Phát thanh xúc cảm của bạn !

Ai cũng có một người mẹ mang tên bà ngoại

2020-09-05 01:20

Tác giả: Kem Kem


blogradio.vn - Bây giờ đang là mùa thu, tôi lại thèm được cùng bà đi chợ như ngày trước, được bà nắm tay vừa đi vừa kể chuyện cho tôi nghe. Và bất chợt tôi thầm nghĩ, liệu sau này già như bà tôi có đủ mạnh mẽ và nghị lực để làm được giống bà không?

***

Tối hôm ấy, một buổi tối mùa hè nóng nực, vẫn như mọi khi tôi tan ca dạy kèm và trở về phòng sau một ngày bận rộn. Đó sẽ là một buổi tối bình thường như bao tối khác nếu như tôi không nhận được cuộc gọi của bố lúc khuya. 

Bố vẫn hỏi thăm tình hình của tôi như bao lần khác, còn tôi vẫn vô tư kêu than rằng hè này sẽ không có kì nghỉ bởi trường tôi tổ chức hoạt động trải nghiệm hè cho học sinh. Bỗng giọng bố nghẹn ngào xen lẫn trầm tư kèm theo một tin khiến tôi lạnh người. 

Cuộc trò chuyện kết thúc nhưng tôi vẫn nghe văng vẳng bên tai từng lời bố nói rất rõ ràng và mắt tôi thì đã mờ nhòe đi từ bao giờ, nước mắt cứ rơi như vô thức. Bố nói bà ngoại bị bệnh nặng đã nhập viện được mấy ngày nay và chuẩn bị phải tiến hành một cuộc đại phẫu, gia đình sợ tôi lo nên hôm nay có kết quả chẩn đoán chính thức từ bệnh viện gửi về bố mới gọi báo cho tôi biết.

Suốt đêm hôm ấy, tôi không tài nào ngủ được hết lăn qua bên này lại lăn sang bên kia và khóc. Tôi thấy sợ hãi vô cùng, tôi trách bản thân mình quá vô tâm không thường xuyên gọi về hỏi thăm ông bà mỗi ngày mà cứ lấy lý do bận rộn rồi thi thoảng vài ngày mới điện về. Tôi chỉ mong trời sáng thật nhanh để tôi xin nghỉ và về quê với bà, với gia đình ngay lập tức. 

Khi con người ta chưa bao giờ trải qua cái cảm giác bị mất mát người thân mà quen sống trong tình yêu thương, quen với việc người thân của mình luôn mạnh khỏe ngay cạnh mình như tôi thì trong khoảnh khắc ấy tôi sợ hãi vô cùng. Tôi sợ, rất sợ nhưng chỉ biết khóc như một đứa trẻ.

Hôm sau, tôi lên chuyến xe sớm nhất để về quê. Trước khi vào viện thăm bà, mẹ tôi đã dặn dù thương bà như thế nào cũng không được khóc phải động viên bà. Tôi nhìn những ngấn lệ trong đôi mắt mạnh mẽ của mẹ mà lòng tự nhủ “Mình không được khóc, bà sẽ không sao hết”.

bangoai1c

Mùi của bệnh viện cộng với mùi của thuốc, của hóa chất xộc vào mũi tôi cay xè. Bước vào căn phòng, tôi thấy bà nằm trên giường, người gầy rộc đi và xanh xao khác hẳn lần gần nhất tôi về gặp bà dịp Tết, lúc ấy bà còn khỏe và vẫn hay dọn dẹp luôn chân tay. Thấy tôi bà cười rất tươi nhưng tôi biết cơn đau đang hành hạ bà từng phút giây. Bà bảo “Bà vẫn khỏe bà chỉ ốm tí rồi khỏi thôi, cháu đừng lo phải giữ sức khỏe còn công việc”.

Bà tôi vẫn luôn đầy nghị lực sống và luôn lo lắng, yêu thương con cháu như vậy. Tôi lớn lên bên bà từ nhỏ nên đối với tôi bà chính là một người mẹ mang tên bà ngoại và tôi thường gọi bà là mẹ ngoại. 

Bà hay kể cho tôi nghe những câu chuyện ngày xưa hay đúng hơn là những câu chuyện về cuộc đời bà. Bà tôi mồ côi mẹ từ bé tí, ông cố tôi - tức bố của bà thì tham gia cách mạng bận việc đất nước nên không có nhiều thời gian chăm sóc cho các con. Bà lớn lên và lấy ông tôi trong cảnh chiến tranh đói khổ, một mình vừa nuôi con vừa tham gia cách mạng. Những câu chuyện của bà luôn mang màu sắc lịch sử nhưng rất bình dị và đầy tình yêu thương. Mỗi lần bà kể chuyện cho tôi nghe, mắt bà lại như đăm chiêu nhớ về một quãng đời vất vả đã trải qua.

Tôi nhớ ngày còn bé, bà hay dắt tôi đi chợ và mua cho tôi kẹo. Tôi nhớ hai bà cháu thường ngồi nhóm củi vào những ngày trời đông giá rét bên bếp lửa, bà lại vùi vào bếp củ khoai hay củ sắn rồi thủ thỉ trò chuyện với tôi như một người bạn. 

bangoai1b

Bà dạy tôi cách nấu cơm, khâu vá và làm những món nữ công gia chánh khác mà bà thường dặn dò rằng đó là những điều cần thiết để sau này về làm dâu nhưng trước hết là để tự độc lập chăm sóc bản thân mình. Đối với tôi bà như một bà tiên trong các câu chuyện cổ tích mà tôi từng đọc vậy. Tuy bà không có cánh cũng chẳng có phép màu nhưng bà luôn hết mực yêu thương tôi và luôn xuất hiện để cứu tôi tôi mỗi khi tôi nghịch ngợm bị đòn roi của mẹ đánh.

Tôi nhớ ngày ra Hà Nội nhập học, bà dậy từ sáng sớm để đồ xôi cho tôi đem đi ăn trên đường. Bà dặn dò tôi ra ngoài đó học phải cố gắng chăm học, giữ sức khỏe, đừng để bố mẹ phải phiền lòng. 

Lúc lên xe, qua chiếc gương xe tôi thấy những giọt nước mắt của bà lặng lẽ rơi nhìn theo đứa cháu bé bỏng ngày nào giờ đã lớn và trở thành cô sinh viên. Mái tóc bà lại bạc thêm vài phần, da bà lại nhăn nheo thêm vài phần nhưng nụ cười của bà vẫn hiền hậu và tràn đầy tình yêu thương. Lúc ấy, tôi mong mình đừng lớn nữa để bà tôi đừng ngày một già đi, để bà mãi bên tôi như hồi còn thơ bé.

Ngày bà tiến hành phẫu thuật cũng đến, mọi người trong gia đình đều bên bà động viên bà cố gắng vượt qua bệnh tật. Ông tôi ngồi trò chuyện tâm sự với bà, tôi thấy trong đôi mắt già nua nhăn nheo của ông là những giọt nước mắt lo lắng, sợ hãi luôn sẵn sàng để chực trào ra ngoài. 

Bà tôi là một người khá tinh ý, sống với nhau gần nửa đời người nên bà rất hiểu ông. Bà động viên ngược lại ông cùng gia đình “Ngày xưa chiến tranh, mưa bom bão đạn tôi còn không sợ giờ tí dao kéo vào bụng có ăn thua gì”. Rồi bà vào phòng mổ, cánh cửa kia đã khép lại nhưng còn sau nó là biết bao sự hi vọng, cầu nguyện cho ca đại phẫu thành công.

Ông tôi ngồi thẩn thờ trên chiếc ghế đá ở sân bệnh viện chờ bà, mái tóc bạc trắng của ông bay phấp phới, ánh mắt ông tràn đầy sự lo lắng tuy không nói ra nhưng tôi biết ông buồn như thế nào.

ongba

Tôi hiểu sự lo lắng ấy của ông khi về tuổi xế chiều chỉ còn hai ông bà nương tựa vào nhau nếu chẳng may bà đi trước chắc ông tôi đau lòng lắm. Ông lại đưa mắt nhìn xa xăm như đang mường tượng lại những gì đã trải qua cùng bà. Ông bảo “Giờ ông chỉ cần bà khỏe mạnh, hai ông bà già sớm tối có nhau là vui lắm rồi”. 

Tôi lại nhớ đến câu nói mà bà thường nói với con cháu “Con chăm cha không bằng bà chăm ông”, những người già họ chỉ mong như vậy, đi hết gần kiếp người nếm trải bao đắng cay mặn ngọt của cuộc đời nhưng cuối cùng bình yên nhất vẫn là bến đỗ gia đình.

Tôi mong rằng ngoại của tôi sẽ luôn kiên cường để chiến đấu với bệnh tật và thắng nó. Mong rằng thượng đế đừng mang bà đi khỏi tôi như trong chuyện “Cô bé bán diêm”. 

Bây giờ đang là mùa thu, tôi lại thèm được cùng bà đi chợ như ngày trước, được bà nắm tay vừa đi vừa kể chuyện cho tôi nghe. Và bất chợt tôi thầm nghĩ, liệu sau này già như bà tôi có đủ mạnh mẽ và nghị lực để làm được giống bà không?

© Kem Kem - blogradio.vn

Xem thêm: Khi mẹ nhớ con – mẹ gọi, khi con nhớ mẹ - mẹ ở đâu?

Kem Kem

Vệt nắng màu xanh lam

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Gửi người con gái ngoan ngoãn, hiểu chuyện

Gửi người con gái ngoan ngoãn, hiểu chuyện

Mình cũng là phụ nữ và mình chính là người phụ nữ ngoan ngoãn, hiểu chuyện, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó, sống tiết kiệm, không son không phấn, biết nghe lời,… Thực ra, bản chất của mình không như vậy, nhưng mình được dạy dỗ như vậy, và dần dần mình đang trở thành người phụ nữ như vậy.

Ai cũng có ước mơ của riêng mình

Ai cũng có ước mơ của riêng mình

Cứ sống, cống hiến thật nhiều, khi bản thân vui vẻ, mang trong mình phiên bản tốt nhất cũng thì mình cũng đang dần hoàn thành ước mơ của mình.

Tháng sinh Âm lịch của những người quyền quý

Tháng sinh Âm lịch của những người quyền quý

Người sinh những tháng Âm lịch này đặc biệt may mắn và có sự nghiệp thành công.

Ước mơ của mẹ

Ước mơ của mẹ

Mặc dù, tôi chỉ là đứa trẻ chưa trưởng thành, cũng muốn được yêu thương và ba mẹ quan tâm như vậy, nhưng rồi tôi hiểu được mỗi người có hoàn cảnh gia đình khác nhau. Dẫu sao, anh em tôi vẫn còn có mẹ dù cuộc sống có khổ cực nhưng chưa bao giờ anh em tôi phải nhịn đói ngày nào.

Món ăn của mẹ

Món ăn của mẹ

Có một lần, chú chạy ngang qua nhà mình, khi ấy chỉ có một mình con ngồi thẫn thờ. Chú hỏi con là mẹ đi đâu rồi, hôm nay hai mẹ con không ăn đá bào nữa hay sao. Con chỉ biết im lặng, hướng ánh nhìn của mình vào trong nhà, ngay phía bàn thờ mẹ.

Giông bão đi qua, hạnh phúc lại về

Giông bão đi qua, hạnh phúc lại về

"Nếu duyên đến, cứ thuận theo tự nhiên," nó thầm nghĩ. Và rồi, sau sáu tháng yêu nhau, cả hai quyết định nắm tay nhau bước vào hôn nhân.

Thời cơ trong cuộc sống

Thời cơ trong cuộc sống

Cuộc sống luôn trao cơ hội đồng đều cho mỗi người, thế nhưng, có mấy ai biết nắm bắt cơ hội đúng lúc, đúng thời điểm. Có câu: “Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội”.

Ánh nắng mùa đông (Phần 3)

Ánh nắng mùa đông (Phần 3)

Cô chưa quên được người cũ, nếu cho anh cơ hội thì đây cũng sẽ là cơ hội khiến anh bị tổn thương. Cô chẳng muốn đi vì lòng cô có anh nhưng lại sợ quá muộn để bắt đầu, lỡ như anh thương người khác rồi thì sao?

Hương lửa

Hương lửa

Đã đi hết những con đường phố thị, đi cuối một mảnh đời nhiều lênh đênh, vấp váp mới nhận ra mùa ấu thơ nông nổi chân trần chạy đường quê mới chân thực là bình yên hạnh phúc.

Khuyên chân thành: Người bình thường làm 7 điều này để

Khuyên chân thành: Người bình thường làm 7 điều này để "tiền đẻ ra tiền" mỗi ngày

Tất cả bắt đầu từ những thay đổi nhỏ: kiên trì, kỷ luật, khỏe mạnh, tự tin, khôn ngoan và độc lập.

back to top