Nghệ thuật xây dựng kịch bản phim từ chất liệu văn hóa dân tộc
2020-12-13 01:20
Tác giả: mine20s
blogradio.vn - Một tác phẩm điện ảnh chỉ được coi là thành công khi nó có thể khiến cho người xem cảm nhận được chính mình bên trong đó.
***
Với mỗi một quốc gia, văn hóa - văn học dân gian truyền thống có thể được xem như là tấm gương soi bóng hình dân tộc. Chính vì vậy, một tác phẩm nghệ thuật, nếu biết khai thác và đưa bản sắc dân tộc của mình vào thì tác phẩm đó sẽ để lại được dấu ấn riêng và đậm nét trong lòng khán giả cũng như nền điện ảnh toàn cầu.
Trong những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam liên tục phát triển với nhiều tác phẩm mới ra rạp, tuy nhiên chỉ một ít trong số đó có khai thác chất liệu văn hóa dân tộc và được công chúng đón nhận cũng như đánh giá cao. Điển hình như “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” của đạo diễn Chung Chí Công với bối cảnh và văn hóa sinh hoạt đời thường của người dân Sài Gòn xưa, tuy giản dị nhưng lại vô cùng thân thuộc…
Theo đó, để xây dựng một kịch bản phim thì cần có sự kết hợp giữa hai yếu tố là ý tưởng và chất liệu phông nền văn hóa dân tộc. Chất liệu ở đây không đâu xa lạ mà chính là những hình ảnh sinh hoạt đời thường rất gần gũi và dễ dàng bắt bặp nhưng lại mang đậm nét đặc trưng Việt Nam mà chúng ta đã vô tình bỏ quên, từ những chung cư cũ cho đến thói quen đọc giấy báo gói bên ngoài những ổ bánh mỳ.
Mối quan hệ giữa văn học dân gian và điện ảnh là điều không thể phủ nhận, vai trò của văn học dân gian đối với sự thành công của điện ảnh cũng đã rõ ràng. Thế nhưng, thực tế, điện ảnh Việt Nam vẫn còn khai thác quá ít mảng đề tài này. Có chăng, cũng chỉ trên dưới chục phim vào thời kì đầu của điện ảnh Việt Nam và chỉ một số rất ít khi đưa ra thị trường thế giới được công chúng quốc tế đón nhận và đánh giá cao.
Trong khi đó, những bộ phim này thường được cho rằng thuộc thể loại phim nghệ thuật nên khó lòng thu hút được thị hiếu của đa bộ phận giới trẻ. Chẳng hạn như “Bao giờ cho đến tháng 10” của đạo điễn Đặng Quang Minh, bộ phim đã xử lý rất thú vị chất liệu văn hóa “chợ âm phủ”, hay “Thưa mẹ, con đi” của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh lấy bối cảnh vùng ngoại ô Sài Gòn cũng như cái cách mà người dân nấu những món kho tộ, ngày giỗ, lễ vô cùng gần gũi với văn hóa đời sống thường ngày của người Việt Nam.
Một tác phẩm điện ảnh chỉ được coi là thành công khi nó có thể khiến cho người xem cảm nhận được chính mình bên trong đó. Hy vọng rằng, trong tương lai, các nhà làm phim Việt Nam sẽ không chỉ quan tâm đến công thức kể chuyện mà còn nghiên cứu và đưa được những yếu tố, những chất liệu văn hóa đặc trưng riêng vào các tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, góp phần xây dựng nên hình ảnh, tiếng nói và để cả thế giới thấy được tại sao đây lại là điện ảnh Việt Nam.
© draw_dawn - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Vận Tốc Để Yêu Một Người | Phim Ngắn | Full HD | Chuyển thể từ Blog Radio 94: 5cm/s
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.