sướng như con người ta, có vậy, má chết cũng vui bụng. 

Má lại nghĩ, phải chi không có má thì anh Lụm đã không phải sớm hôm kiếm tiền chạy chữa thuốc thang, má thấy mình vô dụng, má không muốn mình trở thành gánh nặng thêm cho anh Lụm, bởi má biết má đã ngày càng yếu. 

Tranh thủ lúc anh Lụm chưa về, má dọn dẹp nhà cửa lần cuối, dọn tới đâu nước mắt má rơi tới đó. Má Bảy không nỡ xa anh Lụm dù là con nuôi, má cũng đã rút hết ruột gan làm lụng nuôi anh suốt chừng ấy năm trời. 

Mỗi lúc anh bệnh, má thức trắng đêm, dù nhịn đói má cũng ráng kiếm tiền lo cho anh khỏi bệnh, má thương anh như con ruột. Nhà cửa tươm tất, gọn gàng, má Bảy lấy cái gối rách mà anh đã may cho má hơn một năm trước, má ôm chặt nó vào lòng rồi má đi.

6-3

Mang trong mình cơn bệnh tim, má đi một quãng lại tìm bóng râm ngồi cho đỡ mệt, cứ thế má đi rồi nghỉ, má vẫn chưa biết mình sẽ đi đâu, vừa đi má vừa thở dốc. 

Mặt trời mỗi lúc càng lên cao, mồ hôi má ướt đẫm tấm lưng còng, hơi thở má yếu dần theo mỗi bước đi, từng bước chân nặng trịch lê trên đường, má ngã xuống, một tượng đài oanh liệt về đức hi sinh của người mẹ được dựng lên trong tâm trí những người con xóm Củi.

Về trễ hơn dự định ban đầu, anh Lụm dùng hết sức bình sinh bơi lẹ chiếc xuồng, anh sợ má Bảy lo, sợ má lại lui cui hái rau rồi mệt, sợ má lại lên cơn đau tim mà không có anh bên cạnh. 

Xuồng vừa cập bến, anh chạy vội lên nhà, mặc kệ tấm lưng trần đẫm ướt mồ hôi và đang rát lên vì chịu nắng. Không thấy má Bảy, anh như đứa trẻ lên ba, nước mắt ở đâu tự nhiên rơi xuống đôi vai rắn rỏi, anh có linh cảm không lành. 

Hàng xóm quanh đây, ngày nào cũng vậy, hừng sáng đã chẳng thấy người nào, ngoại trừ bầy trẻ và các cụ già, ai cũng tất bật đi làm để chiều có hột cơm cho cả nhà lót dạ. 

Anh Lụm lao xuồng thẳng ra chợ để tìm má. Nghe người ta bảo “má mày đi đâu mà té chết giữa đường, người ta đem bả để nằm đỡ ở cuối chợ chờ báo cho mày”, nghe chưa dứt câu, anh lặng người, nước mắt lại tự nhiên kéo nhau ra ngoài khóe mắt, anh đứng như trời tròng.

mecontrai1

Hồi lâu, anh bình tĩnh lại, chạy thẳng về phía má anh nằm. Lấy tay quẹt hết những thứ nước đang chảy trên người, theo người dân ở đây, để nước mắt rớt vào người chết họ sẽ không an lòng mà siêu thoát, anh cố kìm không cho thứ nước mặn chát chua xót ấy chảy ra.

Anh Lụm bồng mẹ xuống xuồng, đặt mẹ nằm lên cái gối đầy ấp tình thương mà bà đang ôm chặt, anh đưa má về nhà.

Ẵm má lên nhà, anh lại lo, không biết chôn má ở đâu. Má Bảy với anh, cục đất chọi chim còn không có thì anh lấy đâu ra đất để má được mồ yên mã đẹp.

Ngôi nhà lá xập xệ mà anh và má đang ở là được người ta thương tình cho mượn đất, chứ phải đây là đất của má thì anh Lụm cũng xây cho má nấm mồ, rồi, anh ngủ phơi sương ngoài trời, cũng đặng. 

Càng nghĩ, anh càng xót xa, giận mình không thể lo được cho má. Đám ma má Bảy, hàng xóm xung quanh ai cũng ngậm ngùi, người đàn bà nghèo nhưng giàu tình nghĩa của xóm nghèo làng Củi nay đã khuất bóng ngàn mây.

Người ta đi đám, biết anh lo lắng về phần mồ mả cho má nên cũng khuyên “thôi, mình nghèo thì phải chịu, bây thiêu bà Bảy rồi mang tro cốt mà rải xuống sông này, cho bả được ở với quê hương, làng xóm”. 

linhcuuhoa5

Anh Lụm cũng biết, trong hoàn cảnh này, không còn cách nào khác, nhưng anh không muốn làm vậy với má Bảy, anh muốn hình hài má được giữ nguyên như những ông bà đã qua đời ở xóm trên. Đành thôi, anh nghèo mà.

Cầm đuốc đứng trước giàn hỏa thêu má, anh khóc tức tưởi, anh châm đuốc vào giàn mà cứ ngỡ như ai đang lấy kim đâm vào tim anh từng mũi, từng mũi một. 

Anh muốn nhảy xổm vào ôm má, cho má đỡ tủi thân nhưng anh nhớ lại công trình má nuôi anh hằng ấy năm, nhớ lời má dặn hồi anh mười bảy tuổi “sau này, ráng mà sống tốt, ráng giàu, chứ đừng để nghèo như má “Bây mà sống tốt, dẫu má chết cũng vui”.

Từ hôm đó, ngày nào người ta qua lại cũng thấy anh ngồi thờ thẫn trên bến sông Gòn. Ai thấy cũng thương nhưng biết làm sao cho đặng. Thương một đứa trẻ mồ côi may mắn được mang về nuôi nhưng chưa được bao lâu lại một lần nữa tiếng “Má ơi” má không còn nghe thấy nữa.

© Huy Nguyễn - blogradio.vn

Xem thêm: Khi mẹ nhớ con – mẹ gọi, khi con nhớ mẹ - mẹ ở đâu?

Quy Nguyễn Văn

Trứng gà đập vỡ từ bên ngoài sẽ là thức ăn. Còn nếu đập vỡ từ bên trong sẽ thành sinh mệnh

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Yêu lại từ khởi đầu mới

Yêu lại từ khởi đầu mới

Cậu chẳng hề nói lời tạm biệt bất cứ ai trong lớp. Tớ cảm thấy buồn và lạc lõng, rồi tớ hay nhìn về chỗ cậu từng ngồi trước đây và nhớ lại kỉ niệm giữa cậu và tớ. Tớ nhận ra tớ đã thích cậu.

Đã nắng rồi, Đà Nẵng!

Đã nắng rồi, Đà Nẵng!

Trong khoảnh khắc ấy, nàng nắm chặt lấy tay tôi. Không cần biết ngày mai ra sao, mà có ra sao cũng chẳng còn quan trọng nữa.

Rồi ai cũng sẽ được hạnh phúc

Rồi ai cũng sẽ được hạnh phúc

Nhưng nhỏ đâu biết rằng trong tôi đã nhóm lên một tình cảm đặc biệt dành cho nhỏ. Vậy mà nhỏ vô tư không hề chú ý đến những cử chỉ và ánh mắt ngập hạnh phúc mà tôi dành cho nhỏ. Chắc vì giờ nhỏ đang hạnh phúc với tình yêu đầu đời của nhỏ.

Những cánh đồng đen (Phần 2)

Những cánh đồng đen (Phần 2)

Tình yêu đối với Thương là một thứ xa xỉ, nhưng đó lại là thứ nó khao khát hơn ai hết. Và Thương đã mang thứ tình cảm đó gửi gắm lên người Đông.

Viết cho tháng tư

Viết cho tháng tư

Tháng tư là khoảng thời gian tuyệt vời để dạo bước trên những con phố, lặng ngắm đời thường, để lòng mình hòa quyện vào khung cảnh yên bình của thành phố.

Sóng và cát

Sóng và cát

Lớn hơn một chút nữa, người bạn kia không biết từ bao giờ đã trở thành một phần cuộc sống của nó, và nó cũng cảm nhận được một sự “đáp lại” của mảng cát trên bờ ấy. Bờ cát ấy cũng muốn xả thân mình xuống mặt biển xanh trong, gợn sóng ấy cũng càng lúc càng lớn hơn…

Những cánh đồng đen (Phần 1)

Những cánh đồng đen (Phần 1)

Đúng vậy, Thương chưa từng chơi búp bê. Thậm chí có khi chưa từng được nhìn thấy con búp bê trông như thế nào. Bà chưa từng mua cho nó. Bà chỉ toàn bắt nó làm việc và làm việc. Bà từng nói với nó, nhà này không nuôi kẻ vô dụng.

Em sắp là người già

Em sắp là người già

Tôi cũng quan niệm đó là chuyện bình thường của một con người, cứ để mọi chuyện được tự nhiên rồi điều gì tới thì sẽ tới, vì người ta có tuổi trẻ thì ắt có tuổi già, miễn là người ta thấy vui với những việc hàng ngày là được.

Duyên phận

Duyên phận

Sau ba năm thì cuối cùng em cũng chính thức trở thành vợ của anh, những tưởng bí mật bấy lâu sẽ chôn vùi mãi mãi nhưng nào ngờ nó lại được khơi dậy. Ngày anh gặp lại chị ấy thì em cũng đủ nhận ra trái tim anh bao năm qua chưa từng có chỗ cho em.

Đôi khi bạn quên những điều giản đơn

Đôi khi bạn quên những điều giản đơn

Bạn biết không, chén cơm nóng nổi ấy sẽ sưởi ấm được trái tim chai sạn của bạn trước những uất ức, chịu đựng mà có thể bạn chưa sẵn sàng để chia sẻ ra cho bất kì ai.

back to top