Phát thanh xúc cảm của bạn !

Lời hứa của một ước mơ

2019-11-25 01:20

Tác giả: Khánh An ( Hồng Minh)


blogradio.vn - Nụ cười của em, không sao cô có thể quên được, nó như làm vơi đi sự nhọc nhằn và mặn mòi của diêm dân nơi cánh đồng trắng xóa. Nó cũng là hi vọng, là niềm tin về một tương lai tươi sáng hơn, khi đó không có những tấm lưng khom cào muối, không có hương của hạt muối biển mặn mòi. Nụ cười của em đã cho tôi thêm niềm tin và quyết tâm khi bước vào nhà gặp cha mẹ em và xin cho em được quay lại trường.

***

Đi dạy về, ăn uống, dọn dẹp xong, cô Hạnh mới ngồi xuống nghỉ lưng, uống nước trên bộ ghế trước nhà với chồng và con trai thì chuông điện thoại reo vang. Nhìn trên màn hình, một số điện thoại bàn lạ. Ai gọi cho mình từ Sài Gòn vậy nhỉ? Học trò cũ hay là tụi bạn ? Băn khoăn, nhưng cô vẫn bấm nút nghe:

- A lô

- Xin hỏi đây có phải là số điện thoại cô Hạnh không ạ? - giọng nói của một chàng trai trẻ từ phí đầu dây bên kia vội vàng cất lên

- Ừ, cô Hạnh đây. Em là ai vậy?

- Thưa cô, em là Chí ạ. Chí muối đây cô. Cô có nhớ em không?

Rất nhanh, kí ức của cô Hạnh mở ra, lục tìm đúng cái tên Chí với một cánh đồng muối bát ngát, hơi nước bốc lên mặn chát. Cô à lên một tiếng, dù khe khẽ nhưng cũng đủ cho đầu dây bên kia nghe thấy

- Em biết là cô sẽ không quên em mà, - giọng cậu thanh niên reo lên, vui mừng thấy rõ

- Chí, Chí muối lớp A1 phải không? Cô dạy và chủ nhiệm em ba năm cấp ba mà, làm sao mà không nhớ em được chứ? Thế nào, dạo này sao rồi? Gọi điện cho cô có việc gì không?

- Em thực hiện được lời hứa với cô rồi cô à. - Giọng người học trò reo lên trong máy điện thoại. - Em đã tốt nghiệp loại xuất sắc của trường đại học sư phạm TP.HCM, em đã trở thành một thầy giáo trẻ, trở thành người tiếp bước cô như lời em nói năm xưa.

- Chúc mừng em.

- Em đã được trường giữ lại và em sẽ được đưa đi học ở Úc ba năm rồi mới về trường dạy. Em mừng quá, định bụng khi nào về quê thì mới đến cho cô hay, nhưng em không kìm được, em phải gọi để báo tin cho cô ngay, em mừng quá cô ơi.

Hạnh nghe không sót một lời nào, những lời nói vui mừng và gấp gáp của cậu học trò cũ. Cô cảm thấy xúc động không kém gì cậu ấy, bỗng chốc, sống mũi cô thấy cay cay khi nhớ về cậu học trò nhỏ nhắn, gầy đen, cơ cực ấy. Chí, đứa học trò ngoan ngoãn, hiền lành của cô ngày nào, bây giờ đã thành tài và sắp bay ra một chân trời mới ở phương Tây để mở mang tri thức. Vùng trời ấy, rộng lớn và đầy ánh sáng, là phần thưởng xứng đáng cho em sau bao ngày tháng nỗ lực vượt qua khó khăn với một nghị lực đáng trân trọng và khâm phục.

- Em giỏi quá! Cô tự hào về em. Em thật sự không phụ lòng cha mẹ, thầy cô. Cô chúc mừng em.

- Cô cứ nói vậy, Ngày hôm nay, em thành người như thế này, công lớn nhất là của cô, nếu ngày đó... Em được như vậy, ơn cô lớn biết mấy, cô ơi... - Tiếng nấc và sự xúc động dù đã cố kìm nén nhưng vẫn thổn thức từ phía đầu dây bên kia, cậu học trò cũ chắc đang rất xúc động.

Cô Hạnh cũng rưng rưng, giọt nước mắt đã rơi từ lúc nào. Cô tưởng như mình có thể ngửi thấy mùi mằn mặn của cánh đồng muối nhà Chí hôm ấy, có thể thấy những hạt muối biển trắng xóa trên đồng, có thể nghe lời thổn thức của cậu học trò lớp 10 bị cha bắt nghỉ học, về nhà cào muối tiếp gia đình. Ngày ấy, khi vào lớp, nhận được tờ đơn xin thôi học của cậu học trò hiền lành, học giỏi nhất lớp, cô rất ngạc nhiên, đọc xong lá đơn thì cô nghẹn ngào. Những nét chữ run run, nguệch ngoạc

“Nhà em nghèo quá, cha mẹ không có tiền cho em học nữa. Em phải về cào muối với cha. Em kính xin cô và nhà trường đồng ý cho em thôi học”.

Không được, không thể như thế được, em ấy học rất giỏi, sao lại có thể nghỉ học lưng chừng vậy. Cô Hạnh nghĩ rất nhanh, rồi đi lên văn phòng, trình bày tờ đơn, hoàn cảnh và học lực của Chí cho Ban giám hiệu. Thầy hiệu trưởng trầm ngâm rồi quyết định sẽ miễn học phí và cấp cho em một suất học bổng để em có thể tiếp tục theo học. Nói như thầy, phải cho em cơ hội để có thể xây dựng ước mơ và tương lai cho mình. Cô Hạnh rất mừng, ngay chiều hôm ấy, cô đã xin về sớm để đến nhà Chí, một căn nhà nhỏ trên đồng muối bạt ngàn.

Khi cô tìm đến, giữa trận mưa, trên cánh đồng muối mênh mông, hơi bốc lên mặn đắng, Chí đang khom lưng cào những tảng muối trắng chạy mưa trong chiếc áo bạc phếch, rộng thùng thình của cha. Cô ứa nước mắt nhìn cậu học trò đen nhẻm và nhỏ nhoi trên cánh đồng, nhưng gương mặt vẫn hiển hiện một nụ cười. Nụ cười của em, không sao cô có thể quên được, nó như làm vơi đi sự nhọc nhằn và mặn mòi của diêm dân nơi cánh đồng trắng xóa. Nó cũng là hi vọng, là niềm tin về một tương lai tươi sáng hơn, khi đó không có những tấm lưng khom cào muối, không có hương của hạt muối biển mặn mòi. Nụ cười của em đã cho tôi thêm niềm tin và quyết tâm khi bước vào nhà gặp cha mẹ em và xin cho em được quay lại trường.

Cuối cùng, sau khi đã trình bày rất lâu về việc miễn giảm học phí, cho học bổng của trường, cha mẹ em cũng cho phép em đi học lại, nhưng:

- Tui nghe lời cô, cho nó đi học, tui cho nó đi học một buổi, còn một buổi phải về nhà cào muối tiếp tui, độ rày mẹ nó đau bịnh...

Nghe câu nói của cha, từ phía sau, em lao tới, vội vàng la lớn đồng ý khi tay vẫn đang quệt ngang những giọt mồ hôi mang vị mặn của muối biển:

- Dạ, dạ, con chịu, con chịu, con chịu ba ơi.

Từ lúc đó, cứ buổi sáng tới trường, buổi chiều em lại về nhà cào muối. Học xong, trống vừa đánh, em lại vội vàng lấy xe đạp chạy đi... Tôi nhìn theo dáng nhỏ của em mà ngùi ngùi, xót xa. Có hôm, vào lớp, nhìn bàn tay em khô ráp, chai sần, nứt nẻ những đường ngang dọc, tôi ứa nước mắt vì thương em, nhưng em vẫn cười khi nhìn tôi. Chí nói em không sao đâu, tuy vừa học vừa cào muối hơi cực, nhưng em sẽ cố gắng. Em tin rằng em sẽ vẫn học tốt, vẫn có thể phụ giúp gia đình. Em yêu mái trường và em cũng yêu những cánh đồng mặn mòi mùi hương của biển ấy, em tin rằng mai này em sẽ trở thành người có ích, học thành tài để giúp đỡ gia đình. Em hứa với tôi sẽ không bao giờ bỏ học, sau này sẽ trở thành thầy giáo, để giúp đỡ và nâng đỡ những ước mơ cho học trò, như tôi vậy. Mỗi lần nói chuyện với em, tôi lại như trở thành người được em dạy bảo bài học về niềm tin và hi vọng sống trên mảnh đất cằn cỗi và mặn nồng hương muối.

Lời hứa của một ước mơ

Cậu học trò nhỏ mang trong mình ý chí vượt qua mọi khó khăn, vất vả ngày nào giờ đã thành tài. Như một cây năng, sống và vươn lên ở những mảnh đất chua phèn, cằn cỗi, em đã sống, đã chứng minh cho tôi và mọi người thấy rằng không điều gì là có thể ngăn cản ước mơ đi học, ước vọng về ngày mai tươi sáng từ những cánh đồng trắng mặn nồng của em.

- Chúc mừng em. Khi nào về quê, nhớ đến gặp cô.

- Dạ, em điện báo cho cô trước, tuần sau em về nhà, em đến gặp cô sau. Em chào cô ạ, em cám ơn cô rất nhiều.

Đầu dây bên kia đã cúp máy, chỉ còn tiếng tút, tút vang dài. Hạnh tắt điện thoại rồi, nhưng cô vẫn còn bao dư vị về câu chuyện mới rồi và kí ức năm xưa. Cậu học trò mang tên Minh Chí ấy là hình ảnh đậm sâu của khát khao vươn lên mọi hoàn cảnh của con người nơi vùng quê ven biển cuối trời tổ quốc này. Em đã là minh chứng rõ ràng nhất cho việc những mảnh đời nghèo khổ hoàn toàn có thể vươn lên bằng đôi bàn tay và trái tim đầy nỗ lực của mình. Dù cho cánh đồng muối trắng có mênh mông, bạt ngàn tới đâu thì những giọt mồ hôi rơi xuống vẫn có thể chứa đựng những mầm sống vươn lên, cao vút và mạnh mẽ. Lúc này, trước mắt Hạnh là hình ảnh một thằng bé cào muối trong cái áo bạc phếch, cũ kĩ của cha, nhưng mang một trái tim nung nấu một ý chí, một hoài bão về một tương lai không có màu trắng của cánh đồng mang mùi hương của biển...

© Khánh An - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình: Để thanh xuân không hối tiếc, hãy dững cảm theo đuổi ước mơ

Khánh An ( Hồng Minh)

Dù có đi cả đời khói bụi, tôi vẫn tin hạnh phúc ở cuối con đường.

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!

Ý nghĩa lớn nhất của lối sống tối giản là nó có thể giảm bớt gánh nặng công việc nhà và cho chúng ta nhiều thời gian hơn để làm những gì mình thích.

Ngọn nến được thắp lên

Ngọn nến được thắp lên

Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

Về để thấy tết (Phần 2)

Về để thấy tết (Phần 2)

Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh

Tuổi lênh đênh

Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)

Về để thấy tết (Phần 1)

Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?

Ai nói là tôi không thích cậu?

Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này

Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng

Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?

Cậu còn ở Hà Nội chứ?

Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

back to top