Thương về miền Trung
2022-01-17 01:05
Tác giả:
Hoang Nam Nguyen
blogradio.vn - Con người miền Trung nơi đây thật thà chất phát, yêu thương lẫn nhau và nhiệt tình với du khách gần xa.
***
Trên đất nước Việt Nam hình chữ “S” của chúng ta có 54 dân tộc và rất nhiều tỉnh thành rộng lớn trải dài trên chiều dài đất nước từ Bắc Đến Nam nhưng trong đó ấn tượng nhất là đòn gánh giữa hai miền Bắc - Nam chính là miền trung yêu mến, là chiếc nôi của lịch sử dân tộc, là nơi các vị Vua cư ngụ và cai trị, đặc sắc nhất là tỉnh Thừa Thiên Huế nơi mà có rất nhiều danh lam thắng cảnh, kiến trúc cung đình đặc sắc và là dấu ấn quan trọng của lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc.
Nhắc đến Huế không thể không nói đến Kinh Thành Huế với lối kiến trúc mang một nét cổ xưa và cổ kính, trang trọng. Bước vào trước của Kinh Đô Huế bạn sẽ thấy cảnh trời thơ mộng, hàng cây xanh, chim hót líu lo và gió thổi nhè nhè làm lòng ta đắm say. Tiến càng gần về cổng Kinh Đô bạn sẽ thấy kiến trúc xây dựng thật hùng vĩ, hai cột kinh Thành được chạm khắc Long - Phụng thật tinh xảo, bước vào trong sẽ thấy không gian yên tĩnh nhưng sâu lắng với những chiếc bàn, chiếc ghế, cửa sổ,… làm cho ta có cảm giác được quay về chốn cung đình xưa với những vũ điệu múa của các cô “tỳ nữ” và ngân nga các điệu hát của triều đình xưa. Càng ra sau hậu viện ta lại càng thấy thích thú, cỏ cây đua nhau nở một sắc tím mộng mơ với những chú bướm lượn lờ quanh quẩn, các chú ong đua nhau đi lấy mật về cho tổ,… bạn sẽ mê ngay những hương thơm bát ngát của hoa được gió thổi bay khắp nơi ở nơi này có thể được gọi là “Vườn thượng uyển”.
Ngắm xuống dòng sông Hương hùng vĩ với bao sự tích mà mọi người đã đặt cho nơi này, ánh nắng lấp lánh chiếu xuống mặt nước gợn sóng tạo thành một chiếc gương khổng lồ cho dòng sông, có thể thấy và cảm nhận sự yêu thương của mọi người. Và ngược lại ai cũng muốn ngắm xuống dòng sông Hương để thấy được bộ mặt của dòng sông sẽ như thế nào, lúc thì yên tĩnh, lại có lúc như đang tức giận mà sóng cứ rít liên tục làm cho những người lái đò mưu sinh lại vất vả, lo âu.
Con người miền Trung nơi đây thật thà chất phát, yêu thương lẫn nhau và nhiệt tình với du khách gần xa. Họ ăn mặc giản dị, nói chuyện nhỏ nhẹ, dễ gần, những cô gái nơi Kinh Đô Huế nơi này thường mặc những chiếc áo dài thướt tha, duyên dáng. Những chiếc áo dài mang màu sắc tím mà mọi người con gái hay dùng đã điểm tô thêm một màu tím mộng mơ trong lòng du khách ghé đến nơi này với những giọng hồ, điệu múa từ ngàn xưa truyền lại và lưu truyền cho đến tận ngày nay.
Màn đêm buông xuống tôi dạo bước giữa lòng cố đô với ánh đèn trong chiếc lòng giấy nhỏ màu cam cam, con người mua sắm tấp nập, các hoạt động như múa rối nước, thả hoa đăng, thả khí cầu,… đã và đang tạo nên một màu sắc gì đó vừa hiện đại vừa mang tính chất cổ xưa, lắng đọng trong từng câu hò điệu lý “Nam ai,..” .
Sáng sớm tinh sương khi gà vừa mới gáy, mặt trời vừa nhô lên thì tôi đã tranh thủ chạy ra ngồi gần đó để ngắm bình minh. Những tia nắng lẻ loi đan xen vào các tán lá làm cho hoa từ từ khoe sắc thắm, mặt hồ đang chìm trong bóng tối đã được thắp lên tia sáng phản chiếu như chiếc gương, các ngọn đồi bậc thang hứng những tia nắng ấm gợn sóng mênh mang với làn gió nhẹ thổi qua, các chú bướm, ong thi nhau khoe sắc thắm dưới ánh bình minh cùng với các cô nàng hướng dương đang nhìn chằm chằm vào mặt trời. Buổi sáng là lúc người dân bắt đầu cuộc sống nhộn nhịp, đứng trên đồi tôi quan sát được hình ảnh các bà mẹ cõng con đi học, các ông chồng lên đồi hái chè và làm lúa, các bác lớn tuổi thì tụ tập ra chợ, có người đánh cờ, người làm ông đồ, tạo nên không khí ấm áp và sâu lắng.
Thấy cuộc sống những người dân Kinh Đô Huế thơ mộng là thế nhưng ai biết được ông trời lại bắt miền Trung này đảm nhận trách nhiệm là đòn gánh của đất nước Việt Nam. Thường vào khoảng tháng 8 trở lên hàng năm nơi này phải liên tiếp hứng chịu những cơn bão mạnh từ biển Đông vào đất liền các tỉnh miền Trung, kéo theo những cơn nước chảy cuồn cuộn, những cơn gió tàn bạo thổi tung những gì nó đi qua, làm cho cuộc sống nhân dân lâm vào tình trạng thiếu thốn, cơ sở vật chất, nhà cửa bị hư hại hoàn toàn, trẻ con không được cắp sách đến trường,… Thống kê con số thì hằng năm miền Trung thiệt hại về người và tài sản rất lớn, tính về tài sản thì thiệt hại lên đến hàng tỉ đồng, còn về người thì mất mát có đến khoảng vài chục người trên năm. Những người dân nơi đây họ cũng cầu mong cho họ có được một cuộc sống an lành để an cư lập nghiệp chứ không muốn phải sống cuộc sống cứ trực chờ chống lũ lụt sạt lở bất cứ khi nào, họ cũng muốn có cuộc sống bình thường ổn định để phát triển kinh tế nhưng dường như ông trời không chấp thuận.
Một ngày nào cũng sẽ đến, vì những sự việc khác nhau như khách du lịch muốn về nhà, các người dân nơi này muốn lên các tỉnh thành phố khác để sinh sống và làm việc sẽ không thể quên những nét đẹp đặc sắc, được đắm chìm theo sự giản dị và gần gũi của không khí nơi này. Bữa tiệc nào rồi sẽ không tàn nhưng hay giữ mãi những kỉ niệm đẹp, những con người đã hi sinh ở lại nơi đây để giữ gìn và phát huy những giá trị và bản sắc văn hóa dân tộc mà đời xưa truyền lại.
© Hoang Nam Nguyen - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Replay Blog Radio: Những ngày cuối đông
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Những mảnh ký ức (Phần 6)
Tiếng bù lu bù loa láo loạn cả giấc trưa. Bà Bình sang từng nhà gọi, kết quả là băng đảng tan rã, tình cảm sứt mẻ, cả hôm sau đó chúng tôi phải ở trong nhà cấm không được đi đâu chơi. Tôi và con Nguyệt đáng nhẽ thoát, nhưng Thọ đen lại khai ra có cả tôi trong vụ đó nữa. Thật đáng buồn!

Những mảnh ký ức (Phần 5)
Chính vì bọn nhỏ trong xóm đông đúc thế, cùng với đám đàn anh vô cùng láu cá, nghịch ngợm, mà mùa hè nào đối với chúng tôi cũng đều là một khoảng thời gian tuyệt vời, đầy ắp những chuyến phiêu lưu đáng nhớ.

Em còn rất nhiều ngày hạnh phúc
Em gật đầu, vậy là từ đó em thân với lũ trẻ đó nhiều hơn, và không hiểu sao em càng tin lời của dì em nói, em còn nhỏ lắm em sẽ còn có rất nhiều ngày hạnh phúc ở phía trước, rất nhiều ngày hạnh phúc đang chờ em.

Mừng Đảng quang vinh - mừng xuân đất nước
Từ những nỗi đau mất mát, chúng ta đã đứng dậy, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính những khó khăn, thử thách đó lại càng làm cho mỗi người dân chúng ta thêm phần gắn kết, yêu thương và sẻ chia.

Những mảnh ký ức (Phần 4)
Một cách duy nhất để được ăn phở đó là “bị ốm”, phải được ốm, không ăn được gì thì sẽ được ăn phở. Thế là trưa nắng thay vì trông thóc, bọn tôi lăn ra phơi người để được ốm và cũng được ốm thật!

Bữa cơm gia đình
Câu hỏi ấy đặt ra với tất cả chúng ta chứ không phải riêng một bất kỳ ai. Xa nhà để phát triển bản thân, ở gần người thân gia đình nhưng vì mối quan hệ xã hội mà ta níu kéo giữ gìn rồi quên đi bữa cơm gia đình, có đáng hay không?

Tết xa quê
Nhớ cha nhớ mẹ mấy lần Mái tranh cũ rích lắm phần xác xơ Giao thừa pháo nổ hững hờ Bếp hồng nơi đó bơ vơ một mình

Những ngày giáp tết
Người quê tôi, vốn hiền hòa, chấc phác trong cuộc sống đời thường, khi xuân về lại càng trở nên dịu dàng và thân thương đến lạ. Từ trẻ tới già lúc này với vẻ mặt thật hân hoan, nụ cười trên môi thì luôn tươi như hoa nở. Tay bắt, mặt mừng đón chào thăm hỏi khi thấy người đi xa mới về.

Lặng lẽ chiều xuân
Chiều nay lặng lẽ bên thềm Ngàn hoa hé nở êm đềm tỏa hương Bếp chiều quyện khói hay sương Chút gì như vấn như vương lòng người.

Những mảnh ký ức (Phần 3)
Mà trời ơi sao cái cơm ý nó ngon không cưỡng lại được, tôi ăn nhiều đến nỗi mà bố tôi còn phải hãm lại không cho ăn nữa. Xong thêm cái món thịt lợn rang cháy cạnh bỏ hành lá, lấy miếng cháy chấm với cái nước mỡ đấy thì đúng miếng ngon nhớ nhất trên đời này.