Giữa mùa dịch Covid-19 mới hiểu thế nào là ‘quyền năng đất mẹ’
2020-03-12 01:30
Tác giả: Nguyễn Hằng Nga
blogradio.vn - Trong khi nhiều người dân trong nước còn đang lo sợ, hoang mang thì nhiều Kiều bào đang thèm muốn một chuyến bay trở về đất mẹ lúc này.
Kể từ khi Việt Nam xác nhận ca dương tính với Covid-19 thứ 17, nhiều người rơi vào tình trạng lo sợ, hoang mang. Nhiều người đổ xô đi tích trữ thực phẩm, nhiều người khác lại lũ lượt rời thành phố về quê tránh dịch. Thực ra không cần phải hoảng sợ hay chạy trốn đi đâu cả, chỉ cần ở trên lãnh thổ Việt Nam, bạn sẽ được an toàn. Đó chính là thứ "quyền năng đất mẹ" mà không nơi đâu có được.
Đến con nhà tỉ phú còn phải thuê chuyên cơ riêng về nước tránh dịch
Các cụ có câu: "Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn". Ngạn ngữ phương Tây cũng có câu tương tự: "East or West? Home is best", ý nói không đâu bằng nhà mình. Chúng ta từng biết đến một phương Tây giàu có, đẹp đẽ, văn minh, là những nơi đáng sống nhất. Nhưng đó là khi đại dịch Covid-19 chưa xảy ra.
Châu Âu bây giờ đã trở thành ổ dịch nguy hiểm không kém gì Trung Quốc. Ý đã ghi nhận hơn 9000 ca nhiễm, hiện đang đứng thứ 2, chỉ sau Trung Quốc. Pháp, Đức, Tây Ban Nha đều ghi nhận số ca nhiễm vượt quá con số 1000. Anh hiện đã ghi nhận hơn 300 ca. Tuy nhiên, sự chậm trễ của chính quyền cũng như sự vô tư của người dân càng khiến tình hình dịch bệnh trở nên đáng báo động.
Ở Việt Nam, bệnh nhân thứ 32 (BN32) được xác nhận nhiễm virus Covid-19 mới bay từ Anh về bằng chuyên cơ riêng. BN32 có tiếp xúc với BN17 ở Anh ngày 27/2, đến 2/3 bệnh nhân có triệu chứng ho khan, không sốt, đến khám tại bệnh viện ở London và được cho thuốc về nhà điều trị. Đến ngày 7/3, sau khi biết BN17 đã mắc bệnh, BN32 đi khám lại, có nói rõ lịch sử tiếp xúc với người nhiễm bệnh nhưng bệnh viện chỉ cho thêm thuốc, không làm xét nghiệm. Cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của bản thân, bệnh nhân đã thuê chuyên cơ riêng bay về Việt Nam, nhập cảnh ngày 9/3 và lập tức được chuyển đến Bệnh viện dã chiến Củ Chi. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2.
Tiên Nguyễn được gia đình thu xếp đưa về nước bằng chuyên cơ.
Trước đó, Tiên Nguyễn – ái nữ nhà tỉ phú Jonathan Hạnh Nguyễn cũng được gia đình bố trí đưa từ London về Việt Nam bằng chuyên cơ riêng. Đại diện truyền thông của gia đình tỉ phú cho biết thuê chuyên cơ riêng lúc này là khá khó khăn và đắt đỏ, nhưng họ ý thức được nếu con có vấn đề gì trên máy bay thương mại sẽ ảnh hưởng đến các hành khách khác. Vợ chồng ông Jonathan Hạnh Nguyễn rất lo cho con và tin tưởng vào hệ thống y tế, chống dịch tại Việt Nam. Thời tiết Việt Nam thuận lợi cho việc điều trị và việc gần gũi gia đình sẽ tiếp thêm nguồn động lực cho Tiên Nguyễn trong thời gian cách ly.
Trong khi đó, trên mạng xã hội, tài khoản N.Q.T, một Việt kiều đang sống tại Anh cũng chia sẻ tình hình dịch bệnh ở đây. Cô cho biết ở bên đó mọi người vẫn đi lại, tụ tập, ăn uống bình thường vì coi đó là bệnh lây nhiễm như cúm thông thường. Người dân nói không với khẩu trang, ai đeo khẩu trang có nghĩa là bị bệnh, sẽ bị kỳ thị. Bác sĩ cũng khuyên không nên đeo khẩu trang vì không có tác dụng ngăn virus. Nhưng điều nghịch lý là dù ít người đeo nhưng khẩu trang vẫn khan hiếm và được bán với giá rất cao. Nếu chưa đủ triệu chứng, bác sĩ sẽ không xét nghiệm, muốn được xét nghiệm phải diễn tả rất căng, 3 ngày sau mới có kết quả. Sinh viên nhiễm virus được tự cách ly ở nhà, trường đại học vẫn giảng dạy bình thường.
Trước tình hình này, cô cùng gia đình muốn về Việt Nam nhưng sợ lên máy bay nhỡ có vấn đề gì lại ảnh hưởng đến mọi người. Cô chia sẻ thông tin để mọi người hiểu là ở Việt nam hạnh phúc nhất so với các nước đang có dịch, chính phủ đang làm thật sự rất tốt. Cô cũng khuyên mọi người ở nhà đừng hoang mang, sợ hãi, hạn chế di chuyển, ở đâu thì ở yên đó, làm theo hướng dẫn rồi sẽ ổn. Bác sĩ Việt Nam cũng giỏi, có phác đồ điều trị, thuốc men tử tế. Hiện tại bài chia sẻ của cô đã thu hút hàng nghìn lượt bình luận và chia sẻ.
Đất mẹ vẫn là nơi nương náu an toàn nhất
Chỉ cần làm một phép so sánh nho nhỏ là đủ thấy, ở Việt Nam hiện tại chỉ mới có hơn 30 ca nhiễm, trong khi ở nhiều nước châu Âu, con số đã lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn và chưa có dấu hiệu được kiểm soát. Chính thái độ "lạc quan" không đúng lúc đã khiến phương Tây lâm vào khủng hoảng. Không chỉ ở Anh ở ở nhiều nước Âu, Mỹ, người dân cũng bàng quan với dịch bệnh, không đeo khẩu trang, không hạn chế tụ tập và coi đó như dịch cúm mùa thông thường.
Khi mà nước Mỹ tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 700 ca nhiễm (tính cả tàu Grand Princess), 26 người tử vong, nhiều bang phải ban bố tình trạng khẩn cấp thì tổng thống Donald Trump lại đăng lên mạng xã hội: “Trong năm ngoái, 37.000 người Mỹ chết vì cúm. Còn tính hàng năm, trung bình mỗi năm có từ 27.000 đến 70.000 người chết vì cúm. Chẳng có gì bị đóng cửa, cuộc sống và nền kinh tế vẫn diễn ra. Hiện tại có 546 trường hợp lây nhiễm cúm corona và 22 ca tử vong. Hãy nghĩ về điều đó”.
Trong khi đó, ngay từ khi nghe tin có "dịch viêm phổi lạ" ở Vũ Hán, Việt Nam đã lên phương án đối phó. Trước khi có thêm ca nhiễm thứ 17, Việt Nam đã có hơn 20 ngày không có ca nhiễm mới nhưng chính quyền vẫn tổ chức diễn tập cách ly với giả thiết có đến 30.000 ca nhiễm. Có nghĩa là tất cả vẫn đang trong tầm kiểm soát và được chuẩn bị trước. Chính phủ kiên quyết, mạnh tay, nhân dân trên dưới đồng lòng chống dịch.
Đây là cuộc chiến mà không ai bị bỏ lại. Khi xảy ra khó khăn, thảm họa, Nhà nước vẫn bố trí máy bay sơ tán người từ vùng dịch về nước cách ly, chữa bệnh. Đến trẻ em còn được gửi từ Hàn Quốc về Việt Nam chăm sóc, đủ để biết kiều bào ở nước ngoài tin tưởng quê hương đất mẹ thế nào. Không phải Việt kiều nào ở Hàn Quốc cũng có điều kiện trở về, vì thế họ dành điều tốt đẹp nhất cho con mình, đưa con về nước tránh dịch, dù trên chuyến bay đó không có cha mẹ bên cạnh.
Em bé 3 tháng được bố mẹ gửi về Việt Nam chăm sóc.
Chưa có lúc nào cầm cuốn hộ chiếu mang quốc tịch Việt Nam lại thấy yên tâm và tin tưởng đến thế. Ngoài kia nếu có khó khăn quá thì hãy về với quê hương đất mẹ. Còn chúng ta, những người Việt đang đứng trên đất Việt thì có gì phải hoang mang, sợ hãi. Chỉ cần ngồi yên và làm theo hướng dẫn, chúng ta sẽ được an toàn.
© Nguyễn Hằng Nga – blogradio.vn
Xem thêm
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Cảm ơn mẹ vì tất cả
Dù mẹ tôi có thể không hoàn hảo nhưng luôn yêu thương tôi theo cách hoàn hảo nhất. Việc tôi có được tất cả những điều tốt đẹp nhất trên đời đều nhờ có mẹ.
Những kẻ mộng mơ
Anh đổ thừa cho cà phê làm anh mất ngủ, anh quy trách nhiệm cho thời tiết khó chịu khiến anh không thể chợp mắt nhưng thực lòng anh chỉ suy nghĩ về em, về những nguyên do hai ta không còn hợp, về những gì anh đã làm, đã sai.
Thanh xuân của tôi
Cảm giác nghẹn ngào dâng lên, khiến tất cả chúng tôi đều biết rằng, dù có trải qua bao nhiêu năm tháng, thì những ký ức này sẽ mãi in đậm trong trái tim.
Mây đợi ai nơi ấy
Không còn một Pha Lê áo thun trắng quần jin xanh đóng thùng hăm hở với bao nhiêu công việc xã hội, bây giờ chỉ còn một cô giáo Pha Lê dịu dàng nữ tính trong tà áo dài mỗi ngày đến lớp đến trường.
Giá như...
Hành trình của mỗi người là khác nhau, đoạn đường người ghi dấu vì thế cũng muôn vàng khác biệt. Nhành diên vĩ um tùm nhưng lại dễ gãy đổ trong gió, những cảm xúc cả buổi ban đầu có chắc gì nguyên vẹn đến mai sau.
Hồi ức chuyến tàu cuối về Sài Gòn – 1985
Tối hôm đó, Ngọc Lan trở về nhà với bao suy nghĩ. Câu hát “I don't know why, you said goodbye…” cứ vang mãi trong đầu cô. Cô cười thầm, tự hỏi liệu có phải mình đã rung động trước chàng trai tốt bụng ấy không.
Crush
Bất cứ khi nào mà thấy chúng tôi đi cùng nhau là y như rằng đám bạn đó hú hét dữ dội. Nhưng chúng tôi không quan tâm, vẫn làm bạn với nhau như bình thường, nói chuyện và đi học chung. Tôi vẫn thế, chôn cất cái tình yêu ấy vào trong lòng, chờ đến khi chúng tôi 18 tuổi thì chúng tôi sẽ yêu nhau.
Người thầm lặng 20/10
Mỗi bước đường tôi đi đều in dấu sự dạy bảo, lo lắng và yêu thương vô điều kiện của mẹ. Sự hi sinh âm thầm của mẹ khiến tôi thấu hiểu rằng, dù có bao nhiêu thử thách trong cuộc sống, tôi vẫn luôn có một người để dựa vào.
Yêu anh, yêu đến điên rồ để rồi nhận lại là điều gì?
Nhiều lúc tôi khuyên bạn của mình về chuyện yêu đương. Chẳng hạn như người ta lạnh nhạt là người ta hết yêu bạn, đừng cố chấp theo đuổi làm gì. Thế mà bản thân tôi lại trong hoàn cảnh ấy.
Lá thư tình không gửi
Mỗi khi mở ngăn kéo, nhìn thấy chồng thư cũ kỹ, anh lại nhớ về những ngày tháng sinh viên đầy kỷ niệm. Có những lúc anh tự trách mình vì đã không đủ can đảm để nói ra cảm xúc thật của mình với Linh.