Tết có nhạt đi đâu, chỉ có lòng người là thay đổi
2020-01-15 01:30
Tác giả:
Izerghin
blogradio.vn - Tết là khi ở đó có đủ gia đình, có thể nhìn thấy ông bà, bố mẹ và anh chị vẫn khoẻ mạnh, có thể cụng ly chúc sức khỏe mọi người, có thể chờ đón khoảnh khắc pháo hoa giao thừa rực rỡ, có thể cùng cả nhà đi hái lộc đầu năm đã là hạnh phúc lắm rồi.
***
Từ trường về chỗ ở cách 6 cây số, dọc đường đi, tôi thấy mọc lên nhiều tụ điểm trên vỉa hè bán quần áo rét, chăn gối, đào quất, cúc mai,... kèm theo đó là cái rét ngọt và mưa phùn đúng điệu tiết sang xuân. Cái gì cũng đính kèm biển “thanh lý” như cái sự chấp nhận một cách cuống cuồng, vội vã của lòng người để đạt được một mục đích nào cụ thể.
Tôi nhớ mùi Tết quê thuở còn nghèo khó. Nhà ba tầng nằm ngang, không khang trang nhưng không quá lụp xụp. Bố bắc thang leo lên mái đảo lại ngói. Mẹ đội nón đứng trong nhà cầm gậy dài chọc chọc làm lập cập viên ngói vênh để bố chỉnh lại. Nhà hàng xóm đã éc éc tiếng lợn kêu, cả xóm xúm xít, mỗi nhà đụng một phần con lợn để ăn Tết. Anh tôi chưa lấy vợ. Hai anh em ríu rít chốn ngủ trưa đi câu cá, chơi trốn tìm,.. Anh chở tôi bằng xe đạp lên nhà ngoại cắt lá dong về chuẩn bị gói bánh chưng. Cứ ngồi dặn bố gói cho cái bánh bé xíu làm của để dành, để ăn một mình, để đón sớm cái không khí trước thịt gà, giò lụa,...
Ta không còn bé bỏng, bỏ ăn chỉ vì chưng hửng mặc bộ quần áo mới, hồi hộp đợi được lì xì mừng tuổi, tranh nhau nếm thử bánh mứt, hay háo hức ngồi trông nồi bánh chưng, nướng khoai và tụ tập đánh bài.
Ta không còn là đứa trẻ với những niềm vui nhỏ bé ngày trước, thức dậy mỗi ngày với những trách nhiệm phải gánh vác và nghĩ về Tết bằng những giá trị vật chất phải làm. Ta không còn vô tư nữa.
Tết vẫn vậy, chỉ là bố mẹ giờ đã già, ngôi nhà dần trống vắng, lũ con vừa về nhà lại vội lên đồ lồng lộn đi tụ tập bạn cấp 2, cấp 3, bạn xã giao,.. hoặc đi du lịch xa cùng người yêu hơn là ngồi ăn bữa cơm đoàn viên, hơn là háo hức trở về hít hà mùi nước lá rau mùi già mẹ nấu chiều 30, uống chén trà đắng bố vừa pha còn nóng hổi, ngồi trông nồi bánh đang sôi lục bục, nghe nhạc Chế Linh, Như Quỳnh, Trường Vũ nửa vui, nửa buồn mà đẫm phong vị Tết.
Vì chúng ta ở Hà Nội về Hưng Yên, chúng ta ở Sơn Tây về Thái Bình hay ở Sài Gòn về Vĩnh Phúc,... đáp một chuyến xe là có thể chạy về sà vào lòng bà, lòng mẹ đang thấp thỏm ngóng trông. Thử hỏi nếu chúng ta đi du học, làm ăn xa, lấy vợ lấy chồng xa, những ngày giáp xuân lướt Facebook thấy bạn bè đăng status về không khí ngày cận Tết, mấy ai không nhói lòng? Cái mùi của Tết ấy bao nhiêu năm vẫn không thay đổi, vẫn mặn nồng, vẫn ấm áp và đong đầy yêu thương.
Tết có nhạt đi đâu, chỉ có tình người đổi thay.
Thời gian có tàn nhẫn đâu, chỉ có những đứa trẻ háo hức đón giao thừa bên gia đình nay đã lớn.
Chỉ có chúng ta cứ trưởng thành rồi rời xa, để những bữa cơm sum vầy không còn trọn vẹn, để không khí nguội đi những tiếng cười, để mùi vị Tết lùi dần vào dĩ vãng.
Tôi có mấy người họ hàng lấy chồng xa. Mỗi dịp lễ Tết gọi video chúc mừng lại rưng rưng hai hàng nước mắt. Kẻ gần thì hời hợt, đủng đỉnh về, lại vội vã đi. Chỉ có kẻ xa quê mới thèm không khí Tết quê nhà.
Lúc ấy, ta mới hiểu, Tết đâu cần phải mâm cao cỗ đầy, bánh kẹo xịn, hoa đẹp, xe sang, áo mới, trang hoàng rực rỡ, Tết là khi ở đó có đủ gia đình, có thể nhìn thấy ông bà, bố mẹ và anh chị vẫn khoẻ mạnh, có thể cụng ly chúc sức khỏe mọi người, có thể chờ đón khoảnh khắc pháo hoa giao thừa rực rỡ, có thể cùng cả nhà đi hái lộc đầu năm đã là hạnh phúc lắm rồi.
© Izerghin - blogradio.vn
Xem thêm: Đợi cho qua ngày 27 Tết được không anh?
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Giông bão đi qua, hạnh phúc lại về
"Nếu duyên đến, cứ thuận theo tự nhiên," nó thầm nghĩ. Và rồi, sau sáu tháng yêu nhau, cả hai quyết định nắm tay nhau bước vào hôn nhân.

Thời cơ trong cuộc sống
Cuộc sống luôn trao cơ hội đồng đều cho mỗi người, thế nhưng, có mấy ai biết nắm bắt cơ hội đúng lúc, đúng thời điểm. Có câu: “Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội”.

Ánh nắng mùa đông (Phần 3)
Cô chưa quên được người cũ, nếu cho anh cơ hội thì đây cũng sẽ là cơ hội khiến anh bị tổn thương. Cô chẳng muốn đi vì lòng cô có anh nhưng lại sợ quá muộn để bắt đầu, lỡ như anh thương người khác rồi thì sao?

Hương lửa
Đã đi hết những con đường phố thị, đi cuối một mảnh đời nhiều lênh đênh, vấp váp mới nhận ra mùa ấu thơ nông nổi chân trần chạy đường quê mới chân thực là bình yên hạnh phúc.

Khuyên chân thành: Người bình thường làm 7 điều này để "tiền đẻ ra tiền" mỗi ngày
Tất cả bắt đầu từ những thay đổi nhỏ: kiên trì, kỷ luật, khỏe mạnh, tự tin, khôn ngoan và độc lập.

Ánh nắng mùa đông (Phần 2)
Cô ấm ức, cô tủi thân, cô đau khổ, cô mệt mỏi, cô bất lực. Anh không nói, không hỏi cứ vậy ôm cô thật lâu, dùng bàn tay to lớn của mình bao bọc lấy cô, truyền hơi ấm cho cô.

Món canh nhót dân dã mẹ nấu
Hồi ức đẹp đẽ về những mùa nhót tuổi thơ ùa về. Tôi với chị dằng dai, rủ rỉ... Bồn chồn nhớ quê…. Rồi tôi bỗng thèm được ăn món canh nhót dân dã mẹ nấu năm nào!

Có một Sài Gòn không ai nỡ rời đi
Với tôi, thành phố này ngạc nhiên đến kỳ lạ, lại đẹp đến ngỡ ngàng…

Ánh nắng mùa đông (Phần 1)
Tớ hi vọng chúng ta sẽ mãi bên nhau như thế. Tớ không thích kết bạn, cũng không thích hợp để làm bạn của ai cả nhưng cậu là người đầu tiên đứng trước mặt tớ và bảo vệ cho tớ, vậy nên cậu là ngoại lệ duy nhất của tớ.

Giấc mơ không tắt – gửi thanh xuân của tôi
Tôi không phải nữ chính trong tiểu thuyết. Tôi không có một cuộc đời được sắp đặt sẵn, không có một chàng trai dịu dàng luôn đứng phía sau ủng hộ mình, không có những tình tiết kỳ diệu biến ước mơ thành sự thật chỉ trong một đêm. Nhưng tôi có chính mình.