Phát thanh xúc cảm của bạn !

Tình yêu ở phía bình minh (Phần 2)

2021-05-12 01:24

Tác giả: Thùy Minh


blogradio.vn - Phải chăng cô đã yêu anh? Cô có nên mạo hiểm một lần nữa, có nên đánh cược sự tổn thương sẽ ập đến bất cứ lúc nào để được bên anh? Cô quay cuồng trong mớ hỗn độn: buông hay níu? Và đến chủ nhật thứ mười mấy, khoảng xa cách đủ để con tim cô nức nở gọi tên anh.

***

Con đường năm năm trước, anh và cô chọn đi về hai hướng khác nhau, để trở thành hai người xa lạ trong dòng chảy nghiệt ngã của thời gian. Những kí ức tưởng chừng đã bị lớp bụi thời gian phủ mờ, tưởng chừng đã ngủ yên nơi trái tim không còn nhói đau nức nở, bỗng dưng trỗi dậy, trở về vẹn nguyên như một thước phim quay chậm. Đó là khi dáng hình thân quen một thời thương nhớ ấy bỗng một ngày kia thấp thoáng trong tầm nhìn.

Ngồi khuất bên gốc cây cạnh ghế đá công viên, Khang giật mình, bối rối khi thấp thoáng phía xa là... người con gái năm nào: “Là Ly, Ly, đúng là cô ấy”. Anh ẩn mình khuất hơn, lặng lẽ dõi về phía cô gái đã từng là cả bầu trời yêu nhớ trong anh. Năm năm, cô vẫn xinh đẹp, một vẻ đẹp đôn hậu, dịu dàng. Biết bao cảm xúc lại ùa về...

Cô ngồi đó, trên bãi cỏ xanh mướt, đôi mắt dõi nhìn theo mấy trò nghịch ngợm của bé gái chừng chín, mười tuổi đang chơi phía trước. Khang vẫn nhớ như in ánh mắt ấy, ánh mắt thoắt biết cười, thoắt sâu thẳm, mênh mông. Bất chợt, một người đàn ông đến và ngồi xuống bên cạnh cô. Anh ấy cẩn thận mở nắp chai nước, đưa cho cô. Ly vừa uống nước, vừa dựa vào vai anh. Còn anh, một tay choàng qua vai cô, một tay ân cần vén lọn tóc em khi bị gió thổi tung xuống khuôn mặt diễm lệ. Cử chỉ của người đàn ông xa lạ ấy khiến trái tim Khang thắt lại, lòng dâng lên một cảm xúc khó tả. Hạnh phúc của cô khiến anh hụt hẫng, tiếc nuối chăng? Hay anh ghen? Tự dưng Khang thấy sống mũi cay cay, mắt nhòe đi, anh vội vã quay sang nơi khác, không dám nhìn lâu về phía hai người họ.

- Ba ơi! Ba ơi!

Đứa con gái nhỏ đang chơi gần đó bỗng chạy lại, lay lay tay Khang, gọi anh trở về với thực tại. Anh bồng con trên tay, đi xa dần nơi có người con gái ấy.

***

Vũ - người đàn ông bên cạnh Ly mà Khang nhìn thấy ban nãy, là người đã đến với Ly sau anh. Người ấy đến với cô không phải mối tình đầu mộng mơ, say đắm, nhưng lại là mối tình cuối ấm áp, bao dung.

Ngày cô chuyển đến nhà Vũ, cũng là ngày cô mang trên mình chằng chịt vết thương khi tình yêu với Khang vừa trải qua một cơn sóng gió mịt mùng. Câu nói “Mình cứ tạm xa nhau thế nhé!” của cô, vậy mà trở thành xa nhau mãi mãi.

Cô nhớ Khang đến quay quắt, nhưng cô không đủ dũng khí liên lạc với anh. Cô để cho anh tự mình gỡ rối những nút thắt trong lòng, tự mình chọn con đường đi cùng cô, hay ngược chiều với cô. Và vì tình yêu chưa hết, nên thời gian đầu, đêm nào cô cũng khóc. Mong nhớ và đau khổ... tất cả tan chảy thành những dòng nước mắt. Nhưng rồi, thời gian cũng dần chữa lành những vết thương buốt sắc, tiếng nấc mỗi đêm cũng vơi vợi theo tháng ngày, đôi mắt sâu thẳm niềm đau cũng trở nên bình thản, an yên.

- Cô ơi! Tối nay mình chơi trò gì thế! - tiếng gọi của bé Na kéo Ly trở về với thực tại.

- Con thích chơi trò gì nào?

- Con thích chơi trò cáo và thỏ!

- Vậy con ăn nhanh lên rồi cô chơi với con nhé!

Tối nào cũng vậy, Ly và cô bé Na cứ ríu rít bên nhau như thế! Thời gian này, trong nhà chỉ có hai cô cháu. Không có con bé, không biết Ly sẽ chìm trong cô đơn và buồn khổ đến bao giờ. Còn con bé, thật tội nghiệp, mới bốn tuổi rưỡi mà lúc nào cũng “khát” người chơi. Bố thì lái tàu biển, cả năm có khi về một lần, mẹ sau khi li dị cũng đi lấy chồng khác. Ở với ông bà chẳng bao lâu thì ông bà cũng chăm nhau trong bệnh viện. Thành ra, Ly được thuê đến để chăm sóc cho con bé. Học xong Cao đẳng Mầm non TW, cô chờ đợi ngon ngót một năm chưa có việc, nên khi được bạn cô giới thiệu đến đây, lại đúng lúc muốn tạo khoảng cách thử thách trong tình yêu với Khang, nên cô chuyển tới.

- Theo yêu cầu của bạn Na, hôm nay, “cả lớp mình” cùng chơi trò cáo và thỏ nhé, mỗi khi cô đọc bài thơ, con cáo sẽ xuất hiện, kêu gầm gừ, lúc đó Na đi trốn nha, không là bị cáo bắt đó.

Trên bãi cỏ

Chú thỏ con

Tìm rau ăn

Rất vui vẻ

 

Thỏ nhớ nhé

Có cáo gian

Đang rình đấy

 

Thỏ nhớ nhé

Chạy cho nhanh

Kẻo cáo gian

Tha đi mất.

“Gừ, gừ...” (1)

Cứ mỗi lần Ly giả kêu “gừ...gừ..” khi làm sói, thì cô bé thỏ lại cuống quýt chạy tìm chỗ trốn. Chỉ có trò đó thôi mà hai cô cháu vui vẻ cả buổi tối. Bé Na thích thú, cười vang cả nhà.

Chợt tiếng chuông ngoài cổng bất ngờ vang lên. Hai cô cháu nhìn ra, bé Na reo lên mừng rỡ:

- A ba, ba con về cô ơi! Con chào ba!

- Dạ, em chào anh, anh là...

- Chào em! Anh là Vũ. Ba chào bạn thỏ nhé, bạn thỏ mở cổng cho ba sói vào chơi với nào?

"Ồ, thì ra anh ấy đã chứng kiến đủ các trò nhí nhố của hai cô cháu nãy giờ" - Ly chợt thấy có chút xấu hổ.

Bé Na phấn khích cười giòn tan, rối rít giục cô Ly mở cổng.

- Mẹ anh có kể sơ sơ về em, thời gian này vất vả cho em rồi!

- Dạ không! Bé Na ngoan lắm!

Sự xuất hiện bất ngờ của anh làm Ly vô cùng ngại ngùng, nhất là khi trong nhà chỉ có anh, cô và bé Na.

Tình huống lúc cho Na đi ngủ, mới thực dở khóc, dở cười.

- Con muốn ngủ với ba, cả với cô Ly nữa!

Câu nói ngây thơ làm Ly ngượng ngùng quá đỗi, ánh mắt thoáng bối rối khi chạm đôi mắt anh, cũng bối rối như thế. Sau một hồi dỗ dành, Na mới đồng ý ngủ với anh.

Ly đưa cho anh một cuốn truyện cổ tích, dặn phải đọc cho Na trước khi đi ngủ, dặn phải ôm cô bé đến khi ngủ say mới được lén buông ra, Na đã quen như thế, kể từ khi cô đến đây... Tưởng rằng vậy đã đủ để yên tâm ngủ mà không bị làm phiền. Ai ngờ, nửa đêm, thấy con bé khóc ré lên, Ly hốt hoảng chạy sang, thì thấy anh đang lóng ngóng dỗ dành.

- Con bé muốn đi vệ sinh đấy, anh cho con đi, rồi vỗ về ru bé một tí là con ngủ lại được!

- Nhưng tôi không biết ru trẻ...

- Vậy để em.

Có những tình huống tưởng chừng như chỉ diễn ra trong phim ngôn tình, mà lại đang xảy đến với Ly. Thật không để đâu hết cảm giác ngại ngùng trong hoàn cảnh như thế này. Ly nghĩ ngày mai, nhất định cô phải trao đổi với anh vài điều, chứ không thể kéo dài tình trạng này được.

- Anh về nhà bao lâu ạ! – Ly mở lời.

- Anh về hẳn! Đã đến lúc anh phải chăm sóc cho bố mẹ và bé Na.

- Thật may là anh đã về, hai bác mong anh, bé Na cũng nhắc anh suốt! Sắp tới, em cũng được nhận vào dạy chính thức, vậy bé Na, từ nay giao cho anh nhé!

- Như em thấy đấy, anh không quen chăm trẻ! Em có thể giúp anh thêm một thời gian nữa, cho đến lúc em được nhận làm chính thức.

- Dạ, về việc chăm bé Na, anh có thể gọi cho em! Còn em, em đã có kế hoạch của riêng mình – Ly nhớ đến tình huống tối qua, hạ quyết tâm chuyển đi, dù biết hai cha con anh ấy, sẽ rất vất vả chăm nhau.

Vậy mà chỉ chiều hôm đó, khi cô đang dọn dẹp căn phòng trọ vừa chuyển đến, đã thấy anh gọi tới:

- Em ơi, Na đi học về, đang khóc ầm ĩ đòi cô Ly, anh dỗ thế nào cũng không nín. Anh vừa gọi cho mẹ, lại bị mẹ mắng cho, vì tùy ý để em chuyển đi, mẹ bắt anh  tự mình giải quyết rắc rối. Em bảo anh phải làm sao bây giờ?

- Anh chờ em chút!

Nói rồi cô tắt máy, gọi facetime cho anh, mục đích để dỗ dành con bé. Nhìn thấy cô, nghe cô dỗ dành một hồi, con bé liền không khóc nữa: “Cô nhớ mỗi ngày phải gọi cho con!” – Na dặn.

Chà chà, lại một tình huống “bất khả kháng” không kém phần gay cấn nữa rồi. Thôi, kệ! miễn sao, không phải là tình huống tối qua – Ly nghĩ.

Riết rồi thành quen, hai cô cháu mỗi ngày gọi facetime cho nhau. Anh cũng mỗi ngày nhắn tin đến hỏi cách chăm sóc con bé. Người kết thúc cuộc trò chuyện bằng tin nhắn ấy, bao giờ cũng là anh, và bao giờ cũng là câu: “Bé Na yêu em lắm đấy!” kèm icon trái tim thay cho lời tạm biệt.

“Anh ơi! Hôm nay là ngày vui nhất của em luôn đó, em có quyết định vào dạy chính thức rồi” – lần đầu tiên, Ly chủ động nhắn cho anh, chứ không chờ anh nhắn trước như mọi lần nữa.

“Vui quá! Chúc mừng em! Em nhất định sẽ trở thành một cô giáo ưu tú, anh tin chắc chắn là thế”

“Anh chắc chắn? – anh kì quá đi!”

“Trẻ mầm non cần nhiều nhất là tình yêu thương, mà em thì có thừa tình yêu con trẻ, không phải sao?”

“Dạ, cảm ơn anh! Lời của anh làm em vui quá!”

“Vậy em dạy ở trường nào?’

“Em dạy ở trường ...” – Và Ly đã không “đề phòng” như mọi khi mà nói với anh tên ngôi trường cô sắp chuyển đến. Khi sực nhớ ra điều gì, cô vội vàng thu hồi tin nhắn. Nhưng không kịp nữa rồi, anh đã thuộc nằm lòng địa chỉ ấy.

Sáng chủ nhật đầu tiên sau khi Ly chuyển về trường mới là một ngày nắng đẹp. Cái nắng tinh khôi của buổi sớm mai phản quang những tia lấp lánh trên những tán cây còn ướt đẫm sương đêm. Bầu trời trong veo, xanh thẳm. Ly tản bộ trong sân khu tập thể của trường, tận hưởng không khí trong lành của buổi bình minh. Chợt có tiếng ríu rít phía sau:

- Cô Ly, cô Ly ơi!... – bé Na từ phía cổng trường chạy sà vào lòng cô, ríu rít một hồi không ngớt. Còn cô thì vừa ngạc nhiên, vừa bối rối vì sự xuất hiện của hai cha con. Ngày nào cũng liên lạc, mà khi giáp mặt, cô không khỏi ngỡ ngàng.

- Anh Vũ, anh làm sao lại biết...?

- Điều gì anh muốn biết, sớm muộn anh sẽ biết!

Ly ngượng nghịu chuyển chủ đề:

- Hai cha con đi đường xa chắc là vất vả lắm?

- Không, không vất vả bằng việc tìm cách xin được địa chỉ của em! Từ nay, người vất vả có lẽ là em đấy!

- Là em sao?

- Vì mỗi sáng chủ nhật, em sẽ có thêm cô học trò này – anh xoa xoa đầu bé Na - Từ ngày biết cô Ly đi dạy ở trường, con bé dứt khoát đòi học lớp cô Ly, học lớp cô Ly vui lắm! Nếu cô giáo không phiền, xin nhận thêm ba của bé làm học trò nữa. Ba bé cũng muốn tốt nghiệp khóa học nuôi dạy trẻ!

Đến đây thì Ly hoàn toàn “đứng hình”, vẻ bối rối không giấu đi đâu được. Vì cô biết, trong những tình huống như thế này, hai gò má mình đang dần dần ửng đỏ. Thật là một khuôn mặt “phản chủ” – cô nghĩ thế. Cô luống cuống tìm cách đổi chủ đề, mà rồi cuối cùng, tình huống gì cũng là anh khiến cô ngượng nghịu.

Sáng chủ nhật tuần sau, và tuần sau nữa, cô đã nhận thấy rõ sự nghiêm túc trong lời nói của anh. Anh đã không nói đùa, rằng mỗi sáng chủ nhật, cô sẽ có thêm hai học trò. Bằng chứng là những cuộc viếng thăm của hai cha con vô cùng đều đặn. Đều đặn như mỗi sáng bé Na đi lớp vậy.

- Cô giáo không nhận hai học trò này nữa đâu, hai học trò này không trả lương cho cô giáo gì hết! Đã không lương, lại không được nghỉ chủ nhật! Kiếm đâu được cô giáo tốt bụng thế chứ?– Có lần, Ly vui vẻ đùa với anh như thế!

- Cô giáo thông cảm, học trò của cô này nghèo lắm! Chỉ có tấm thân này thôi à? Hay là học trò lấy tấm thân này để đáp đền cô nhé!

“Thôi chết, mình lại tự chui đầu vào giỏ rồi, mình thật ngốc quá mà!”, cô thầm trách mình, trong khi hai má lại rần rần đỏ. Cô qua chơi với bé Na, để giấu đi sự bối rối của mình, và để không sơ suất nói thêm điều gì khiến anh có thể xoay ngược tình thế như vậy.

Suốt gần năm qua như thế, cô đã quen dần với sự xuất hiện của hai cha con mỗi sáng chủ nhật, cũng như quen dần với những tình huống anh khiến cô đỏ mặt. Thậm chí, cô còn quen cả cảm giác ngồi bần thần thật lâu sau khi hai cha con rời đi, rồi khẽ cười một mình khi đắm chìm trong những xúc cảm ấm áp, yên bình mà hai cha con vừa mang đến. Mãi đến khi, âm thanh quen thuộc “tinh tinh” của dòng tin nhắn mà anh gửi tới, mới kéo cô ra khỏi trạng thái êm dịu mơ màng: “Hai cha con về đến nhà rồi nhé! Bé Na yêu em lắm đấy!”.

Rồi sáng chủ nhật nọ, trước khi về, bé Na ôm chặt cô, thơm lên má, nói: “Cái này của con”, hai cô cháu vẫn hít hà nhau như thế mỗi khi con bé về. Nhưng bất ngờ, con bé thơm cô lần nữa: “Cái này của ba con. Ba nói, con hôn cô giúp ba!”. Câu nói chỉ đủ Ly nghe, mà khiến tim cô loạn nhịp. Con bé chân sáo chạy về phía anh: “Con giúp ba rồi nhé, nhưng lần sau ba phải tự làm đấy”. Trời ơi, còn thế nữa, đúng là trẻ con mà. Khi cô còn đang ngỡ ngàng thì anh nhìn về phía cô với ánh nhìn tinh nghịch, đầy ẩn ý.

Chỉ gần một giờ sau, tin nhắn quen thuộc lại gửi tới: “Hai ba con về đến nhà rồi nhé. Bé Na yêu em, ba bé Na cũng yêu em!”, lần này là hai icon trái tim.

Dòng tin nhắn như nhảy múa trước mắt cô, đây chẳng phải là anh đang tỏ tình sao? Tỏ tình? Có người cũng từng làm như thế, từng yêu cô như thế, rồi người ấy vẫn chọn rời xa, để lại nơi cô trái tim sứt sẹo, rỉ máu. Dòng tin nhắn của anh khơi dậy trong lòng cô biết bao nỗi cay đắng, tủi hờn, bao dự cảm bất an về chuyện tình yêu đôi lứa. Khi đã đau đủ nhiều, có lẽ người ta sẽ trở nên lí trí hơn bao giờ hết. Cô trả lời anh không hề do dự: “Nếu anh không giữ được trạng thái bình thường như lúc trước, em không thể gặp anh được nữa”.

Vậy nhưng anh vẫn nhắn tin cho cô mỗi tối, câu cuối cùng vẫn là những dòng yêu thương và hai icon trái tim quen thuộc.

Chủ nhật, anh không đến, chỉ để lại dòng tin: “Mặc dù rất muốn gặp em, nhưng anh không trở về trạng thái bình thường như lúc trước được. Bé Na yêu em. Ba bé Na cũng yêu em!”.

Chủ nhật sau, sau nữa, anh cũng không đến, vì “anh không thể trở về trạng thái bình thường như trước”. Thẫn thờ nhìn dòng tin anh gửi, cô uể oải thay đồ - chiếc váy trắng xinh xắn mà cô phải dậy thật sớm để ủi lại và mất mươi phút đồng hồ ngắm nghía trước gương. Không biết từ khi nào, cô đã quen với việc tô một chút son môi, mặc chiếc váy thật đẹp vào mỗi sáng chủ nhật. Từ khi có sự xuất hiện của hai cha con, cô lại có thêm những thói quen vốn dĩ không phải là của cô ngày trước.

Chú chó Bill khẽ dụi dụi vào chân cô, ngước đôi mắt buồn buồn nhìn cô như muốn hỏi: “Ba con đâu!”, cô xoa đầu nó, đùa: “Chắc ba quên con rồi!”

Bill đến với cô vào một sáng chủ nhật nào đó. Anh mang nó đến cho cô vì sợ cô buồn, sợ cô bất an khi ở trong khu tập thể vắng vẻ. Bill kiến cô nhớ anh. Thật trớ trêu, hình bóng anh không chỉ đầy ắp trong tâm trí, mà dường như nơi nào cô cũng thấy anh thật gần. Cô thấy anh cặm cụi đóng đinh chân chiếc ghế kẽo kẹt, thấy anh thay giúp cô chiếc bóng đèn nhấp nháy, thấy anh sửa chiếc quạt “cối xay” rè rè... Mỗi vật anh chạm đến, đều mang theo một sự quan tâm ân cần, ấm áp. Mỗi vật đều khiến cô nhớ anh!

Cô chợt nhận ra nghịch lí của lòng mình: tránh né anh, không muốn đón nhận tình cảm của anh, nhưng sao vẫn mong anh, buồn khi anh không đến. Dỗ dành con tim bằng bao lí do, bao lời biện hộ, mà con tim không chịu tuân theo lí trí, nên cứ thổn thức, ngóng vọng, nhớ về anh. Chưa bao giờ cô biết rằng cảm giác đợi chờ lại da diết đến thế:

 

“Chắc gì anh đến hôm nay

Mà em cứ đợi, tàn ngày, trắng đêm

Hết đi ra cửa ngóng nhìn

Vào nhà ngồi xuống đứng lên thẫn thờ.

 

Chắc gì anh đến bây giờ

Trà pha để nguội, nhạt mờ vị hương

Chắc gì?

Mà dạ cứ thương

Cứ day dứt nỗi vấn vương trong lòng” (2)

 

Phải chăng cô đã yêu anh? Cô có nên mạo hiểm một lần nữa, có nên đánh cược sự tổn thương sẽ ập đến bất cứ lúc nào để được bên anh?  Cô quay cuồng trong mớ hỗn độn: buông hay níu? Và đến chủ nhật thứ mười mấy, khoảng xa cách đủ để con tim cô nức nở gọi tên anh. Hình bóng anh len lỏi trong từng nhịp bồi hồi nơi trái tim thanh xuân, trái tim chồng chất vết thương mà vẫn không thôi khao khát yêu thương.

Nhận được tin nhắn biết anh không đến, nghe trái tim như nứt ra từng mảng, cô vội vàng khóa cửa, bắt xe buýt. Cô không nghĩ được nhiều, chỉ muốn được gặp anh. Chỉ là gặp gỡ thôi, có gì phải nghĩ ngợi? Mình đến thăm hai bác, thăm bé Na mà. Cô viện lí do để lấy thêm động lực cho hành động bột phát của mình.

Nhưng hai mươi cây số hôm nay, sao xa xôi quá vậy, sao mãi còn chưa tới? Cô thầm trách sao bác tài không lái nhanh lên một chút, trách những hành khách sao chẳng cùng xuống lên một lượt, để xe cứ chốc chốc lại dừng...

Ngồi trên xe, cô hình dung đủ các tình huống cảm xúc khi cô gặp anh. Anh sẽ biểu cảm như thế nào? ngạc nhiên, vui mừng hay bối rối? Và sau này, anh có đón nhận quá khứ của cô một cách bình thản, bao dung, hay... cô không muốn nghĩ tiếp nữa. “Thì mặc kệ - cứ yêu, dù nghiệt ngã/Có thể tràn. Và cay đắng chia ly/ Có thể đến, bất kỳ trong khoảnh khắc”(3). Lời thơ xưa vang vọng trong trí nghĩ như tiếp thêm động lực cho cô quả quyết đi đến lựa chọn: thêm một lần mở cánh cửa trái tim.

Xe dừng, cô sải nhanh chân bước, sợ chậm chút nữa thì không gặp được anh. Đứng trước cổng, cô gõ dòng tin nhắn: “Em đến thăm hai bác...”, rồi cô vội xóa đi. “Em có việc tiện đường ghé thăm...”, cô lại xóa. “Em đến xin lại cuốn sách bỏ quên!...”, cô xóa tiếp. Và cuối cùng, cô nhắn:

“Anh không cần phải trở về trạng thái bình thường như lúc trước nữa, vì em cũng không làm như vậy được. Em nhớ anh, nhớ con!”.

Lập tức, anh gọi lại cho cô:

- Em chờ anh, một giờ đồng hồ nữa! Không, anh chỉ cần một nửa thời gian đó! Hãy ở yên đấy, chờ anh! 

- Em không chờ lâu vậy được, em cho anh ba phút. Vì không ai cần đến ba mươi phút để ra ngoài mở cổng cả.

Cô tắt máy, rồi bấm chuông.

***

(1): đồng dao

(2): Trích "Đợi chờ" - Vũ Thị Khương

(3): Trích "Tôi yêu em" - Hoàng Cát

© An Hạ - blogradio.vn

Xem thêm: Chậm lại một chút để nhận ra bình yên l Radio Tâm Sự

 

Thùy Minh

Gửi nơi đây những vui buồn cuộc sống. Những suy tư, lẽ ấm lạnh của đời. Gom nỗi niềm trong con chữ đầy vơi. Trao hết thảy những tâm tình ấp ủ.

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hè còn đến

Hè còn đến

Con đường mùa hè của đứa trẻ còn quê là xuống bếp, lên nhà rồi ra vườn, chạy ra đồng rồi lấm lem ra về. Quãng đường này tôi đã đi mòn mấy mùa hè trước và thêm mùa này nữa cũng coi như trọn vẹn thời học sinh.

Em ra phố

Em ra phố

Sáng nay cô ra phố, Bích Loan thấy nhớ nôn nao chiếc xe bánh mì và câu nói của mẹ, mình chuẩn bị ra phố thôi con, dậy đi. Bây giờ cô cũng đang ra phố đây, cũng con hẻm quen thuộc cũng những ngôi nhà những gương mặt quen thuộc của biết bao người, cũng con phố đã bên cô bao năm tháng ngày xưa, mà sao hôm nay cô thấy thân thương lạ.

Mẹ dạy con

Mẹ dạy con

Mẹ dạy con, dạy biết bao điều Mẹ dạy nhiều, con nhớ bao nhiêu? Lời mẹ dạy, con chẳng thèm giữ Vì lời mẹ cũng chẳng dễ nghe.

Trong 3 tháng tới, 4 con giáp này lội ngược dòng thành công, thu về nhiều tiền bạc lẫn chuyện vui, đặc biệt là chuyện tình cảm ngọt ngào

Trong 3 tháng tới, 4 con giáp này lội ngược dòng thành công, thu về nhiều tiền bạc lẫn chuyện vui, đặc biệt là chuyện tình cảm ngọt ngào

Ai cũng mong vận may của mình sẽ thuận buồm xuôi gió trong cuộc đời, đặc biệt là về mặt sự nghiệp, tài lộc. Ba tháng tới sẽ là khoảng thời gian may mắn đối với bốn con giáp này. Họ sẽ có những chuyển biến tốt hơn, sự nghiệp thăng tiến và họ cũng có thể đạt được sự giàu có bất ngờ. Hãy cùng xem 4 con giáp này sẽ tận hưởng vận may như thế nào trong những ngày tới nhé.

Vượt qua niềm đau

Vượt qua niềm đau

Tôi nhận ra anh cũng thích tôi giống như tôi đã thích anh vậy. Phải chi tôi đủ dũng cảm để nói ra hết mọi chuyện với anh thì giờ đây tôi không phải hối hận nhiều đến vậy.

Viết về tuổi 22 của chúng ta

Viết về tuổi 22 của chúng ta

Tuổi 22, nơi mà một người trẻ cảm thấy mình nhỏ bé giữa vũ trụ bao la của ước mơ và khát vọng, nhưng cũng không thể tránh khỏi áp lực thời gian và nỗi đau của sự thất bại.

Mơ

Chẳng hiểu sao những ngày đó cô có thể mơ những cái mơ lạ lùng như vậy, toàn là mơ những chuyện quá sức mình, vậy mà cũng mơ được. Vậy là thêm một lần mơ nữa vẫn cứ là mơ chứ cô không biến mơ thành thực được.

Top 5 dòng sách chữa lành đang được ưa chuộng

Top 5 dòng sách chữa lành đang được ưa chuộng

Hiện nay, 5 thể loại sách chữa lành được độc giả ưa chuộng gồm sách khám phá bản thân, phân tích hành vi, kỹ thuật giảm căng thẳng, phát triển kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp.

Lỡ như ta yêu nhau thật nhiều (Phần 4)

Lỡ như ta yêu nhau thật nhiều (Phần 4)

Mỗi người một nơi, không ở cạnh nhưng luôn nghĩ về nhau, trái tim của hai đứa trẻ ấy vẫn luôn hướng về đối phương. Người ta hay nói “Xa mặt cách lòng”, giá như nó đúng với câu chuyện này thì hay biết mấy, sẽ không có hai người yêu nhau mà ôm nỗi tương tư như thế.

Gia đình tôi có một thành viên mắt màu hổ phách

Gia đình tôi có một thành viên mắt màu hổ phách

Tôi nhớ mỗi tối nằm trong chăn ấm đều thiếp đi khi ngắm nhìn nó cuộn tròn ấm áp bên cạnh cái đèn ngủ bể cá giả sủi khí đưa đẩy những con cá nhựa lên xuống trong ánh sáng mờ màu xanh lam. Có lẽ đó là những năm tháng bình yên, vui vẻ nhất trong tuổi thơ của tôi và nó, cũng là những năm tháng mà tình bạn của chúng tôi gắn bó keo sơn nhất.

back to top