Chiếc hộp yêu thương của mẹ
2021-03-18 11:15
Tác giả:
Thùy Minh
blogradio.vn - Kỉ niệm có thể dần lãng quên theo năm tháng, như tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn nhưng tình yêu thương giữa những con người ruột thịt thì mãi hiện hữu trong trái tim mỗi người. Và ai trong mỗi chúng ta cũng đều có một chiếc hộp như thế trong tim. Trái tim là nơi mà những suối nguồn yêu thương tuôn chảy mãi.
***
Mẹ tôi có một chiếc hộp nhỏ luôn cất gọn trong góc tủ. Thỉnh thoảng, mẹ lại lấy chiếc hộp ra để ngắm nghía, sắp xếp lại những thứ bên trong mặc dù nó đã rất ngăn nắp rồi. Một lần, tôi đến cạnh mẹ, tò mò muốn biết bên trong hộp có gì mà mẹ nâng niu nó đến thế. Mẹ lấy từ trong hộp ra từng thứ và kể lại cho tôi nghe "sự tích" của từng đồ vật mà mẹ cất giữ bên trong.
Chiếc cối nhỏ giã trầu này là của bà ngoại, khi bà còn sống, mẹ đã mua cho bà chiếc cối này. Bảy mươi tuổi, bà ngoại đã rụng hết răng, không còn một chiếc nào nên muốn ăn trầu hay ăn đồ ăn cứng, bà phải cho vào đây để nghiền nhỏ đồ ăn ra. Đến khi có công nghệ trồng răng tân tiến, khi có máy xay các kiểu thì bà đã không còn nữa. Mỗi khi nhớ bà, mẹ lại mang chiếc cối này ra, tưởng tượng lại cảnh bà ngồi bên bậu cửa, tỉ mẩn nghiền từng miếng trầu.Thương bà lắm.
“Vậy đây là cái gì mẹ?” - Tôi chỉ vào một vật như sợi dây được cuộn tròn lại để gọn gàng nơi đáy hộp.
Đây là cây roi mây của ông ngoại. Roi này mềm, đánh rất đau nhưng không nguy hiểm như những thanh tre, thanh gỗ cứng. Ngày xưa, mẹ bị ông phạt roi nhiều lắm đấy, không như chúng bây bây giờ đâu. Mẹ nhớ có lần, mẹ trốn nhà đi tắm sông, về nhà ông biết, ông bắt đứng góc nhà, rồi phạt mẹ mấy chiếc roi đau. Ông bảo: "Mày chưa biết bơi, lỡ chết đuối thì bố mẹ còn đau gấp trăm ngàn lần mấy roi này. Lần sau không muốn bị đánh đòn, thì cấm được bén mảng đến sông hồ tắm nữa!".
Ông ngoại con là thế, luôn dùng đòn roi mỗi khi các con hư nhưng thương các con, các cháu thì vô cùng. Cũng chính ông đã dạy mẹ, dạy các bác biết bơi, để lỡ mấy anh em có trốn đi tắm sông thì cũng không còn nguy hiểm.
“Thế còn mấy đôi tất và chiếc áo len nhỏ này thì sao hả mẹ?” – Tôi tò mò cầm đôi tất lên ngắm nghía, xuýt xoa vì những đường đan thật khéo.
Mấy đôi tất này là mẹ đan cho con, con sinh giữa mùa đông lạnh buốt mà ngày đó nghèo quá đâu có tiền để mua nhiều đồ. Mưa gió liên miên, quần áo tã lót ướt hết mà trời thì rét căm căm. Bà con đi xin ở xưởng dệt về một đống len vụn người ta bỏ đi, mẹ nối chúng với nhau, cứ từng đoạn ngắn ngủn bằng gang tay một như thế này, thức khuya cả tuần mới đan xong cho con chiếc áo và những đôi tất này đấy.
Tôi còn thấy trong hộp của mẹ linh tinh nhiều thứ nữa, mẹ giữ lại chiếc nơ buộc tóc mà tôi rất thích, giữ lại những trang vở đầu tiên tôi tập viết, giữ lại bài tập viết tôi được điểm mười, rồi cây bút máy bố mua cho tôi khi tôi lên cấp hai, cả những phong thư bố mẹ viết cho nhau ngày bố ở chiến trường. Mỗi thứ đều gắn với một kỉ niệm, gắn với một sự tích của những ngày đã xa.
Chiếc hộp gắn bó với mẹ qua biết bao năm tháng, chiếc hộp gợi nhớ tất cả tình yêu thương mà ông bà, bố mẹ dành cho nhau, tình yêu thương mà bố mẹ dành cho chúng tôi.
Kỉ niệm có thể dần lãng quên theo năm tháng, như tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn nhưng tình yêu thương giữa những con người ruột thịt thì mãi hiện hữu trong trái tim mỗi người. Và ai trong mỗi chúng ta cũng đều có một chiếc hộp như thế trong tim. Trái tim là nơi mà những suối nguồn yêu thương tuôn chảy mãi.
© An Hạ - blogradio.vn
Xem thêm: Khi mẹ nhớ con – mẹ gọi, khi con nhớ mẹ - mẹ ở đâu?
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Ngày không em
Dù gì, được nhắn tin với anh mỗi ngày cũng là niềm vui của cô. Và thế là những dòng tin nhắn, cứ qua lại suốt gần mấy năm trời, mà đa số người chủ động nhắn tin lại là cô.

Cửa hàng của mẹ
Niềm vui của lao động, của sự tất bật với công việc hàng hóa của mẹ để rồi mẹ tạm gác lại những việc nhà lặt vặt. Thế nhưng giờ chắc có khi lại khó để thấy khung cảnh ấy.

Bức thư gửi đến quá khứ của tôi
Tôi trở lại nơi bắt đầu Nơi quê hương xanh mướt cánh đồng, Mối tình đầu chớm nở giữa hoàng hôn. Ánh mắt trong trẻo, tay nắm tay, Ngây thơ như cỏ, như hoa nở rộ

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!
Ý nghĩa lớn nhất của lối sống tối giản là nó có thể giảm bớt gánh nặng công việc nhà và cho chúng ta nhiều thời gian hơn để làm những gì mình thích.

Ngọn nến được thắp lên
Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

Về để thấy tết (Phần 2)
Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh
Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)
Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn
Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.