Nhà là nơi lưu giữ kỷ niệm, bếp là nơi giữ lửa yêu thương
2020-05-26 01:30
Tác giả:
Thu An
blogradio.vn - Những năm 90 của thế kỷ trước, thế hệ chúng tôi đã trải qua những ngày tháng của một thời kỳ chuyển giao với những đồ vật bây giờ chỉ xuất hiện như những món đồ lưu niệm và đã trở thành miền ký ức thân thương với tôi.
***
“Gạc- măng-rê”
Nhà nào thời ấy cũng có một cái “gạc-măng-rê” bằng gỗ đặt trong gian bếp, bốn cái chân đặt vào bốn cái chén nhỏ chứa nước để ngăn kiến bò lên. Tôi vẫn nhớ như in kiểu dáng và từng ngăn tủ để đồ của mẹ. Cái tủ đơn giản nhưng chứa đựng cả thời thơ ấu thiếu thốn của tôi.
Mẹ cất vào gạc-măng-rê khi là nồi cơm ăn chưa hết, khi là khúc cá kho còn thừa của bữa ăn trước, khi là chút quà buổi sáng mẹ đi chợ mua về cho tôi. Tôi nhớ có một ngăn để những đồ ăn dần như ruốc khô, hũ dưa cà, hũ muối mè trộn đậu phộng giã nhuyễn, tôi rất thích ăn đậu phộng nhưng vì đó là món ăn với cơm của cả nhà nên tôi không chỉ đươc ăn chung với cơm khi đã giã nhuyễn.
Thế là cái gạc-măng-rê trở thành nơi chứa rất nhiều bí mật tôi chưa kể cho tới tận bây giờ, đó là những buổi chiều sau khi rong ruổi chơi sau vườn cùng đám bạn, tôi vào ăn vụng đồ ăn trong cái “tủ thần kỳ”, lắc hũ muối mè để nhặt những mảnh đậu lớn, bao nhiêu lần tôi sung sướng với cảm giác khỏa lấp được cái đói, cái thèm… có lẽ mẹ cũng biết nhưng chưa bao giờ tôi thấy mẹ trách mắng tôi cả.
“Cassette”
Những ai đã từng sống ở giai đoạn chưa có điện chắc sẽ hiểu cảm giác nghe được tin tức, bản nhạc hay những câu chuyện từ một cái máy kỳ diệu như thế nào. Tôi nhớ ngày ấy, nhà tôi có một chiếc cassette nhỏ chạy bằng bình điện. Mỗi buổi sáng, bố tôi trước khi đi làm, thường gắn dây của cassette vào bình điện bằng hai cái kẹp nhỏ bằng chì, bố mở tin tức nghe, cũng có khi là những bản nhạc, giai điệu của chúng in sâu vào tâm trí tôi cho tới tận bây giờ, khi tôi đã trưởng thành.
Mỗi lần vô tình nghe thấy bản nhạc cũ bố hay mở ngày tôi con nhỏ trong đầu tôi hiện ngay lên hình ảnh bố tôi ngồi đó trên tấm phản bên hiên nhà, bên cạnh ấm chè xanh mới nấu say sưa lắng nghe những âm thanh trên radio, tôi bé xíu chơi ở một góc nào ngay gần đó để được “nghe ké” cùng bố.
Ti vi trắng đen
Cao cấp hơn cái máy cassette là chiếc ti vi trắng đen màu nhiệm vì vừa có âm thanh lại còn có cả hình ảnh chuyển động. Ngày ấy, nhà nào sở hữu cái ti vi trắng đen cũng là nhà có điều kiện. Có lẽ vì lũ trẻ chúng tôi hay đặt nhiều câu hỏi khi xem phim hoặc hay làm ồn không tập trung nên không được chào đón vào nhà xem phim như người lớn.
Tôi nhớ lũ trẻ nhà nghèo chúng tôi thường hay lén nép vào vách gỗ nhà bác trưởng thôn có cái ti vi trắng đen mỗi lần chiếu phim “Tây Du Kí”. Qua kẽ nhỏ của những mảnh ván là những cặp mắt nhỏ xíu chăm chú theo dõi từng chuyển động trên màn ảnh và tưởng tượng ra một ngàn lẻ một câu chuyện khác nhau về bộ phim, về những nhân vật mà chúng tôi thấy.
Bếp củi
Nhắc đến những ngày thơ ấu mà thiếu cái bếp củi là một thiếu sót lớn với tôi, ngày ấy hầu hết các gia đình đều có một bếp củi ấm than hồng mỗi bữa cơm. Tôi không bao giờ quên được những ngày mưa, mớ củi thỉnh thoảng bị ẩm ướt, mùi khói hun khắp gian bếp nhỏ làm tôi cay cả mắt, tôi ngồi yên lặng ngắm những ngọn lửa bập bùng, ấm áp đến lạ kỳ.
Mẹ tôi hay nấu cơm bằng cái nồi gang và luôn có cơm cháy dưới đáy nồi, đó là món yêu thích của tôi cho tới tận bây giờ, nhưng hương vị ngày xưa tôi không tìm lại được ở bất kỳ đâu! Gian bếp nhỏ là nơi mẹ nấu biết bao nhiêu món ăn dân giã chứa đựng đầy tình yêu thương nuôi tôi lớn khôn…
Bàn ủi con gà
Hồi nhỏ tôi luôn thắc mắc với mẹ, tại sao lại có thể làm phẳng đồ bằng cái đồ vật ngộ nghĩnh ấy, chỉ cần bỏ than nóng vào và ủi qua lại một lúc, thật là kỳ diệu với một đứa trẻ lên năm như tôi. Với tôi, cái bàn ủi dễ thương như một món đồ chơi, mỗi lần cái bàn ủi không sử dụng tôi thường lén mẹ lấy ra làm thùng kho báu trong những trò chơi con nít của mình.
Mãi sau này khi lớn lên tôi mới biết ngoài giá trị về tinh thần thì cái bàn ủi cũng là một món đồ cổ đắt giá được người ta săn lùng, và tôi chỉ sở hữu nó trong tâm trí của mình!
Đèn dầu
Đèn dầu cũng là một đồ vật đầy thú vị trong ký ức của tôi, chỉ cần vặn cái nút tròn tròn là bấc đèn chạy lên xuống và ngọn lửa có thể to nhỏ khác nhau. Ánh sáng leo lét của những ngọn đèn dầu xuất hiện trong những bữa cơm tối, trong những đêm anh em tôi miệt mài với con chữ.
Kỷ niệm tôi nhớ nhất về cây đèn dầu là một lần mẹ sai tôi đi mua dầu về đổ vào đèn, tôi mải chạy xe đạp mà không để ý đến cái bịch đựng dầu, chạy về đến nhà thì bịch dầu chỉ còn mỗi cái bịch không, cái đèn mà không có dầu thì không thể sáng, mẹ tôi lại phải đi mua lần nữa.
Tôi đã lớn lên với những kỷ niệm đẹp đẽ về một thời nghèo khó như thế. Nhà chỉ lợp bằng tranh, vách đóng bằng gỗ, gió lạnh có thể luồn qua khe mỗi khi trở trời, gian bếp cũng không tiện nghi và đầy đủ như bây giờ, chỉ là cái bếp lò khói nghi ngút cạnh ngay cái “gạc- măng- rê” cũ nhưng đó là nơi lưu giữ những ký ức đẹp nhất thời ấu thơ của tôi. Cho đến tận bây giờ, khi đã trưởng thành thì với tôi “nhà là nơi lưu giữ kỷ niệm, bếp là nơi giữ lửa yêu thương”.
© Thu An – blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Anh và em chỉ là quá khứ của nhau
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Món ăn của mẹ
Có một lần, chú chạy ngang qua nhà mình, khi ấy chỉ có một mình con ngồi thẫn thờ. Chú hỏi con là mẹ đi đâu rồi, hôm nay hai mẹ con không ăn đá bào nữa hay sao. Con chỉ biết im lặng, hướng ánh nhìn của mình vào trong nhà, ngay phía bàn thờ mẹ.

Giông bão đi qua, hạnh phúc lại về
"Nếu duyên đến, cứ thuận theo tự nhiên," nó thầm nghĩ. Và rồi, sau sáu tháng yêu nhau, cả hai quyết định nắm tay nhau bước vào hôn nhân.

Thời cơ trong cuộc sống
Cuộc sống luôn trao cơ hội đồng đều cho mỗi người, thế nhưng, có mấy ai biết nắm bắt cơ hội đúng lúc, đúng thời điểm. Có câu: “Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội”.

Ánh nắng mùa đông (Phần 3)
Cô chưa quên được người cũ, nếu cho anh cơ hội thì đây cũng sẽ là cơ hội khiến anh bị tổn thương. Cô chẳng muốn đi vì lòng cô có anh nhưng lại sợ quá muộn để bắt đầu, lỡ như anh thương người khác rồi thì sao?

Hương lửa
Đã đi hết những con đường phố thị, đi cuối một mảnh đời nhiều lênh đênh, vấp váp mới nhận ra mùa ấu thơ nông nổi chân trần chạy đường quê mới chân thực là bình yên hạnh phúc.

Khuyên chân thành: Người bình thường làm 7 điều này để "tiền đẻ ra tiền" mỗi ngày
Tất cả bắt đầu từ những thay đổi nhỏ: kiên trì, kỷ luật, khỏe mạnh, tự tin, khôn ngoan và độc lập.

Ánh nắng mùa đông (Phần 2)
Cô ấm ức, cô tủi thân, cô đau khổ, cô mệt mỏi, cô bất lực. Anh không nói, không hỏi cứ vậy ôm cô thật lâu, dùng bàn tay to lớn của mình bao bọc lấy cô, truyền hơi ấm cho cô.

Món canh nhót dân dã mẹ nấu
Hồi ức đẹp đẽ về những mùa nhót tuổi thơ ùa về. Tôi với chị dằng dai, rủ rỉ... Bồn chồn nhớ quê…. Rồi tôi bỗng thèm được ăn món canh nhót dân dã mẹ nấu năm nào!

Có một Sài Gòn không ai nỡ rời đi
Với tôi, thành phố này ngạc nhiên đến kỳ lạ, lại đẹp đến ngỡ ngàng…

Ánh nắng mùa đông (Phần 1)
Tớ hi vọng chúng ta sẽ mãi bên nhau như thế. Tớ không thích kết bạn, cũng không thích hợp để làm bạn của ai cả nhưng cậu là người đầu tiên đứng trước mặt tớ và bảo vệ cho tớ, vậy nên cậu là ngoại lệ duy nhất của tớ.