Phát thanh xúc cảm của bạn !

Nửa chừng giấc mơ

2019-11-06 01:18

Tác giả: Khánh An ( Hồng Minh)


blogradio.vn - Giấc mơ ngày nào vẫn còn dang dở và không bao giờ nó có thể thực hiện nữa, nhưng nó đã dám sống, đã hết mình vì ước mơ. Nó sẽ có thể mỉm cười một cách vui vẻ và mãn nguyện ở bên kia cuộc đời.

***

Nó tên là Hạ và cũng sinh vào một mùa hạ. Không biết từ khi nào mà tôi với nó đã chơi với nhau, hình như là từ hồi còn bé tí, vì nhà hai đứa vốn cạnh bên.

Phải công nhận hiếm có ai hiền lành và ngoan ngoãn như nó. Nó có thể theo tôi chơi đủ thứ trò, nghe tôi nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, từ chuyện con mèo nhà tôi đẻ bốn con, đến chuyện tôi muốn bắt được con chim đang bay trên ngọn tre trên kia... Nó nghe một cách chăm chú, không phàn nàn, không chê trách, như thể nó sinh ra là để nghe những câu chuyện của tôi. Chỉ khi nào nó nói về điều nó mơ ước là tôi mới phải im lặng và lắng nghe, bởi vì những lúc đó nó cực kì chăm chú và say mê, tôi không thể nào cắt đứt hay xen ngang vào câu chuyện được.

Nó nói, nó thích được mặc áo dài, đứng trên lớp làm cô giáo, giảng bài cho các học sinh ở phía dưới. Nó nói rất yêu màu trắng của phấn và màu đen của chiếc bảng trong những lớp học nhỏ. Nó thương lắm miền quê nghèo của nó, nó cũng say mê những đứa trẻ với ánh mắt trong sáng, to tròn khi đến lớp. Nó nói rằng nhất định nó sẽ là một cô giáo, nhiệt tình và nhiệt tâm, sẽ về quê dạy cho bọn trẻ lóc nhóc và nghèo khổ ở đây... Nó còn nói nhiều lắm, nói rất say sưa, nói nhiều lần về ước mơ của nó và tuyên bố chắc nịch trong niềm tin rằng nhất định lớn lên, nó sẽ làm được những điều nó nói. Lần đầu nghe, tôi cũng thích thích vì nó là lạ hơn so với những câu chuyện tầm phào, lung tung của tôi. Lâu dần, mỗi lần nó bắt đầu nói là y như rằng tôi sẽ gạt phắt đi hoặc đề nghị nó chuyển đề tài, vì theo tôi:

- Biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Mày chuyển đề tài cho tao nhờ. Tao đã nghe không dưới 100 lần chuyện mày muốn là cô giáo, muốn đi dạy cho tụi nhóc, mày tha cho tao với.

Mỗi lúc nghe tôi nói vậy, nó lại buồn buồn, nhưng vẫn quay sang nói về chuyện khác theo ý tôi, sau khi buông ra một câu nói xa xăm;

- Ừ, tao biết, nhưng đó là ước mơ của tao, tao mơ ước, tao thích và tao sẽ làm mày à, tao không để ước mơ chỉ là mơ ước đâu.

- Ừ, ừ, chiều nay đi thả diều nghe mày, tao mới mua con diều bướm nè, đẹp lắm mày ơi. Con diều của tao màu vàng, mày nghĩ nó sẽ bay cao tới đâu?

Cứ thế, câu chuyện đổi chiều sang một hướng khác, vô tư, tự nhiên như cái độ tuổi của chúng tôi vậy, tuổi nhỏ vốn vô tư và nhanh nhớ, nhanh quên mà.

Thấm thoắt, tuổi thơ trôi nhanh, tuổi học trò bay vội, chúng tôi, những đứa trẻ vô tư hôm nào đã lớn lên, chuẩn bị thi đại học. Ngày nộp hồ sơ, tôi nộp đại vào đại học kinh tế theo ý mẹ, vốn dĩ tôi cũng không đam mê hay mơ ước cái gì rõ ràng. Thôi thì học kinh tế, về làm cho doanh nghiệp của họ hàng, ý của gia đình tôi là vậy, tôi thấy cũng được, thế là nộp. Một con đường đi bằng phẳng, yên lành đang đợi tôi.

Còn nó, nó học giỏi, đậu giải học sinh giỏi quốc gia, nó được chọn trường để tuyển thẳng. Cả trường tôi, chỉ có một mình nó được đặc quyền đó, bao nhiêu người khâm phục lẫn ghen tỵ với nó. Chỗ bạn bè, tôi chỉ thấy nó sung sướng vì không phải trải qua kì thi đại học vất vả như tôi, chỉ vậy thôi. Còn nó, nó vui vì nó đã có thể thực hiện được điều nó mơ ước một cách chắc chắn. Nó đã nộp hồ sơ vào sư phạm mà không phải là một ngành nghề nào khác.Tôi hỏi nó sao không nộp hồ sơ vào ngành khác, ngon lành hơn, nó chỉ cười và bảo:

- Mình thích mà. Từ bé, mình đã thích như vậy rồi An à. Mình đã nói là nhất định mình sẽ thực hiện được ước mơ. Với lại, nhà mình nghèo, mình học sư phạm cho cha mẹ an tâm, đỡ tốn kém...

Tôi nghe mà bùi ngùi, còn nó thì vẫn cười rất tươi với sự quyết tâm và niềm vui rất thật trong ánh mắt. Nó thích, vậy là được rồi. Con đường nó đã chọn, nó vui với sự chọn lựa của mình, vậy là tốt rồi, ít nhất, nó không phải vay mượn ước mơ và con đường đi cho tương lai như tôi, một đứa con trai 18 tuổi, vô lo, vô tư lự...

Kì thi rồi cũng qua, tuy chỉ vừa đủ điểm đậu sau khi đã cộng hết các điểm ưu tiên, tôi đã đậu vào đại học kinh tế. Khi nghe tin đó, nó chạy ào sang chia vui với tôi, nó cứ nắm tay tôi mà bảo:

- Chúng ta đi học chung với nhau nữa rồi, vui quá An ơi, hôm nào lên Sài Gòn, hai đứa mình đi chung nghe.

Tôi cũng rất vui, mười mấy năm nay, tôi và nó đã cùng lớn lên nơi miền quê nhỏ này, bây giờ lại tiếp tục đi học cùng nhau. Lên Sài thành đô hội, có nó cùng đi, cả hai sẽ vững dạ và an tâm hơn. Nơi xứ lạ, có bạn thân kề bên, ai mà không vui sướng?

Ngày ra đi, chúng tôi đùm đề đồ đạc, khăn gói lên Sài Gòn. Đứa nào cũng tràn đầy mơ mộng và quyết tâm về một chân trời tri thức mới, với những thử thách và cơ hội, bạn bè, thầy cô mới ở phía trước. Cả hai chúng tôi, khi lên xe, quay nhìn lại cha mẹ và vùng quê nghèo, đứa nào cũng quyết tâm và tràn đầy niềm tự tin. Tôi đến Sài Gòn đây, tôi sẽ về với một hành trang và tư thế mới. Tạm biệt nhé! Quay nhìn Hạ, tôi và nó cùng trao gửi vào ánh mắt sự quyết tâm và niềm tin vào một tương lai phía trước. Cố gắng! Chúng tôi đọc được điều này trong đáy mắt nhau.

Lên tới Sài Gòn, một thành phố đông đúc và năng động, khác hẳn miền quê yên bình của chúng tôi, đứa nào cũng ngỡ ngàng và bất ngờ. Lúc chia tay để mỗi đứa về một trường, Hạ bật khóc. Nhìn gương mặt buồn buồn của cô bạn nhỏ bé, thân thiết ấy, tự nhiên tôi cũng thấy ngùi ngùi tuy mình là con trai. Tự hứa với lòng sẽ tới trường thăm Hạ nhiều hơn để nó không buồn vì xa quê, nhớ nhà nữa....

Thế rồi cuộc sống sinh viên bận rộn, vui vẻ với nhiều phong trào và hoạt động đã cuốn tôi vào vòng xoáy của nó. Tôi thích ứng nhanh đến không ngờ. Chẳng biết tự lúc nào, tôi đã dạn dĩ, đã sành điệu, ăn chơi hơn trước rất nhiều. Gia đình tôi lại khá giả, không hề từ chối những yêu cầu về tiền bạc của tôi. Tôi như lột xác, trở thành một chàng trai thành phố thật sự, không còn ngu ngơ và khờ khạo như lúc mới lên. Và như một tất yếu, tôi cũng quên béng cô bạn nhỏ cùng quê thưở nào. Thảng hoặc, có lúc đi chơi, chạy xe máy ngang trường Sư phạm, tôi mới chợt nhớ tới Nhật Hạ. Những lúc ấy, tôi cũng định vào thăm nó, như dự định ngày mới tới, nhưng rồi lại chặc lưỡi, chắc nó không có nhà đâu, lần sau hãy ghé. Và sau đó, tôi tiếp tục cuộc chơi của mình.

Đến tận ngày Tết, tôi mới gặp nó ở quê. Hạ vẫn như ngày nào, tóc dài, hiền lành, mộc mạc, giản dị, như bông lúa, củ khoai trên cánh đồng. Có khác chăng là ốm hơn, tóc dài hơn và đẹp hơn. Cơm sinh viên không làm Hạ thay đổi nhiều như tôi... Thấy tôi, quần áo bảnh bao, đúng mốt, tóc tai chải bóng loáng, Hạ tinh nghịch:

- Gớm, lâu ngày quá, nửa năm rồi mới gặp An nhé! Dạo này sành điệu quá nha, thành người sài Gòn rồi hen!

- Có đâu, cứ chọc mình.

- Sao không qua trường Hạ chơi? Mấy lần, Hạ sang trường An, ghé chỗ An nhưng An không có nhà.

- À, à. An có nghe nói, mấy hôm đó đi thư viện. Bên trường, học nhiều quá, bận rộn nên không qua thăm Hạ được, thông cảm nghe.

Tôi vội nói cho qua chuyện mà không dám ngước nhìn Hạ vì xấu hổ. Tôi đã mấy lần nghe tụi bạn cùng phòng bảo là có bạn ghé thăm, nhưng không chú ý lắm. Thật sự, tôi không nghĩ rằng đó là Hạ, trường Sư phạm và Kinh tế xa nhau như vậy mà... Hạ ơi. Nhất định học kì tới, tôi sẽ ghé thăm Hạ, tự hứa với lòng mình như thế trong buổi chiều nói chuyện với Hạ.

Thời gian dần trôi, năm nhất sinh viên đã hết, kì hè đã đến. Tôi cũng đã làm được một số việc, nhưng cũng có những dự định của tôi cũng vẫn chỉ là những dự định, trong đó có việc ghé thăm Hạ bên trường Sư phạm. Hết lần này tới lần khác, lần thì tôi chần chừ, lần thì bị những trò vui cuốn hút, hưa lần nào tôi ghé thăm cô bạn đồng hương. Trong lòng cũng có chút áy náy, nhưng rồi lại tự nhủ rằng chắc nó không trách đâu, nó cũng bận mà.

Cuối cùng, Hạ lại là người sang tìm gặp tôi. Gặp tôi, nó mừng lắm, rủ tôi ra ghế đá ngoài sân, cứ xuýt xoa là sao chỗ tôi ở đẹp và rộng thế. Nói chuyện một hồi, thăm hỏi đủ thứ, nó mới đi vào chủ đề chính. Thì ra nó sang rủ tôi đi thanh niên tình nguyện hè theo phong trào của Hội sinh viên thành phố tổ chức. Nó nói với tôi nhiều lắm, nào là đi thanh niên tình nguyện để được đi đến một vùng đất mới, để làm việc có ích, để có thể giúp đỡ người khác, để có thể biết thế nào là phong trào sinh viên....Mới nghe, tôi cũng thinh thích, thấy cũng hay hay, nhất là khi thấy nó khoe cái áo Đoàn xanh xanh mới được phát. Tôi định đi chung với nó, tôi bảo nó tôi sẽ lên đăng kí với Thành đoàn. Nó vui lắm, cứ cầm tay tôi mà lắc lắc. Sao mà nó lúc nào cũng hiền lành, lương thiện và nghĩ cho người khác vây không biết? Bất giác, tôi cũng thấy vui vui khi nghĩ tơi cảnh hai đứa bạn thân thiết cùng nhau đến một vùng cao nguyên nào đó, làm những việc có ích cho mọi người trong màu áo xanh xanh ấy. Hạ ơi, chúng mình sẽ đi tình nguyện nhé! Tôi nắm tay cô bạn như thay cho một lời hứa.

Gọi điện thoại cho mẹ, mẹ tôi nổi giận đùng đùng, bảo là không được. Mẹ nói cái gì mà đi học cả năm trời, được một kì hè mà cũng không chịu về nhà sao? Mẹ nói về quê, nghỉ ngơi, tẩm bổ để chuẩn bị cho năm học sau không tốt hơn là đi giang nắng, đội mưa ở trên kia để làm tình nguyện viên hả? Về nhà đi, rồi năm sau mẹ mua máy tính xách tay cho mà xài. Nghe mẹ nói, tôi thấy cũng đúng và có lý, vỗn dĩ, tôi không có chính kiến và không có lý tưởng mà, nhất là lại bị phần thưởng cái máy tính quyến rũ, tôi quyết định nghe lời mẹ. Về nhà thôi, không đi với Hạ nữa, tôi đã nhanh chóng quyết định như vậy.

Nghe tôi thông báo, Hạ buồn buồn, nhưng vẫn quyết tâm đi Tây Nguyên với màu áo xanh tình nguyện. Ngày lên đường, tôi ra tiễn Hạ, thấy không khí lên đường rộn ràng, hồ hởi và tràn đầy sức sống của nó và các bạn sinh viên khác, tôi thấy cũng tiêng tiếc, cảm giác như mình đã và đang bỏ rơi mất một cái gì đó... Hạ cười thật tươi, cứ vẫy tay chào tôi mãi, tôi cứ đứng lặng nhìn theo bàn tay nhỏ bé ấy, thầm cầu mong sẽ mau mau được gặp lại Hạ thân thương.

Về nhà, sự ấm áp, yêu thương của gia đình và sự thanh bình, yên ả của quê hương đã làm tôi nhanh chóng quên đi Hạ và cảm xúc ngày chia tay hôm ấy, tôi là một đứa ham vui và vô tư mà...

Một buổi trưa nọ, ở nhà một mình, trong sự ắng lặng ngày hè, tôi đang đọc lá thư của Hạ gửi mới tới sáng nay. Nó kể rằng ở trên này vui lắm, đẹp lắm, người dân tuy nghèo nhưng tốt bụng và hiếu học. Nó tham gia vào đội Ánh sáng văn hóa hè vì nó muốn làm cô giáo của bọn trẻ nơi đây. Tuy đi dạy hơi xa, phải đi qua một triền dốc mới tới chỗ dạy ven sườn núi của bản, nhưng tụi nhỏ chăm học và quý cái chữ, yêu cô giáo lắm. Đọc thư, tôi thấy rất vui, an tâm là bạn mình đang làm việc tốt và có ích, vui vì bạn mình đã có thể là một cô giáo trẻ như mơ ước bé thơ.

Bất chợt, từ phía nhà Hạ, tôi nghe nghe tiếng khóc, ban đầu còn kìm nén, sau thì ngày một nức nở và thổn thức phát ra . Sao vậy nhỉ? Tôi vội chạy sang, tay vẫn còn cầm lá thư vừa đọc, định là sẽ khoe với bác luôn. Một quang cảnh không ngờ đã đập vào mắt tôi. Tôi chết lặng khi thấy mẹ Hạ ngồi dưới đất, khóc lặng bên chiếc điện thoại bàn buông rơi ống nghe. Em trai Hạ ngồi sụp xuống góc nhà, rưng rức gọi tên chị.

Thấy tôi, mẹ Hạ càng khóc to hơn, thổn thức trong làn nước mắt:

- An ơi, An ơi, con Hạ chết rồi. Lớp học của nó bị lũ cuốn... Nó giúp tụi học sinh chạy thoát, còn nó thì ....

Lá thư trên tay tôi rớt xuống. Rơi rơi, nhẹ nhàng và mỏng manh như nụ cười ngày nào của nó. Tôi sụp xuống bên cạnh mẹ nó, không tin vào tai mình những gì vừa nghe thấy. Tôi mới chia tay nó hôm nào mà! Tôi vừa đọc thư của nó mà! Hạ ơi!

Trước mắt tôi, hiện ra hình ảnh một cô giáo tình nguyện trẻ, say sưa giảng bài cho bọn trẻ miền sơn cước. Chốc chốc, cô giáo ấy lại cười, nụ cười hiền hậu và dịu dàng. Bất chợt, cơn lũ quét đầu nguồn kéo tới, cô giáo ấy vội vàng cho học sinh chạy ra khỏi lớp, còn mình...

Giọt nước mắt nào cho bạn tôi, giọt nước mắt nào cho tôi, Hạ ơi! Hạ đã được làm cô giáo, với tay và chạm vào điều ước thiêng liêng của mình. Giấc mơ ngày nào vẫn còn dang dở và không bao giờ nó có thể thực hiện nữa, nhưng nó đã dám sống, đã hết mình vì ước mơ. Nó sẽ có thể mỉm cười một cách vui vẻ và mãn nguyện ở bên kia cuộc đời. Từ nay, tôi sẽ nhớ mãi một ước mơ nửa chừng, Hạ ơi!

© Khánh An – blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình: Xúc động với câu chuyện của người mẹ nghèo cùng con ngày đầu đi nhập học

Khánh An ( Hồng Minh)

Dù có đi cả đời khói bụi, tôi vẫn tin hạnh phúc ở cuối con đường.

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

3 tháng đầu năm chỉ là

3 tháng đầu năm chỉ là "nháp", kể từ tháng 5, 3 con giáp này bứt phá trong công việc, tình tiền song hành thuận lợi

Trong thời gian tới, những con giáp này có cơ hội lấy lại những gì đã mất.

Lấm tấm cơn mưa

Lấm tấm cơn mưa

Cô nghĩ hoa có thể làm được như vậy, những cánh hoa mong manh dịu dàng quá đỗi kia và cả vô số những hạt nước li ti được đọng lại trên đó sẽ nhắc người ta về những điều thiện lương của cuộc sống. Sẽ nhắc người ta về tình yêu thương giữa con người và con người với nhau trong cuộc sống

Ôm trọn một vòng tay

Ôm trọn một vòng tay

Chị cứ ngồi vậy mà ôm con trong lòng, chị nâng niu bàn tay đôi chân con, thăng bé đã mười mấy tuổi và con đã cao lớn hơn so với chị nghĩ. Vậy là cuối cùng ông trời cũng nghe được tiếng chị gọi ngày đêm, ông trời cũng thấu hiểu được nỗi lòng chị mòn mỏi chờ mong con.

Thích cậu là bí mật thầm kín nhất của tớ

Thích cậu là bí mật thầm kín nhất của tớ

Cậu biết không, tớ đã đứng trước gương hàng trăm lần, rồi tự tưởng tượng trước mặt tớ là cậu. Và tớ sẽ nói hết cho cậu biết rằng tớ đã thích cậu nhiều như thế nào. Nhưng khi thực sự bắt gặp ánh mắt cậu, bao lời văn mà tớ đã chuẩn bị như bốc hơi mất chẳng còn lại gì

Tiếng lòng anh

Tiếng lòng anh

Thơ hát nhỏ nhỏ trong miệng, cô nghe như những âm điệu thiết tha nhất từ chính trái tim anh đang truyền từng nhịp từng nốt qua tim cô.

Van Gogh và các danh nhân nổi tiếng đã đọc cuốn sách nào khi trẻ

Van Gogh và các danh nhân nổi tiếng đã đọc cuốn sách nào khi trẻ

Những cuốn sách này ít nhiều làm thay đổi bản thân người nghệ sĩ, giúp họ xoa dịu nỗi đau và là niềm cảm hứng để họ tạo nên những kiệt tác.

Chăm chỉ thời cơ sẽ tới, sau nghỉ lễ 30/4, 4 con giáp này được Thần tài lặng lẽ ban phúc lộc, tiền bạc rủng rỉnh, trả hết nợ nần

Chăm chỉ thời cơ sẽ tới, sau nghỉ lễ 30/4, 4 con giáp này được Thần tài lặng lẽ ban phúc lộc, tiền bạc rủng rỉnh, trả hết nợ nần

Để chờ đón những ngày nghỉ lễ thật tuyệt vời, hãy xem dự báo cuộc sống của 4 con giáp này có gì thay đổi bất ngờ.

Hãy để vũ trụ vận hành, việc của bạn là yêu bản thân mình mà thôi!

Hãy để vũ trụ vận hành, việc của bạn là yêu bản thân mình mà thôi!

Bình tĩnh! Chậm lại thật sâu rồi bản thân sẽ tự phát hiện ra những giá trị cốt lõi, những tài năng và điểm mạnh của mình để vun trồng, bồi đắp và tu dưỡng. Chính những giá trị ấy sẽ đưa chúng ta vào một chu kỳ tuần hoàn mới của cuộc sống

back to top