Có những ký ức đẹp gắn liền cùng một chiếc bàn đôi
2021-07-15 01:20
Tác giả:
Mèo Con Yêu Văn
blogradio.vn - Chiếc máy bay cất cánh. Bên khung cửa sổ, những dãy nhà san sát vụt qua, những ánh đèn đường bợt bạt hắt vào mắt một gam màu buồn. Tất cả cứ thế dần dần rời xa. Chiếc bàn đôi thân thuộc thuở nào luôn có hai đứa trẻ cùng nhau chuyện trò, cũng dần tan biến theo từng đám mây, chỉ có hình ảnh của An là vẫn đọng mãi trong ký ức tôi.
***
“Năm sau Liên ngồi cạnh An nữa nhé”.
An lém lỉnh nháy mắt với tôi trong ngày bế giảng.
Tôi vẫn chẳng thể quên được ngày đầu tiên gặp An. Đó là một buổi sáng mùa thu của những năm đầu cấp Ba, khi tôi bước từng bước chân rụt rè qua cửa lớp. Trường mới, bạn mới, tất cả sao mà xa lạ quá. Tôi sợ sệt thu người lại, đôi mắt chỉ dám đăm đăm nhìn xuống từng bước chân nặng nề đang cố gắng nhấc lên.
“Ê! Ngồi đây với mình đi, còn chỗ trống nè”.
Tôi giật mình quay sang khi nghe tiếng gọi giật từ bên phải vọng qua. Một cậu bạn đang ngồi ở chiếc bàn nâu cũ kĩ cạnh bên cửa sổ, mặt bàn nhuộm vàng những tia nắng ban mai. Cậu bạn có dáng người dong dỏng cao, mái tóc đen hơi bù xù với đôi mắt toát ra vẻ lanh lợi và đáng mến. Người bạn mới nhoẻn miệng cười với tôi, vỗ nhẹ lên mặt bàn phía chỗ ngồi còn trống bên cạnh cậu.
Đang trong tâm trạng hồi hộp và lo lắng, bỗng dưng được một người xa lạ vui vẻ mời mình ngồi chung, tôi mừng ơi là mừng, liền lót tót ôm cặp lại ngồi cạnh An. Có lẽ vì thấy tôi vẫn còn ngại ngùng, An vui vẻ bắt chuyện.
“Chào bạn, mình là An, bạn tên gì?”.
“Mình tên Liên”.
“Giờ An với Liên là bạn cùng bàn nhé”.
Vậy là những năm cấp Ba của tôi gắn liền với An.
“Ê! Nói chuyện xíu đi, chán quá”.
An vui vẻ gọi tôi.
“Nhưng cô đang giảng mà?”.
“Lo gì, mấy bài này dễ lắm, tới lúc kiểm tra tao làm một phát là xong, tao sẽ cho mày “tham khảo” bài làm của tao”.
Những cuộc trò chuyện phiếm giữa An và tôi cứ thế mà bắt đầu. Ban đầu, tôi cứ nghĩ An là một cậu bé ngây thơ, trong sáng, không ngờ cậu cũng “nghịch ngầm” ra phết. Nhưng nhờ đó mà bàn của hai đứa tôi chẳng bao giờ vắng đi tiếng cười. Mặc dù việc nói chuyện riêng trong giờ học là sai trái vô cùng, nhưng đối với tôi, nếu không có những câu chuyện ấy thì sẽ buồn chán lắm.
Lâu lâu, An còn cố tình chọc tôi nữa. Có lần, An bị cô phạt vì nói chuyện riêng trong giờ học, đến khi nào bắt được một bạn khác đang nói chuyện thì mới được ngồi. Thấy An đứng hoài tội nghiệp quá, tôi bèn len lén bảo An.
“Ê mày bắt tao đi. Tao đứng phụ mày cho”.
“Thôi, bạn bè ai làm vậy”.
“Không sao đâu, mình là bạn mà”.
“Thôi, tao đứng được rồi”.
“Mày thật là tốt”.
Tôi cảm động khen An một cách trìu mến.
“Cô ơi, bạn Liên nói chuyện nè cô”.
“Rồi, Liên đứng nha, em ngồi xuống đi!”.
“Ở đấy mà tin người! Đứng vui vẻ nghen”.
An khoái chí thủ thỉ vào tai tôi.
“A ha. Vậy là tình bạn của tụi mình không bằng mấy phút đứng phạt. Không có cô là mày biết tay tao à”.
Tôi nói thầm trong bụng với ánh mắt như lửa đốt liếc nhìn An, trong khi nó thì đang bụm miệng cười giễu tôi.
Thích phá tôi là vậy, nhưng khi tôi không biết làm bài, An đều tận tình hướng dẫn, mặc dù cậu vẫn cố tình nói cái giọng “khinh người” để chọc tôi tức lên cơ!
“Sao? Mày bí rồi hả?”
An khinh khỉnh hỏi tôi khi thấy tôi nghĩ hoài không ra bài tập Toán.
“Ờ, bài này khó quá”.
“Ngốc thế”.
“Kệ tao, từ từ tao nghĩ cũng ra”.
“Thôi đưa đây tao chỉ cho”.
…
“Ê, giúp tao câu này với, An ơi, hôm nay đề khó quá”.
“Hừ, đây nè”.
Và tuổi học trò của tôi dập dìu trôi qua như thế. Là những ngày huyên thuyên về những câu chuyện bé tí ti, là chung nhau từng đoạn Văn, bài Toán, là mỗi ngày đến lớp đều cùng nhau chia sẻ những nỗi buồn, niềm vui.
“Nè An, tao với mày viết tên lên bàn để “đánh dấu” tụi mình từng ngồi đây không?”
Tôi hí hửng rủ An khi đang cầm cây viết trên tay.
“Thôi, phá hoại của công quá nha”.
“Viết nhỏ xíu à, ở góc này nè, không ai để ý đâu. Tao viết tên “Liên” rồi, mày viết tiếp tên “An” đi.
An phì cười rồi cầm lấy cây viết tôi đưa, hí húi viết chữ “An” bên cạnh. Tôi mỉm cười theo An, cố siết chặt tấm giấy báo đã duyệt hồ sơ du học trong lòng bàn tay, giấu đi những giọt nước mắt đang chực tuôn trào.
Tôi biết được hồ sơ du học của mình đã được duyệt gần một tuần nay. Tôi chẳng thể đồng hành cùng An hết ba năm cấp Ba như cậu từng hẹn nữa. Năm sau, năm học cuối cấp, chỉ còn mình An ngồi lại ở chiếc bàn đôi cũ kĩ ấy mà thôi. Tôi không báo An. Tôi không muốn cả hai đứa tôi đều sẽ bật khóc. Có lẽ, tôi muốn lưu giữ mãi hình ảnh cậu bé chẳng khi nào bi quan, buồn bã, về một An luôn vô tư và hồn nhiên trong ngăn kéo tuổi học trò của tôi.
Chiếc máy bay cất cánh. Bên khung cửa sổ, những dãy nhà san sát vụt qua, những ánh đèn đường bợt bạt hắt vào mắt một gam màu buồn. Tất cả cứ thế dần dần rời xa. Chiếc bàn đôi thân thuộc thuở nào luôn có hai đứa trẻ cùng nhau chuyện trò, cũng dần tan biến theo từng đám mây, chỉ có hình ảnh của An là vẫn đọng mãi trong ký ức tôi.
© LYNN - blogradio.vn
Xem thêm: Bỏ lại thanh xuân
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Ngọn nến được thắp lên
Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

Về để thấy tết (Phần 2)
Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh
Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)
Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn
Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?
Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này
Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng
Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?
Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình
5 năm trôi qua, thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tạo những bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không chỉ có một gia đình chung mà ai cũng sẽ có, một gia đình riêng, một cuộc sống riêng.