Phát thanh xúc cảm của bạn !

Sao không thấy mẹ đợi con trở về?

2021-02-20 01:20

Tác giả: Agnes


blogradio.vn - Đợi một ngày con chập chững bước đi, mới nhìn ra nỗi sợ nơi mắt mẹ. Sợ đất kia lạnh cứng chạm con mình. Đợi một ngày tiễn con đi đến nơi phố thị trăm ánh đèn mới thấu nỗi nhớ mong, mòn mỏi của mẹ già. Mâm cơm còn ở đó, chỉ kim vẫn còn nguyên, áo rách không người vá “Mẹ ơi, mẹ đâu rồi?”, “Đợi một ngày con làm mẹ, sẽ hiểu lòng mẹ thôi”. Mẹ ơi, con đã hiểu nhưng sao không thấy mẹ, chờ con thơ trở về?

***

Chúng ta cứ rỉ tai nhau, thỏ thẻ thế này “Có con rồi sẽ hiểu nỗi lòng mẹ thôi”. Nhưng ta đợi thấu gì khi đó. Là thấu nỗi đau xé thịt để con nhỏ chào đời, là thấu cảnh trắng đêm, ôm con, đợi dòng sữa nóng tràn về trong cơn đói, là thấu những lần như ruột thắt tim gan, nhìn con đau ốm không thôi. Hay là thấu cho chuỗi ngày trông con va vấp những cú ngã giữa đời, bàn tay gầy run rẩy, biết đỡ con mình thế nào đây? 

Chúng ta vẫn cứ đợi, cứ chờ. Đợi một ngày làm mẹ, để hiểu được tất thảy những nỗi đau mẹ đã và đương gánh trong đời. Để biết được đâu là hy sinh không đòi trả. Đâu là giọt ngắn, giọt dài còn đọng lại trong những vết chân chim, đâu là canh dài vô lối, chờ tin con trong thấp thỏm. Đâu là tháng ngày chôn chân khung cửa sổ, chờ con về sum họp, đoàn viên. Đâu những khi muốn chia sẻ muộn phiền, “Con bận rồi, mẹ chờ khi khác nhé”, âm vang vọng lại nơi xứ người.

Chúng ta cho mình lý do “Đã được làm mẹ bao giờ”, phủi sạch đi tình người, chữ hiếu. Đã làm mẹ đâu, sao hiểu được trăm bề. Sao hiểu những vất vả, nhọc nhằn trong đời mà mẹ gánh. Sao hiểu cho đôi tay sần theo năm tháng, vì cơm no, áo mặc cho đàn con. Sao hiểu thế nào là bàn chân nứt nẻ trên vạn dặm xa, chỉ mong xây cho con một mái ấm vạn tiếng cười. Rồi sao biết cách nén dần cơn đau đớn, để con mình vẫn vui vẻ, hồn nhiên. 

Đúng rồi, đã được làm mẹ đâu, nên làm sao hiểu hết được. Một đời người, mấy lúc được ủi an.

Trong tháng năm, tấp nập, xô bồ, có bao lần ta dừng chân đứng lại, để ngắm nhìn đôi mắt mẹ trong mưa để ngó kỹ xem đâu là lệ mẹ, lệ trời. Đâu là mồ hôi mẹ ướt đẫm. Có bao giờ tạm lắng, để hiểu mẹ thêm đâu.

Trong xa hoa, nhà cao, trời lộng gió. Có bao giờ ta nhìn về nơi phương ấy, mẹ một mình, chăm chú với mâm cơm. Vẫn là cơm, canh cá và dưa cà. Vẫn có mẹ, có chỉ kim luồn áo rách. Chỉ tiếc là thiếu mỗi đàn con.

Trong cơn hơn thua cùng thiên hạ, chạy theo vật chất phù du, được mấy khi lòng nhớ đến mẹ hiền. Rồi đến khi vấp ngã trên đường đời, nhìn đằng sau, chỉ có bóng lưng khom chậm rãi, dìu ta về. Như tháng năm xưa đã từng có, mẹ già, bao bọc đứa con thơ. Đôi quang gánh mẹ mang nay chồng chềnh thêm sương gió, biết bao giờ con mới chịu lớn khôn?

Chúng ta cứ kêu ca mẹ phiền hà không ngớt. Vậy có bao giờ nhận thấy mình là nỗi phiền lớn nhất đời mẹ chưa. Phiền muộn này, không cân đo đong đếm được nhưng đêm ngày vẫn nằm trọn trong quang gánh của mẹ, không vơi.

Có hỏi mẹ sao không buông quang gánh. Quẳng âu lo, phiền muộn phía sau đầu? Chưa bao giờ lòng muốn hỏi, nên chẳng thể nghe câu “Bởi đó là niềm vui lớn nhất mẹ mong cầu”. Nỗi muộn phiền trên vai mẹ, là đánh đổi cả tuổi xuân, đổi giấc mơ ngày còn trẻ, để có được tiếng cười non dại của con thôi.

Chúng ta cứ đợi ngày được gánh lại quang gánh mẹ đã mang trên đôi vai sờn manh áo, để có thể sâu sắc mà thấm được sức nặng dòng đời làm chai sạn nét cười trên môi. Rồi đến một ngày ta trông thấy nơi quang gánh, thứ mẹ mang chẳng phải cháo, dưa, cà mà là tháng ngày ta ngây dại, đã vô tình phá nát tuổi xuân xanh. Liệu hỏi xem, bóng dáng mẹ vẫn còn?

Đợi một ngày ta thấu hiểu trăm bề là khổ ải, khung cửa nhỏ còn ai đứng chờ trông điện thoại vẫn reo nhưng là không người nhấc. Đợi một ngày bồng bế con thơ còn đỏ hỏn, tiếng “à ơi” mẹ thoang thoảng trong đầu. Nhớ lại kẽo kẹt, võng đưa, trưa hè nóng. Con hiểu rồi, lời ru của mẹ năm xưa.

Đợi một ngày con chập chững bước đi, mới nhìn ra nỗi sợ nơi mắt mẹ. Sợ đất kia lạnh cứng chạm con mình. Đợi một ngày tiễn con đi đến nơi phố thị trăm ánh đèn mới thấu nỗi nhớ mong, mòn mỏi của mẹ già. Mâm cơm còn ở đó, chỉ kim vẫn còn nguyên, áo rách không người vá “Mẹ ơi, mẹ đâu rồi?”, “Đợi một ngày con làm mẹ, sẽ hiểu lòng mẹ thôi”. Mẹ ơi, con đã hiểu nhưng sao không thấy mẹ, chờ con thơ trở về?

© Agnes - blogradio.vn

Xem thêm: Khi mẹ nhớ con – mẹ gọi, khi con nhớ mẹ - mẹ ở đâu?

Agnes

Hãy an yên theo cách riêng của mình. Cũng bởi chúng ta không ai may mắn sống lại lần thứ hai

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Vật chất mình tìm được không đuổi kịp trái tim mình đang loạn. Bằng cấp mình đang có không chạy đuổi kịp suy tâm. Công việc mình hiện đang làm chưa hẳn là việc mình yêu thích. Cuối cùng bản thân mình thích gì mình cũng không rõ. Nhưng lại rất vội.

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

back to top