Lớn rồi phải có trách nhiệm với cha mẹ
2023-01-16 01:20
Tác giả:
LEETHAO_777
blogradio.vn - Mong rằng người trẻ chúng ta có thể nhớ bố mẹ nuôi chúng ta lớn là đã làm hết trách nhiệm với chúng ta rồi. Bố mẹ có của ăn của để một chút thì bố mẹ cho, nếu không có thì thôi, dựa vào gì mà đòi hỏi rồi so sánh với nhà nọ nhà kia chứ. Thứ chúng ta làm là sau khi lớn rồi phải có trách nhiệm lại với bố mẹ.
***
Xung quanh tôi, các bác trai 60 tuổi rồi, đều an an nhiên nhiên ở nhà trông cháu, làm vài công việc lặt vặt đồng áng ở nhà. Còn bố tôi thì, cũng sắp 60 tuổi rồi, vẫn phải gồng mình, lao lực đi kiếm tiền.
Thời gian dịch năm ngoái, chỉ có thể ở nhà học online, tôi mới biết thì ra đến giờ bố tôi vẫn phải cực khổ như vậy. Mùa măng mọc từ tháng 5 đến tháng 10. Cao điểm nhất là từ giữa tháng 6 đến tháng 9, cứ 2 hoặc 3 ngày một lần bố tôi đều phải dậy từ 0h sáng để đi cắt măng cho kịp giao bán.
Trong khi đến giờ đó, những người trẻ như tôi đều chưa vào giấc ngủ. Đó cũng chỉ là một công việc trong số hàng tá công việc mà bố tôi phải làm hàng ngày. Cắt măng vào dịp gặt hái hẳn là mệt lắm. sau khi giao măng thì về nhà cũng gần 4 giờ sáng, bố tôi ăn chút đồ ăn để chuẩn bị cùng mẹ tôi đi gặt vào lúc 5 giờ 15 phút.
Đi sớm về sớm, cho đỡ nắng. Nhưng bố tôi vẫn chưa được nghỉ ngơi. Nhận được một cuộc điện thoại, bố tôi lại tiếp tục lái chiếc máy tuốt lúa đi để tuốt lúa cho người ta. Người nào cũng muốn cố để phơi thóc cho kịp năng, và khi bố tôi về nhà ăn cơm trưa cũng đã gần 1 rưỡi chiều rồi. Đang ăn vẫn có điện thoại gọi đến, bố tôi nghe rồi đáp “ đang ăn cơm, tầm 2 rưỡi nhé.” Và bố tôi lại đi tiếp đến 8 giờ tối. Anh tôi nhiều lần can ngăn, nói bố đi làm vừa thôi, nhưng bố tôi vẫn tham việc. Vì làm việc mệt quá mà bị ốm, phải truyền nước mấy ngày, không dám cho anh tôi biết.
Mùa nào thì việc đó. Mùa gặt hết rồi, thì mùa cấy lại đến, bố tôi lại đánh máy cày đi làm ruộng. Công việc lại bắt đầu từ 5 giờ sáng, 10 sáng trời quá nắng rồi, mới về nhà nghỉ ngơi, rồi lại đi từ 2 rưỡi chiều đến 7 giờ tối. Hết mùa cấy hái thì bố tôi lại làm thuê ở một xưởng xẻ gỗ gần nhà. Nơi mà chỉ thấy mấy người ba mấy, bốn mấy tuổi rồi đang làm, mồ hôi lúc nào cũng ướt áo. Thì bố tôi gần 60 tuổi rồi vẫn cùng họ đang làm trong đấy.
Khi hết mùa măng rồi bố tôi cũng thư thả hơn 1 chút, có thể ngủ nhiều hơn chút. Nhưng vào tầm tháng 11,12, những năm vẫn hay mưa, trời cũng đã lạnh. Bố tôi ăn cơm tối xong đều cầm đèn ra đồng để bắt ếch, bắt lươn, bán thêm lấy chút tiền. Trong khi người ta đều ở nhà đắp chăn ấm áp.
Những ngày mưa quá xưởng gỗ không làm hoặc những lúc ùn hàng, bố tôi được nghỉ xưởng. Lại tranh thủ cầm máy phát đi phát cỏ ở đồi trồng bạch đàn, ở vườn táo. Cuộc sống bố tôi lúc nào cũng như vậy, lúc nào cũng như đang chạy deadline vậy.
Hồi mấy anh em tôi còn nhỏ thì lo chuyện hồi nhỏ, giờ chúng tôi cũng đã lớn rồi, cứ tưởng như vậy bố tôi có thể nhàn hạ đi chút. Nhưng bố tôi vẫn vẫn lo đủ mọi việc. Lo vì thằng này năm trước bị ốm đi viện, rồi năm nay thằng khác cũng nhập viện vì tai nạn. Mỗi lần như vậy về thăm bố mẹ. tôi thấy bố tôi gầy đi nhiều rồi, tóc cũng bạc nhiều rồi.
Rồi lại lo chuyện nhà cửa cho gia đình riêng của anh mới kết hôn, tôi thấy vậy nói với bố“anh đã lớn rồi, có gia đình riêng rồi, bố hỗ trợ được gì thì hỗ trợ, anh tự có quyết định và trách nhiệm với cuộc sống của anh, bố không phải lo lắng nhiều như vậy nữa làm gì.
Lúc nào bố tôi cũng lo quá nhiều, nên tôi lúc nào cũng có suy nghĩ “người ta 18 tuổi rồi là phải tự có trách nhiệm với bản thân, mà suy nghĩ của mấy người lớn tuổi, lúc nào cũng lo, lo hết đời con lại lo đến đời cháu. Tôi chỉ mong anh tôi sớm kết hôn hết, để tôi có thể nói với bố tôi rằng, các anh đều có gia đình riêng hết rồi, có người quản rồi, bố mẹ không cần phải lo lắng nhiều nữa. Sức khỏe còn tốt thì giúp các anh trông cháu, ngày ngày dắt mấy đứa đi học rồi đón chúng nó về. Trồng vài luống rau, nuôi mấy con gà ở nhà là được.
Có một dạo tôi về nhà chơi vài hôm, ngồi ở ghế đá với bố. Bố tôi nói rằng bố thấy chị dâu hay đăng bài, lúc nào cũng đăng mỗi lần về quê đều được bố mẹ đẻ mua rất nhiều đồ ăn ngon, rồi hải sản. Bố tôi kể, mà tôi thấy chắc bố tôi đang buồn lắm vì thấy không bằng người ta.Sau đó tôi đã âm thầm vào tài khoản mạng xã hội của bố tôi, bỏ theo dõi chị ấy đi. Tôi cũng nói với bố tôi “Không sao đâu bố, bố đừng nghĩ nhiều, chị ấy cũng chỉ đăng chút mỗi lần về nhà ngoại. Khi nào chị ấy đang bài so sánh bố mẹ chị ấy với bố mẹ, thì lúc đó con sẽ có cách của con. Con sẽ nói thẳng vấn đề đó với chị.”
Nhà tôi vốn không có điều kiện. Bố tôi nhiều lúc không dám mua thứ này, thứ kia để ăn vì muốn tiết kiệm tiền. Trong suy nghĩ của tôi, nếu có ai dám động đến bố mẹ tôi, là tôi thật sự có thể khô máu với người đó. Bố tôi tiết kiệm hết mức, đều là đang lo cho các anh tôi, đến bản thân tôi cũng không nỡ tiêu vào tiền mà bố tôi kiếm được. Vậy người khác dựa vào đâu mà muốn đòi hỏi chứ. Bố đã quá vất vả rồi, tôi lại càng không thể để người khác làm tổn thương được.
Mong rằng người trẻ chúng ta có thể nhớ bố mẹ nuôi chúng ta lớn là đã làm hết trách nhiệm với chúng ta rồi. Bố mẹ có của ăn của để một chút thì bố mẹ cho, nếu không có thì thôi, dựa vào gì mà đòi hỏi rồi so sánh với nhà nọ nhà kia chứ. Thứ chúng ta làm là sau khi lớn rồi phải có trách nhiệm lại với bố mẹ.
© LEETHAO_777 - blogradio.vn
Xem thêm: Đêm nằm nghe câu chuyện của mẹ | Family Radio
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Sau cơn mưa nắng sẽ về
Kể từ lúc biết tin căn bệnh quái ác sẽ tuyên án tử hình cho tuổi xuân còn đang dang dở của em, hình như tôi chưa từng thấy em để cho đôi chân mình được ngơi nghỉ ngày nào.

Mình muốn một tình yêu như vậy!
Họ không nói nhiều, không can thiệp quá sâu vào cuộc sống của nhau, không lãng mạn ngọt ngào, không hứa hẹn, không sở hữu, cứ thế hiện diện bên nhau, lắng nghe, an ủi.

Lỡ duyên
Trăng treo lẻ bóng bên đồi Gió ru khúc cũ nghẹn lời chia phôi Người đi để lại bồi hồi Ta ngồi đếm mãi một thời đã xa

Chia ly - khi khoảng cách không thể xoá nhoà ký ức
Cảm giác sắp chia ly ấy cũng thật khó giải thích. Có lẽ chỉ đơn thuần là cảm xúc trống vắng khi bàn ăn trong nhà thiếu đi mất một người thân thuộc, hay sự lạc lõng trong một không gian đã từng đầy đủ,... Chắc đó là sự hụt hẫng khi có những điều vốn tưởng chừng là vậy nhưng nay đã sắp không còn.

Tình khó phai
Em biết anh luôn là người yêu em và nghĩ cho em nhiều nhất. Nhưng anh à, em cần nên biết mọi chuyện đầu tiên chứ không phải giờ đây em là người sau cùng mới biết được.

Khi con muốn được yêu thương nhưng lại sợ mất gia đình
Không có gì đau lòng hơn việc chính những người ta yêu thương nhất lại không thể dang tay ôm lấy ta.

Khi mặt trời mỉm cười
Tôi thấy yêu làm sao mặt trời lúc đó, tôi thấy yêu làm sao những buổi sớm mai thật lắng đọng thật nhiều cảm xúc và những nguồn huyết mạch của cuộc sống cứ cuộn trào mãi trong tôi.

Người ơi
Em thích gọi anh là người ơi, chỉ là một tiếng gọi thật ngắn thật nhanh mà chứa đựng trong đó biết bao ân tình biết bao da diết của những tháng năm mình được quen nhau, mình được yêu nhau thật trọn vẹn.

Kí ức muốn lãng quên
Kí ức về cậu có lẽ là kí ức đời này tớ muốn quên nhất, cậu cũng có lẽ là người tớ muốn quên nhất...

Xem cuộc đối thoại chua chát của 2 mẹ con trong Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt, tôi thề sẽ không bao giờ nói "Mẹ sống vì con"
Đứa trẻ lớn lên trong “sự hy sinh của mẹ” sẽ không học được cách hỏi mình: “Mình muốn gì?”, mà chỉ biết hỏi: “Mình nên làm gì để cha mẹ vui?”