Phát thanh xúc cảm của bạn !

Các nước châu Á đón Trung thu như thế nào?

2018-09-24 05:54

Tác giả: Giọng đọc: Lan Phương

Tết Trung thu diễn ra vào ngày Rằm tháng Tám Âm lịch hàng năm là ngày vui lớn của trẻ em. Vào ngày Trung thu, các em thiếu nhi sẽ được rước đèn, xem múa lân, phá cỗ Trung thu, được ăn bánh nướng, bánh dẻo, các loại hoa quả, được người lớn tặng đồ chơi. Ngày nay, Tết Trung thu đã dành cho tất cả mọi người, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Trung thu được coi là dịp đoàn viên gia đình, mọi người cùng sum họp bên nhau, phá cỗ, ăn bánh, cầu mong những điều bình an cho gia đình.

Tết Trung thu là ngày lễ của nhiều nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore.

Các nước châu Á đón Trung thu như thế nào?

Nguồn gốc Tết trung thu

Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân Thu. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, là một ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Các nước châu Á đón Trung thu như thế nào?

Theo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, tục treo đèn bày cỗ do điển xưa về vua Đường Minh Hoàng. Vào ngày sinh nhật vua Đường Minh Hoàng, truyền cho thiên hạ đâu đâu cũng treo đèn và bày tiệc ăn mừng, từ đó thành tục.

Tục rước đèn có từ đời nhà Tống, truyền thuyết kể rằng: Trong đời vua Tống Nhân Tông, có con cá chép thành yêu, cứ đêm trăng hiện lên là con gái mà đi hại người. Bây giờ có viên quan Bao Công mới sức cho dân gian làm đèn con cá giống như hình nó mà đem giong chơi ngoài đường để cho nó sợ mà không dám hại người.

Cũng theo Phan Kế Bính, tục hát trống quân do từ đời vua Quang Trung Nguyễn Huệ, "nguyên khi ông đem quân ra Bắc. Quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà. Ông ấy mới bày ra một cách cho đôi bên giả làm trai gái, hát đối đáp với nhau để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp, cho nên gọi là trống quân".

Các nước châu Á đón Trung thu như thế nào?

Các nước châu Á đón Trung thu thế nào?

Việt Nam

Với người Việt Nam, Trung thu cũng là ngày tết thiếu nhi. Vào dịp này, trên đường phố, người ta trang trí nhiều đèn lồng, đèn ông sao, trống, mặt nạ… những món đồ chơi trẻ em. Bên cạnh đó, không khí tưng bừng rộn ràng khắp nơi với những đoàn múa lân, múa sư tử huyên náo.

Các nước châu Á đón Trung thu như thế nào?

Thị trường bánh nướng bánh dẻo, đồ chơi cũng trở nên rộn ràng hơn cả vào mỗi dịp Trung thu. Các khu phố đầy ắp mặt hàng Trung thu truyền thống đủ màu sắc luôn hấp dẫn nhiều bạn trẻ ghé thăm mua sắm, chụp ảnh. Vào đêm trăng rằm, các gia đình, khu phố tổ chức vui Trung thu cho trẻ em với các chương trình văn nghệ, trò chơi và phá cỗ.

Các nước châu Á đón Trung thu như thế nào?

Trung Quốc

Trung thu là một trong 4 lễ lớn của người Trung Quốc, dịp để mọi người trong gia đình đoàn tụ bên nhau, ăn bữa cơm “đoàn viên”. Một số nét đặc trưng của lễ hội Trung Thu còn giữ gìn đến ngày nay ở Trung Quốc kể đến như bánh trung thu, mai mối, chơi đèn lồng và ngắm hoa đăng.

Các nước châu Á đón Trung thu như thế nào?

Mâm cỗ thưởng trăng của người Trung Quốc không thể thiếu bánh Trung thu truyền thống. Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền, người ta có các loại bánh mang hương vị đặc trưng riêng. Trong đêm rằm, họ thả đèn trên sông, đèn trời Khổng Minh để cầu may mắn, hạnh phúc đến với gia đình.

Các nước châu Á đón Trung thu như thế nào?

Hàn Quốc

Trung thu hay Chuseok là Lễ tạ ơn, một dịp lễ chính thống ở Hàn Quốc. Người dân thường được nghỉ 3 ngày để chuẩn bị cho Chuseok. Khoảng thời gian này, mọi người nghỉ ngơi, đoàn tụ bên gia đình. Họ cũng nấu mâm cúng với nhiều món ăn truyền thống và đi tảo mộ để thể hiện đạo lý, lòng hiếu thảo với tổ tiên.

Các nước châu Á đón Trung thu như thế nào?

Bên cạnh đó, người Hàn cũng tổ chức nhiều trò chơi truyền thống trong ngày Trung Thu như kéo co, đấu vật, yutnori, kangkangsulle… Điểm đặc trưng khác trong lễ Chuseok là bánh Trung thu Hàn (có tên gọi Songpyeon) hình trăng khuyết hoặc bán nguyệt, làm từ bột gạo, đậu xanh, đường và lá thông.

Các nước châu Á đón Trung thu như thế nào?

Đài Loan

Tại xứ Đài, Tết Trung thu gọi là Tết Đoàn viên, dịp lễ lớn và quan trọng nên toàn dân được nghỉ một ngày. Người dân xứ Đài có tập tục tặng quà cho nhau như một cách thể hiện sự yêu mến, thân thiện của mình với đối phương trong Tết Trung thu. Món quà thường thấy nhất là bánh trung thu và bưởi.

Các nước châu Á đón Trung thu như thế nào?

Trong 30 năm trở lại, lễ hội Trung thu ở Đài Loan xuất hiện tập tục thú vị có nguồn gốc từ quảng cáo truyền hình, là nướng thịt. Việc nướng thịt trong Tết Trung thu tượng trưng cho sự sum họp, hạnh phúc, đầm ấm khi cả gia đình quây quần bên bếp than hồng. Chính vì thế, Tết Trung thu ở Đài Loan còn có tên gọi khác là “Tết thịt nướng”.

Các nước châu Á đón Trung thu như thế nào?

Nhật Bản

Vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm, người dân đất nước mặt trời mọc tổ chức Otsukimi - Lễ hội ngắm trăng. Truyền thống này du nhập vào Nhật từ 1.000 năm trước. Otsukimi nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu, thời điểm trăng tròn vẹn, hoàn thiện nhất. Lễ hội phản ánh phần nào quan điểm duy mĩ gắn bó với thiên nhiên của xứ Phù Tang.

Các nước châu Á đón Trung thu như thế nào?

Ngày nay, người Nhật không còn sử dụng lịch âm lịch, tuy nhiên họ vẫn tổ chức Trung thu rầm rộ. Người Nhật vừa ngắm trăng, vừa ăn những món ăn truyền thống. Họ bày bánh gạo nếp thành mâm lớn để trước thềm nhà, vừa thong thả ngắm trăng, vừa chuyện trò, ăn uống. Trẻ em Nhật Bản cũng tham gia lễ hội rước đèn lồng cá chép.

Các nước châu Á đón Trung thu như thế nào?

Malaysia

Lễ hội lồng đèn là đặc trưng trong văn hóa Trung thu ở Malaysia. Cộng đồng người Hoa ở Malaysia trang trí phố phường với hàng trăm chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu và tổ chức nhiều hoạt động náo nhiệt. Họ rước đèn hòa cùng đoàn múa lân di chuyển dọc các con phố, mang không khí tưng bừng đến mọi ngõ ngách. Bên cạnh đó, người Malaysia cũng làm bánh Trung thu trong ngày rằm tháng 8. Bánh trung thu Malaysia thường có hình dạng của những con sò biển, bông hoa, mặt trăng...

Các nước châu Á đón Trung thu như thế nào?

Theo: Wikipedia, Zing News

Giọng đọc: Lan Phương
Thực hiện: Hằng Nga
Minh họa: Hương Giang

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta

Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta

Những đau đớn hằn vết trong trái tim anh đều do em cả. Em không mong mình sẽ là người khâu vá lỗ hỏng ấy, chỉ mong anh hãy quên em và đừng yêu em thêm nữa. Tình yêu này không nên tồn tại. Buông bỏ là lựa chọn tốt nhất cho cả hai chúng ta.

Trả Lại Anh Cho Cô Gái Khác | Radio Tâm Sự

Trả Lại Anh Cho Cô Gái Khác | Radio Tâm Sự

Sau chia tay, có ai không bi luỵ lẫn tổn thương… chẳng qua chúng ta chỉ khác nhau ở thời gian chữa lành mà thôi. Có người cần một tháng, có người cần một năm, có người cần thời gian đủ lâu và có kẻ chấp nhận dùng cả một đời để học cách quên đi một người.

 Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909

Người cũ chỉ nên nghĩ, không nên nhớ | Blog Radio 909

Ngày hôm đó chúng ta đã nói sẽ luôn nhớ tới nhau, sẽ giữ trọn vẹn trong tim mối tình của năm tháng ấy. Nhưng anh biết không, mỗi người chúng ta ai rồi cũng đều khác, lời hứa năm đó cũng chỉ là tên gọi khác của lời tạm biệt mà thôi.

Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908

Vì em là một món quà - Phần 2 | Blog Radio 908

Dây xích sắt trượt dài trên thanh chắn cửa, rít lên một tràng âm thanh chói tai, kết thúc bằng tiếng đáp đất nặng trịch. Trời lặng gió, áng mây vắt ngang qua ngọn cây, trong đêm tối không trăng không sao, chiếc lồng đèn cũ phủ một lớp bụi mỏng

Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907

Vì em là một món quà - Phần 1 | Blog Radio 907

Mưa rơi, làm hình bóng anh trong mắt cô mờ đi, gương mặt điển trai sau màn mưa trắng chẳng rõ đang vui hay buồn. Mưa vẫn không ngừng xối lên thân ảnh liu xiu của anh, lớp áo sơ mi trắng dính vào da lộ ra vết sẹo dài chạy dọc theo cánh tay khẳng khiu.

Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906

Bạn đã đánh đổi điều gì để trưởng thành? | Blog Radio 906

Bạn chính là chủ nhân của cuộc đời mình. Tương lai ra sao, do bạn định đoạt. Đừng để năm tháng trôi qua, trong bạn chỉ toàn là tiếc nuối.”

Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905

Điều em muốn là bình yên và tĩnh lặng | Blog Radio 905

Đôi khi, sự ra đi của người khác là lí do để ta nhìn lại mình. Nhìn lại những gì mà bản thân đã cư xử. Có phải vì ta chưa đủ trưởng thành? Có phải vì ta vẫn còn quá cảm xúc và bi kịch hoá mọi thứ?

Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904

Nếu bạn độc thân, hãy cứ tận hưởng điều đó | Blog Radio 904

Nếu bạn độc thân, hãy tận hưởng điều đó. Độc thân không có nghĩa là chưa đủ tốt để yêu. Độc thân nghĩa là chưa có ai đủ tốt để được bạn yêu.

Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903

Đi tìm phiên bản tốt nhất của chính mình | Blog Radio 903

Muốn ngắm bình minh, phải dậy thật sớm. Muốn tạm biệt ngày tàn, phải vẫy chào hoàng hôn. Hạnh phúc của mình nên tự mình nắm lấy...

Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902

Trái tim em có nhiều vết xước | Blog Radio 902

Một giấc mơ dang dở dấy lên trong lòng tôi một sự hiếu kỳ với dáng vẻ của hạnh phúc. Nếu bước qua lằn ranh giữa quá khứ và hiện tại, tôi sẽ thấy được điều, có phải kết cục sẽ vẹn tròn hơn không.

back to top