Hoảng sợ không làm ta an toàn, giờ là lúc bình tĩnh đẩy lùi dịch bệnh
2020-03-12 01:29
Tác giả: Nguyễn Hằng Nga
blogradio.vn - Hoảng sợ xong rồi, giờ là lúc bình tĩnh để chiến đấu tiếp thôi.
Thứ 6 ngày 6/3 đen tối, thông tin về "bệnh nhân số 17" khiến cả nước sục sôi, mất ngủ. Sự hoảng hốt, phẫn nộ của đám đông là thật. Có nhiều người đã tức trào nước mắt vì cuộc sống của họ đã rất khó khăn do dịch bệnh, họ chỉ mới quay lại công việc được vài ngày. Học sinh, sinh viên sau kỳ nghỉ Tết dài nhất thập kỷ vẫn chưa thể trở lại trường.
Giận dữ xong rồi thì đừng đi tích trữ thực phẩm
Giận dữ xong rồi sao? Giận dữ, hoảng sợ có giúp đẩy lùi dịch bệnh không? Hay chỉ khiến tình hình thêm rối ren? Chỉ sau một đêm, trong cơn hoảng loạn, người ta ồ ạt vơ vét từng gói mì tôm, từng bịch giấy vệ sinh, chất đầy nhà những nhu yếu phẩm như gạo, thịt, rau, mắm, muối, mì chính. Người ta chấp nhận chen chúc xếp hàng, chấp nhận mua đắt, cốt là bỏ tiền ra mua về sự yên tâm cho bản thân và gia đình. Nhưng chỉ cần đến chiều ngày hôm ấy (7/3) hay chậm nhất là ngày hôm sau, các kệ hàng hóa ở siêu thị lại được lấp đầy, mì tôm, thịt, cá đầy ăm ắp. Thực phẩm ê hề ngoài chợ, thậm chí còn giảm giá nhưng chẳng còn ai chen chúc, tranh giành.
Nhiều người mang tâm lý sợ hãi thiếu thực phẩm hoặc giá thực phẩm tăng cao nếu nhỡ dịch bùng phát. Đó là một viễn cảnh xa vời, rất khó xảy ra ở một "cường quốc" xuất khẩu nông sản đứng hàng đầu thế giới như Việt Nam. Người ta đang lo giải cứu nông sản còn chưa xong, nữa là sợ thiếu đói vì không đủ thực phẩm. Những mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt, rau, mì tôm, giấy vệ sinh,… trong nước tự sản xuất được, không hề phụ thuộc nhập khẩu như nhiều nước khác. Mới đây Thủ tướng chính phủ cũng đã lên tiếng thành phố Hà Nội đủ khả năng đáp ứng lương thực, thực phẩm cho người dân.
Nhiều người lại cho rằng đằng nào cũng phải mua, mua một lần đỡ phải ra ngoài đi chợ nhiều. Nhưng chắc chắn việc chen chúc tụm năm tụm ba mua hàng không an toàn hơn việc bạn ra ngoài đi chợ mỗi ngày.
Có người lại sợ nhỡ chẳng may bị cách ly tại nhà sẽ chẳng có gì mà ăn. Trong trường hợp điều đó xảy ra, chính quyền sẽ có trách nhiệm cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho nhân dân và hoàn toàn miễn phí.
Nói tóm lại, dù với lý do nào đi chăng nữa thì việc đầu cơ tích trữ thực phẩm vẫn là điều không nên và không cần thiết trong thời điểm này.
Hãy ngồi yên khi đất nước cần chúng ta ngồi yên!
Bên cạnh việc đổ xô đi tích trữ thực phẩm thì nhiều người lại khăn gói lũ lượt kéo nhau về quê để tránh dịch hoặc né cách ly. Họ phẫn nộ vì "cô 17" không chịu ngồi yên một chỗ cách ly nhưng chính họ lại chọn chạy trốn. Nên nhớ, khi bạn đang ở vùng dịch thì chính bạn cũng có nguy cơ mang mầm bệnh. Hậu quả những bệnh nhân trước để lại vẫn sờ sờ ra đấy, liệu bạn có muốn liên lụy cả nhà, cả xóm bị lây nhiễm và phải cách ly vì mình? Ở Trung Quốc có một khẩu hiệu phòng dịch rất hay: "Dưới có trẻ nhỏ, trên có người già/ Một người truyền nhiễm, cả nhà cùng toang".
Đang yên đang lành lại ùn ùn kéo nhau về quê để tránh dịch, sợ chưa chết vì dịch đã chết vì... đói. Rất nhiều người đang khổ sở vì mất việc, không có việc làm vào thời điểm này, đặc biệt là những ngành như du lịch, khách sạn, giáo dục. Trong khi những người khác đang sống, làm việc yên ổn lại có suy nghĩ về quê để tránh dịch. Về quê rồi họ định làm gì để sống, kiếm việc mùa dịch bệnh thế này dễ lắm sao? Ai lại tự đạp đổ chén cơm của mình như thế?
Còn nếu ai đang có ý địch về quê để tránh cách ly thì nên dẹp ngay cái ý định đó. Chỉ cần bạn vẫn còn trong cái lãnh thổ Việt Nam này thì bạn chỉ có trốn lên trời. Về quê lại bị các bác "bế" đi cách ly thì lại được "đẹp mặt" với họ hàng làng xóm. Đó là chưa kể nếu bạn thật sự mang mầm bệnh về quê, gây hậu quả nghiêm trọng thì bạn còn có thể bị truy tố hình sự, đi tù chứ không phải chuyện đùa.
Hãy nâng cao ý thức cảnh giác và hãy thật trung thực
Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào Chính phủ và nền y học nước nhà. Trước đó, Việt Nam đã khống chế dịch rất tốt, dù có biên giới "sát vách" với Trung Quốc nhưng cũng chỉ có 16 ca nhiễm, trong đó bao gồm cả người nước ngoài và Việt kiều về nước. Cả 16 ca đều đã được chữa khỏi và xuất viện. Trước ca nhiễm thứ 17, suốt hơn 20 ngày, kể từ sau khi phát hiện ca nhiễm thứ 16, Việt Nam không có thêm ca mới nào. Việt Nam còn chế tạo thành công bộ kit phát hiện SARS-CoV-2 với công suất lên đến 10.000 bộ/ngày. WHO và CDC – Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ còn có lời khen ngợi và đề nghị hợp tác, học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam.
Chúng ta có thể yên tâm, tin tưởng và tự hào nhưng không nên chủ quan. Thực tế thấy tình hình có vẻ im ắng, nhiều người bắt đầu chủ quan, ra đường không đeo khẩu trang, những tụ điểm ăn chơi như Tạ Hiện vẫn chật ních người mỗi cuối tuần. Đang phấn khởi chờ công bố hết dịch thì "bệnh nhân số 17" làm cho phát "đoàng" khiến nhiều người phải giật mình tỉnh lại. Cũng từ bệnh nhân số 17 mà cả chuyến bay mới được rà soát, phát hiện và cách ly kịp thời những người có nguy cơ lây bệnh. Người dân tuyệt nhiên không dám vô tư tụ tập, chè chén nữa.
Chúng ta đã chiến thắng trận đầu, chỉ là đang bước sang giai đoạn mới của cuộc chiến thôi. Mỗi người dân đều phải đồng lòng, trung thực khai báo thông tin, tự giác cách ly nếu được yêu cầu. Tất cả vì chính bản thân mình, vì gia đình mình và toàn xã hội.
© Nguyễn Hằng Nga - blogradio.vn
Xem thêm: Tháng ba dành cho người con gái tôi thương
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Đóa hoa hồng và những tờ vé số
Chiếc xe tôi rời khỏi ngôi nhà âm u, cũ kỹ sau khi tôi lặng lẽ nắm bàn tay người phụ nữ để chào tạm biệt, con bé ngồi phía sau xe tôi chẳng nói điều gì, dường như nó không có vẻ hồn nhiên như những đứa trẻ con cùng tuổi. Suốt đoạn đường, cả tôi và nó đều im lặng.
Chúng ta cứ bộn bề yêu…!
Khi tôi buồn, tôi thích lên cầu, bất cứ cầu nào cũng được. Và như vậy, sau mỗi buổi đi làm về, chỉ cần nhắn: "Anh ơi, em buồn" là 15 phút sau, anh có mặt.
Có những điều anh chưa kịp nói, em đã vội rời xa
Khi hoa nở giữa cánh đồng xanh, Liệu là lúc em có thuộc về anh? Khi mưa rơi giữa chiều hiu quạnh, Liệu là lúc em muốn rời bỏ anh?
Tình yêu - một câu chuyện không có kết thúc
Tôi đã học được rằng tình yêu không phải là một đích đến, mà là một hành trình liên tục, nơi chúng ta cùng nhau khám phá và trưởng thành.
Đơn phương một người có lẽ rất khó khăn
Bởi mỗi khi cô ngồi yên trong lớp vì thời gian nghỉ giữa tiết không nhiều, cứ mỗi lần nhìn vu vơ ra ngoài lại sẽ bắt gặp ánh mắt của cậu ta. Mặc dù ngay sau đó cậu ta đều đánh mắt đi chỗ khác, nhưng làm sao mà che dấu được sự thật.
Dù có đi đâu cũng sẽ quay về
Tôi đã đôi lần hỏi tại sao mẹ không từ bỏ tôi. Nhưng mẹ đều nói mọi người đã từ chối sự ra đời của tôi đến mẹ cũng vậy thì tôi sẽ ra sao. Thế nên, mẹ không đành lòng làm vậy.
Chờ người em thương
Hình như mùa thu lại về rồi phải không anh Em nghe ngoài kia gió vươn mình qua lối Nghe hoang hoải những chiều qua vội Nghe chạnh lòng nắng nhạt màu hanh hao.
Bước chậm lại giữa thế gian vội vã
Bởi kì thực, trong mỗi bước đi của cuộc sống đều mang theo những khoảnh khắc ý nghĩa, đôi khi ta chạy quá nhanh để bắt kịp thành tựu, tiền tài, danh vọng để rồi bỏ lỡ nó.
Tương tư
Ơ kìa em sao nỡ để tình anh Chưa bước tới đã muôn phần lận đận Sao chỉ mới nhìn thôi em đã giận Và tiếng yêu thôi em chẳng nhận lời
Bình minh trên phố
Khi ánh bình minh vừa ló dạng, Phố nhỏ bừng tỉnh trong sương mai. Ánh nắng vàng rơi từng giọt nhẹ, Làm bừng sáng những ước mơ dài.