Hạnh phúc gì hơn được về với mẹ
2020-12-12 01:27
Tác giả:
mine20s
blogradio.vn - Khi còn bé, rất nhiều lần, tôi đã từng nghe người ta nói rằng "có không giữ, mất đừng tìm". Thế nhưng, tôi chỉ thực sự cảm nhận được điều ấy vào năm 18 tuổi, khi những cơn mưa rào bất chợt xua tan đi cái nắng gắt của Sài Gòn. Tôi lúc đó như một chú mèo ướt mưa, nhớ nhà, nhớ mẹ.
***
Thành phố Hồ Chí Minh, 8 giờ sáng, đôi mắt nặng trĩu như cứ chực chờ nhắm lại. Tối qua tôi cứ trằn trọc không sao ngủ được, với tay lấy cái đồng hồ báo thức, 4 giờ sáng. Tôi cứ ngỡ sẽ phải thức trắng đêm nhưng may sao lúc sáng cũng chợp mắt được một chút.
Quầng mắt bây giờ chắc thâm đen như con gấu trúc rồi. Tôi ngáp dài ngao ngán cố gắng đi vào nhà vệ sinh. Bước vài bước chậm chạp ra ngoài , tôi khẽ vươn vai và hít một hơi thật sâu.
Tôi tưởng tượng ngoài kia là không khí se lạnh cô đặc chút sương của buổi sáng sớm, tiếng gió thổi liu riu xen vào từng những chiếc lá nhỏ xinh. Nhưng khi tôi vừa mở cửa ra.
“Làm tô hủ tiếu mì không cháu?”. Tiếng cô bán hàng trước nhà phá vỡ mọi thanh âm của tôi.
“Dạ con không ạ”.
Từ lúc vào Sài Gòn, ngày nào tôi cũng chỉ biết quanh quẩn ở mấy quán cơm sinh viên, tiệm hủ tiếu, xe bánh mì…, dường như tôi đã quên mất cái mùi vị gia đình, mùi vị quê hương.
Tôi trở vào trong, vớ đại một cái bánh cho vào miệng. Chả là hôm qua Sài Gòn mưa to quá, đường thì ngập nước còn mấy con hẻm nhỏ thì chật cứng người ta. Chả còn cách nào khác, tôi đành tấp con xe cũ, đang chực chờ tắt máy vào lề tạm trú.
Cơn mưa dường như không có dấu hiệu chấm dứt. Tôi chán ngán nhìn xung quanh, có một tiệm bánh nho nhỏ bên cạnh chỗ tôi đứng. Chần chừ một lúc, tôi đánh liều đẩy cửa bước vào mặc dù biết trong túi chẳng còn đến 100 ngàn.
Cả đống bánh kẹo như đập vào mắt. Tôi nuốt nước bọt, đi lanh quanh một hồi lâu và rốt cuộc tôi cũng tìm thấy một hộp bánh nho nhỏ có giá vừa đủ số tiền mình mang theo.
Tôi mệt mỏi ngồi vào bàn học, vị bánh giòn tan trong miệng cũng làm tôi cảm thấy đỡ tủi thân đi phần nào, tôi bâng quơ xé một mẩu giấy nháp nhỏ rồi bắt đầu xếp.
Tôi đặt thành quả trên tay, ngôi sao giấy nhỏ như lọt thỏm trong lòng bàn tay đang bắt đầu thô ráp. Tôi thấy nhớ mẹ, người phụ nữ hay cằn nhằn nhất quả đất “Đang tuổi đi học, đừng bắt chước mấy đứa bạn có người yêu nghe chưa”. Tôi nhớ chị Hai “Nhìn mặt mày ngây thơ vậy, lên thành phố người ta giật đồ hồi nào không hay”.
Những lúc đó, tôi thấy thật là phiền nhưng bây giờ thì muốn cũng chẳng được. Những ngày này, khối lượng công việc cứ ồ ạt khiến tôi như không kịp thở.
Tôi muốn khóc, muốn từ bỏ nhưng sự tự tôn của bản thân và sự kì vọng của gia đình không cho phép tôi dễ dàng buông xuôi như vậy. Tôi muốn khóc và tôi thực sự đã khóc.
Tôi lấy tay quệt nước mắt, lôi chiếc laptop cũ trong hộc bàn ra. Trang chủ Google hiện ra, tôi nhấp chuột và gõ vào ô trống ‘“Mua vé tàu về Quảng Ngãi”. Cả nhà ơi, mọi người ráng đợi con nhé, con sắp về rồi đây.
Khi còn bé, rất nhiều lần, tôi đã từng nghe người ta nói rằng "có không giữ, mất đừng tìm". Thế nhưng, tôi chỉ thực sự cảm nhận được điều ấy vào năm 18 tuổi, khi những cơn mưa rào bất chợt xua tan đi cái nắng gắt của Sài Gòn. Tôi lúc đó như một chú mèo ướt mưa, nhớ nhà, nhớ mẹ.
© draw_dawn - blogradio.vn
Xem thêm: Không điều gì quý giá hơn hai tiếng “gia đình”
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Ngày không em
Dù gì, được nhắn tin với anh mỗi ngày cũng là niềm vui của cô. Và thế là những dòng tin nhắn, cứ qua lại suốt gần mấy năm trời, mà đa số người chủ động nhắn tin lại là cô.

Cửa hàng của mẹ
Niềm vui của lao động, của sự tất bật với công việc hàng hóa của mẹ để rồi mẹ tạm gác lại những việc nhà lặt vặt. Thế nhưng giờ chắc có khi lại khó để thấy khung cảnh ấy.

Bức thư gửi đến quá khứ của tôi
Tôi trở lại nơi bắt đầu Nơi quê hương xanh mướt cánh đồng, Mối tình đầu chớm nở giữa hoàng hôn. Ánh mắt trong trẻo, tay nắm tay, Ngây thơ như cỏ, như hoa nở rộ

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!
Ý nghĩa lớn nhất của lối sống tối giản là nó có thể giảm bớt gánh nặng công việc nhà và cho chúng ta nhiều thời gian hơn để làm những gì mình thích.

Ngọn nến được thắp lên
Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

Về để thấy tết (Phần 2)
Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh
Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)
Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn
Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.