Phát thanh xúc cảm của bạn !

Bánh trái mùa xưa - góc nhỏ miền Tây

2024-02-26 04:20

Tác giả: Khánh My


Từng giọt mưa tí tách đang rơi, bên khung cửa sổ, tôi lại ngồi nhâm nhi tách trà và đọc tiếp cuốn sách đang bỏ dở. Lật giở từng trang sách "Bánh trái mùa xưa", với những bức họa miền Tây chân chất, tôi cơ hồ đắm chìm trong từng lời văn của Nguyễn Ngọc Tư.

Là người con xứ Cà Mau sông nước, hình ảnh làng quê Việt cùng con người mộc mạc, bình dị đã luôn hằn sâu và nuôi lớn tâm hồn Nguyễn Ngọc Tư từng ngày. Chính cái chất miền Tây thấm đẫm mùi hương của cỏ, của đất, của nước hay sự đôn hậu, chân chất của con người nơi đây đã luôn là nguồn cảm hứng thôi thúc cô chắp bút viết nên tác phẩm của mình. Và rồi “Bánh trái mùa xưa" đã được hiện lên với những hình ảnh như thế. Cuốn sách là tập tản văn được xuất bản tại Việt Nam vào năm 2012 bởi Nhà xuất bản Hội Nhà Văn.

Cuốn sách "Bánh trái mùa xưa" viết về một góc nhỏ của miền Tây, về đời sống mộc mạc mà chân chất của con người ở nơi đây. Với giọng văn mềm mại đậm chất Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đã khiến độc giả được hòa mình trong từng khung cảnh bình yên nơi miền quê sông nước, trong từng câu chuyện hóm hỉnh hay từng mảnh kỉ niệm đẹp của đàn trẻ thơ chốn này.

“Bánh trái mùa xưa” - con đường mang theo dấu chân của người tần tảo, chứng kiến tấm lòng thơm thảo, là mái hiên trước nhà của bà già tốt bụng, là tiếng cười reo của đám con nít trong xóm, là tình cảm của hai ông bà già chắt chiu nồng đượm... Tất thảy những mẩu chuyện ngắn ấy đã dựng xây nên một mảnh đất Miền Tây thân thương đầy phóng khoáng và hào sảng. Cuốn sách mở ra trước mắt người đọc là văn hóa miệt vườn thấm đẫm tình làng quê.

img464---copy.u335.d20161221.t165403.775383

Tuy vậy, “Bánh trái mùa xưa” lại mang chút đượm buồn. Bởi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về việc văn hóa miền quê Việt đang dần trôi vào quên lãng, rồi biến mất. 

Tác giả đã gửi gắm tâm tư ấy qua mẩu chuyện "Dời bến". Chuyện kể về một cô gái từ quê lên thành phố để làm giúp việc nhưng cô lại không hài lòng với cuộc sống tiện nghi ở đây. Cô luôn miệng so sánh giữa thành phố và nếp quê, cô luôn tự hào về văn hóa và con người miền Tây của mình. "Phải chi ở dưới quê, ra vườn chút xíu là kiếm được rổ rau rồi, đâu phải mua chi cho uổng tiền. Phải ở dưới quê, mùa này gió chướng thả cửa, ở trong nhà hả họng đón gió sông, mặc sức mà... run, mở máy lạnh làm chi, ngộp quá chừng." Đối với cô, làng quê là thiên đường. Ấy vậy mà ở thành phố với sự tiện nghi đã lâu, khi trở về quê cô lại nhận ra chuẩn mực mới. Lòng cô đã không còn hướng về miền quê nữa, thiên đường cũng vì lẽ đó mà tan biến mất rồi...

Giờ đây, miền Tây vẫn còn đó nhưng cái văn hóa đặc trưng khi xưa đã không còn. Văn hóa miền quê Việt đang dần bị mai một cũng là lẽ thường tình khi mà con người ta luôn chạy đua theo guồng quay hối hả của cuộc sống nơi thành thị, cũng bởi vì được nuông chiều bởi sự tiện nghi của nó mà quên đi cái gốc gác của chính mình. Miền Tây thuở xa xưa ấy chỉ còn là hồi ức, chẳng thể chạm vào hay chứng kiến lần nữa mà chỉ có thể khắc sâu trong tâm trí mỗi người.

Chỉ qua một tập tản văn nhỏ, Nguyễn Ngọc Tư đã thành công xây dựng cốt truyện tự nhiên đan cài cùng cách kể chuyện lôi cuốn, giọng văn nhẹ nhàng. Nhưng cũng chính cái nhẹ nhàng đó đã dấy lên trong lòng độc giả là niềm cay đắng, chua xót biết bao. Đặc biệt là những người từng trải qua sẽ mang trong mình nỗi nhớ da diết và tiếc nuối khôn cùng, nhưng nhớ rồi cũng chỉ cất gọn vào một góc nhỏ trong tim mà thôi.

Khép lại “Bánh trái mùa xưa”, lòng tôi cứ hoài nghĩ về vẻ đẹp chân thực của mảnh đất miền quê Việt qua từng con chữ biết bay, biết nhảy của Nguyễn Ngọc Tư. Đọc áng văn để trải lòng mình, để thêm thấu hiểu những yêu thương mà nhà văn luôn băn khoăn, trăn trở. Để rồi mỗi ngày trôi qua tôi luôn tự nhắc nhở phải trân trọng bản thân mình, trân trọng người ngay trước mắt, trân trọng cả những khoảnh khắc đang trôi qua. Vì lỡ mai này, có thể ta chẳng còn thấy nhau. Hy vọng rằng văn hóa miền quê Việt sẽ mãi được giữ gìn và lưu truyền không chỉ qua từng trang sách vở mà còn qua suy nghĩ, hành động của mỗi người như cách mà những trái tim đồng điệu đã tìm về với "Bánh trái mùa xưa" của Nguyễn Ngọc Tư!

© Khánh My - blogradio.vn

 

Mời xem thêm chương trình:

 

Khánh My

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Bước tiếp sau một mối tình tan vỡ

Bước tiếp sau một mối tình tan vỡ

Kết thúc một mối tình là một vết thương chưa lành lại bị xẻ thêm một vết rách. Tôi nhận thức được rằng bản thân ngay lúc này cần phải chữa lành và yêu thương mình nhiều hơn. Giây phút này, tôi chưa thể sẵn sàng để yêu.

Cây sung cụt của đại đội tôi

Cây sung cụt của đại đội tôi

Như thể cảm nhận được sự ưu ái đó, cây sung càng tươi tốt, vươn cao, tán xòe rộng rợp mát cả khoảng sân. Đại đội trưởng thích lắm, kê hẳn một ghế đá dưới gốc, chiều chiều ngồi uống trà ngắm nó.

Khi cánh cửa mở ra, tôi thấy chính mình ở đó

Khi cánh cửa mở ra, tôi thấy chính mình ở đó

Tôi cố gắng nhớ lại. Sáng nay, tôi rời khỏi căn hộ, như mọi ngày. Tôi pha một tách cà phê, lật giở vài trang báo, mặc bộ đồ quen thuộc rồi đi làm. Nhưng… tôi có nhớ lúc quay về không? Có nhớ khoảnh khắc đặt tay lên nắm cửa, tra chìa khóa vào ổ, xoay nhẹ cổ tay và bước vào không?

Đừng bao giờ buôn chuyện thầm kín, tâm sự bí mật với 5 con giáp này

Đừng bao giờ buôn chuyện thầm kín, tâm sự bí mật với 5 con giáp này

Một khí bí mật của bạn rơi vào tay những con giáp này, hãy thận trọng vì không biết khi nào nó sẽ được truyền đến tai tất cả mọi người.

Ngày không em

Ngày không em

Dù gì, được nhắn tin với anh mỗi ngày cũng là niềm vui của cô. Và thế là những dòng tin nhắn, cứ qua lại suốt gần mấy năm trời, mà đa số người chủ động nhắn tin lại là cô.

Cửa hàng của mẹ

Cửa hàng của mẹ

Niềm vui của lao động, của sự tất bật với công việc hàng hóa của mẹ để rồi mẹ tạm gác lại những việc nhà lặt vặt. Thế nhưng giờ chắc có khi lại khó để thấy khung cảnh ấy.

Bức thư gửi đến quá khứ của tôi

Bức thư gửi đến quá khứ của tôi

Tôi trở lại nơi bắt đầu Nơi quê hương xanh mướt cánh đồng, Mối tình đầu chớm nở giữa hoàng hôn. Ánh mắt trong trẻo, tay nắm tay, Ngây thơ như cỏ, như hoa nở rộ

Nhật Tiến quê em

Nhật Tiến quê em

Nhật Tiến quê em

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!

Ý nghĩa lớn nhất của lối sống tối giản là nó có thể giảm bớt gánh nặng công việc nhà và cho chúng ta nhiều thời gian hơn để làm những gì mình thích.

Ngọn nến được thắp lên

Ngọn nến được thắp lên

Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

back to top