Gia đình là điều tuyệt vời nhất
2020-08-14 01:20
Tác giả:
Nguyễn Thị Hà Vy
blogradio.vn - Bất chợt nghe cái giọng nhẹ nhàng, ấm ấm của mẹ, những lời dặn dò bình thường, giản dị ấy mà bất cứ ai có thể nói được ấy, nhưng qua giọng mẹ, nó khiến lòng lâng lâng và quặn thắt, không tự chủ mà nước mắt tuôn rơi. Không đâu bằng gia đình. Con nhớ nhà mẹ ạ.
***
Hà Nội đón thu vào một chiều mưa lạnh, những giọt mưa tí hon thi nhau rơi xuống mặt đường nhựa làm bốc lên cái mùi hơi đất nồng nồng nhưng cũng khá dễ chịu, trên mái hiên nhà, nước chảy thành từng dòng trông rất thích mắt, cạnh cửa sổ là những giọt tựa như những viên pha lê trong suốt đầy ý vị, người người nhà nhà đang hớt hải chạy về nhà hay tìm một chỗ trú mưa làm lóe lên những tia nước bùn khiến người ta dâng lên một cảm xúc nao nao khó tả.
Tất cả mọi thứ đã làm nên một chiều mưa nơi Hà thành nhộn nhịp đầy nên thơ và quyến rũ. Một chút lạnh, một chút se se trong cái tiết trời mưa ấy, quyết định cuộn mình trong chiếc chăn ấm, lựa chọn cho mình một bộ phim yêu thích, vừa xem phim, vừa nhâm nhi gói bánh trong tay thơm thơm, giòn giòn, cay cay. Chao ôi, cái cảm giác ấy mới đã làm sao.
Mưa ngoài trời đã dịu đi, chỉ còn lất phất vài hạt mưa phùn, đèn đường đã lên lúc nào, gói bánh đã vơi đi một nửa, bộ phim vẫn đang tiếp diễn và chuẩn bị cho một màn cao trào và kịch tính sắp sửa diễn ra, bỗng tiếng chuông điện thoại vang lên.
“Alo”
Ôi cái giọng nói ấm nồng ấy, dịu ngọt ấy mà cho dù có không nhìn đến tên người gọi đến đi chăng nữa cũng có thể nhận ra qua một âm vang thôi cũng đã đủ rồi.
“Vâng, con nghe đây ạ”
“Con ăn chưa đấy?”
“Vẫn chưa mẹ ạ, con cũng chưa đói lắm ạ”
“Thế chút nữa phải ăn đi nghe, không phải cứ lười biếng một chút rồi bỏ bữa mà hại cho sức khỏe đấy nhé”
“Vâng ạ, con biết rồi”
“Ngoài ấy có đang mưa không đấy?”
“Có mẹ ạ, vẫn đang mưa đấy ạ”
“Ở nhà cũng mưa, mùa này trời dễ mưa lắm, lại thêm ảnh hưởng của bão đấy. Đi ra ngoài thì nhớ cầm theo ô hoặc áo mưa đấy nhé, đừng có để mình dầm mưa mà ốm ra đấy. Con gái lớn rồi là phải biết tự chăm sóc bản thân mình nghe chưa”
“Vâng ạ, con gái mẹ sẽ tự biết chăm sóc cho bản thân mình”
“Thế thôi, mẹ cúp máy đây, nhớ giữ gìn sức khỏe”
“Vâng, mẹ cũng thế”
Đầu bên kia đã tắt máy, cuộc trò chuyện cũng chỉ vỏn vẹn có từng ấy, bộ phim còn dở dang đang chờ đợi để xem tiếp nhưng chẳng hiểu vì sao lại không có hứng để tiếp tục nhấn nút mà xem tiếp. Bỗng tự nhiên thấy luyến tiếc cuộc điện thoại vừa rồi quá, muốn trò chuyện thêm với mẹ nhiều hơn quá, nỗi nhớ mẹ, nhớ nhà lại trào dâng trong lòng lúc nào không hay. Đăm chiêu nhìn vào chiếc điện thoại trong tay với cuộc gọi đến vừa mới tức thì từ “Mẹ” trong nhật ký cuộc gọi mà thơ thẩn chẳng biết nói gì, mơ hồ, mông lung, trôi dạt với những mớ suy nghĩ ngổn ngang trong đầu. Trong vô thức, chẳng hiểu tại sao một cảm giác ươn ướt nơi khóe mi, cay cay nơi sống mũi, mặn mặn nơi khóe miệng. À ra là khóc. Con nhớ nhà quá, mẹ ạ. Vâng rất nhớ, nhớ thật nhiều, nhớ những bữa cơm mẹ nấu, nhớ ly sữa nóng của bố, nhớ những lần mẹ tỉ mỉ là áo hay những lần bố loay hoay sửa từng thiết bị trong nhà, nhớ giọng nói ấm áp của mẹ, những câu nói bông đùa của bố, nhớ những lần hai chị em bày nhau học bài, những lần tranh giành đồ của nhau, rồi những lần cãi vã và cả những lần cùng nhau nằm trên một chiếc giường tỉ tê tâm sự chuyện thế sự. Sao con nhớ quá.
Chẳng hiểu tại sao bản thân khi hòa vào cuộc sống của chốn đô thị phồn hoa mà quên đi những cuộc gọi về cho gia đình, mải mê bên mạng xã hội, bên những bộ phim, những cuộc chuyện phiếm với bạn bè mà không nỡ một lời hỏi thăm đến chuyện nhà, đến bố mẹ. Bất chợt nghe cái giọng nhẹ nhàng, ấm ấm của mẹ, những lời dặn dò bình thường, giản dị ấy mà bất cứ ai có thể nói được ấy, nhưng qua giọng mẹ, nó khiến lòng lâng lâng và quặn thắt, không tự chủ mà nước mắt tuôn rơi. Không đâu bằng gia đình. Con nhớ nhà mẹ ạ.
Cuộc trò chuyện qua điện thoại ngắn ngủi trên dưới không quá 5 phút nhưng tất cả đều chỉ là lời mẹ hỏi, mẹ dặn, mẹ lo mà bản thân lại không một lời hỏi thăm, quan tâm, lo lắng đến mẹ. Từ bao giờ mà trở nên đáng trách đến thế? Nhớ nhà, nhớ bố mẹ, nhớ đứa em gái nhỏ, nhớ tất thảy những ngày bên gia đình mà chẳng biết làm gì để nguôi ngoai nỗi nhớ khắc khoải, dai dẳng ấy đang tồn tại trong tim. Chẳng chần chừ gì nữa, nhấc điện thoại lên, ấn vào dãy số quen thuộc về chờ đợi từng hồi chuông điện thoại vang lên trong khoảng không im lặng.
“Alo, sao thế, có chuyện gì nữa à con?”
Vâng, cái chất giọng ấy đã đâm vào nơi sâu thẳm nhất của trái tim mà bật khóc nức nở. Nghe được cái âm thanh dịu ngọt, chan chứa tình yêu thương và đằng đặc nỗi nhớ thương mà ấm lòng xiết bao.
“Sao đấy, sao lại nức nở thế đấy, có chuyện gì hả, kể mẹ nghe xem nào?”
Chờ đợi một hồi lâu mới lấy lại bình tĩnh, hít một hơi thật sâu để bắt đầu cho những câu hỏi, những câu nói quanh quẩn trong đầu từ nãy tới giờ. Và hơn hết, cái khiến con người ta cảm động ấy chẳng phải là người con chợt nhận ra những điều kia mà gọi về cho mẹ mà là cái sự nhẫn nại, từ tốn của mẹ chờ đợi câu trả lời của đứa con, không giục giã, không hối thúc mặc cho đầu dây bên kia có im lặng một lúc lâu.
“Cả nhà và mẹ vẫn khỏe cả chứ, công việc vẫn ổn chứ mẹ, nhà ta có cái gì mới mẻ không ạ?”
“Cả nhà vẫn khỏe, công việc thì đều đều, con bé em vừa lọt vào top 5 đại diện đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh đấy. Mà sao đấy, sao lại khóc thế”
“Con chỉ là nhớ nhà, nhớ mẹ thôi”
“Mẹ cũng nhớ con lắm. Nhớ thì về đây, về với mẹ, bố mẹ luôn dang rộng cánh cửa chờ con trở về”
Bao nhiêu kiên cường, bao nhiêu mạnh mẽ, bao nhiêu sự kìm nén đã đổ vỡ ngay khi nghe được câu nói ấy của mẹ. Nước mắt cứ lăn dài trên gò má, tiếng nức nở cứ thế truyền từ đầu dây bên này đến đầu dây bên kia, không thể giả bộ, làm ngơ trước cái dịu dàng, ân cần của mẹ. Từng câu, từng chữ rót vào tai của đứa con xa nhà mà nghẹn ngào, mà không thể nói thành lời.
“Vâng ạ. Con sẽ về”
“Thế đi ăn cơm rồi nghỉ ngơi đi nhé, ngủ một giấc rồi mọi chuyện sẽ ổn, khi nào rảnh rỗi thì về đây với mẹ”
“Vâng ạ, tạm biệt mẹ”
Điện thoại đã ngắt mà lòng thì vẫn chưa dứt, sao lại muốn về với mẹ quá? Thế là bật dậy khỏi giường, xếp đồ vào trong vali, thay bộ đồ trên người ra, lấy ô, mang giày rồi lao ngay ra đường, mua tạm chiếc bánh mì nóng trên đường, chạy vội ra bến xe với hy vọng vẫn còn chuyến xe về nhà.
Và chuyến xe ấy, chuyến xe từ đất thủ đô về với ngôi nhà thân yêu, một chuyến xe bất chợt và không có một sự tính toán trước nhưng lại chẳng sai lầm, dại dột hay ngẫu hứng chút nào. Trên chuyến xe ấy có mang biết bao nỗi nhớ thương, bao sự chờ đợi và mong ngóng về đến nhà, về bên mẹ cha và gia đình yêu thương.
© Nguyễn Thị Hà Vy blogradio.vn
Xem thêm: Vấp ngã đủ đau sẽ tự khắc trưởng thành
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Sau cơn mưa nắng sẽ về
Kể từ lúc biết tin căn bệnh quái ác sẽ tuyên án tử hình cho tuổi xuân còn đang dang dở của em, hình như tôi chưa từng thấy em để cho đôi chân mình được ngơi nghỉ ngày nào.

Mình muốn một tình yêu như vậy!
Họ không nói nhiều, không can thiệp quá sâu vào cuộc sống của nhau, không lãng mạn ngọt ngào, không hứa hẹn, không sở hữu, cứ thế hiện diện bên nhau, lắng nghe, an ủi.

Lỡ duyên
Trăng treo lẻ bóng bên đồi Gió ru khúc cũ nghẹn lời chia phôi Người đi để lại bồi hồi Ta ngồi đếm mãi một thời đã xa

Chia ly - khi khoảng cách không thể xoá nhoà ký ức
Cảm giác sắp chia ly ấy cũng thật khó giải thích. Có lẽ chỉ đơn thuần là cảm xúc trống vắng khi bàn ăn trong nhà thiếu đi mất một người thân thuộc, hay sự lạc lõng trong một không gian đã từng đầy đủ,... Chắc đó là sự hụt hẫng khi có những điều vốn tưởng chừng là vậy nhưng nay đã sắp không còn.

Tình khó phai
Em biết anh luôn là người yêu em và nghĩ cho em nhiều nhất. Nhưng anh à, em cần nên biết mọi chuyện đầu tiên chứ không phải giờ đây em là người sau cùng mới biết được.

Khi con muốn được yêu thương nhưng lại sợ mất gia đình
Không có gì đau lòng hơn việc chính những người ta yêu thương nhất lại không thể dang tay ôm lấy ta.

Khi mặt trời mỉm cười
Tôi thấy yêu làm sao mặt trời lúc đó, tôi thấy yêu làm sao những buổi sớm mai thật lắng đọng thật nhiều cảm xúc và những nguồn huyết mạch của cuộc sống cứ cuộn trào mãi trong tôi.

Người ơi
Em thích gọi anh là người ơi, chỉ là một tiếng gọi thật ngắn thật nhanh mà chứa đựng trong đó biết bao ân tình biết bao da diết của những tháng năm mình được quen nhau, mình được yêu nhau thật trọn vẹn.

Kí ức muốn lãng quên
Kí ức về cậu có lẽ là kí ức đời này tớ muốn quên nhất, cậu cũng có lẽ là người tớ muốn quên nhất...

Xem cuộc đối thoại chua chát của 2 mẹ con trong Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, tôi thề sẽ không bao giờ nói "Mẹ sống vì con"
Đứa trẻ lớn lên trong “sự hy sinh của mẹ” sẽ không học được cách hỏi mình: “Mình muốn gì?”, mà chỉ biết hỏi: “Mình nên làm gì để cha mẹ vui?”