Phát thanh xúc cảm của bạn !

Tết trong ký ức ấu thơ tôi

2021-02-10 01:25

Tác giả: Thu An


blogradio.vn - Cao nguyên những ngày giáp Tết nắng hanh hao một màu bàng bạc, sớm mai lạnh buốt, những cái Tết trong nghèo khó, thiếu thốn đã theo tôi lớn lên, tất cả giờ chỉ còn lại trong ký ức. Tôi lập gia đình rồi sống xa nhà đã nhiều năm, Tết bây giờ với tôi nhẹ nhàng, đầy đủ hơn nhưng tôi không bao giờ quên được những cái tết xưa, nghèo khó mà trọn vẹn yêu thương của gia đình. 

***

“Bố mẹ có lớn nữa đâu với lại còn nhiều đồ mặc lắm không cần thêm đồ mới, các con mỗi năm một lớn nên phải sắm mà mặc chứ!” Đó là câu nói quen thuộc của mẹ tôi mỗi độ Tết về, cho mãi đến sau này, khi tôi nhận ra được sự nghèo khó của gia đình tôi mới biết mẹ đã nói dối.

Gia đình tôi từ miền Bắc dời vào Nam theo diện kinh tế mới những năm cuối của thập niên tám mươi, bố mẹ tôi hai bàn tay trắng với bầy con thơ dại dắt nhau qua nhiều vùng cuối cùng đã chọn cao nguyên là mảnh đất dừng chân. Chẳng họ hàng thân thích, chẳng người quen biết, bố mẹ tôi làm đủ thứ nghề để kiếm sống và nuôi anh em chúng tôi ăn học, nghèo khó cứ theo gia đình tôi từ năm này sang năm khác. Tết với tôi không rực rỡ và đủ đầy như những bạn bè cùng tuổi nhưng tôi vẫn mong chờ Tết như một điều đặc biệt và thiêng liêng.

Ngày còn bé, một năm chúng tôi có hai dịp được sắm đồ mới là đầu năm học và Tết. Tôi háo hức tới Tết vì sẽ được mẹ may cho hai bộ đồ mới, một bộ quần tây áo sơ mi đi học và một bộ đồ mặc ở nhà, mẹ sẽ sắm thêm cho tôi một đôi dép mới cho đủ bộ. Những bộ quần áo mới sẽ được anh em chúng tôi trưng diện vào ngày đầu năm đi thăm xóm làng trong sự hân hoan và tươi mới. 

tranh-ve-de-tai-gia-dinh-hanh-phuc-vui-ve

Tôi mong chờ tết để có nhiều thời gian mẹ ở nhà với chúng tôi, nhà tôi làm nông, rẫy lại ở xa nhà nên hầu như bố mẹ tôi đi rẫy cả ngày từ sáng sớm đến tối mịt. Ngày thường cũng như ngày chủ nhật, chỉ có mấy anh em tự ở nhà trông nhau rồi đi học. Những dịp như ngày Tết mẹ tôi mới nghỉ ở nhà, tôi vui sướng vì được lẽo đẽo theo mẹ làm đủ thứ việc trong nhà từ quét dọn nhà tới đi chợ Tết rồi nấu ăn.

Tôi mong chờ bữa cơm tất niên ngày cuối năm để được cùng mẹ nấu những món ngon mà ngày thường hiếm khi tôi được ăn dù nó rất giản dị chỉ có gà luộc, giò lụa, nem rán, canh giò nấu măng khô và bánh chưng. 

Nồi bánh chưng dù nghèo khó cỡ nào nhưng hễ tới Tết bố mẹ tôi cũng nhất định phải chuẩn bị, bố tôi nói đó là truyền thống không thay đổi. Cách Tết vài ngày mẹ sẽ chọn những lá đẹp nhất trong bụi dong cuối góc vườn để làm bánh, tôi luôn được giao nhiệm vụ rửa lá và xếp lá chuẩn bị gói bánh, tới ngày gói bánh cả nhà quây quần rộn ràng và hân hoan.

Tết với tôi đơn giản chỉ là được ở nhà cùng gia đình, ăn ngon, mặc đẹp. Năm nào thu hái, phơi hạt, xay vỏ cà phê xong cũng vừa hay tới Tết, bao nhiêu thứ trông ngóng hết vào những hạt cà phê kia từ tiền phân bón, tiền mua vật dụng mới trong nhà, tiền sắm sửa ăn Tết, cái gì cũng đợi thu cà phê xong. 

Có những năm, mất mùa mất cả giá, những ngày giáp Tết là những ngày mẹ tôi buồn nhất. Nhà cửa chưa kịp sắm sửa gì mà cà phê đã hết, mẹ buồn, ánh mắt xa xăm bất lực và cả những cái thở dài. 

13a87748e91aa473253a400d205ac5d8

Bằng một cách nào đó, dù không có nhiều tiền nhưng mẹ vẫn lo đầy đủ cỗ bàn ngày Tết, sắm cho mấy anh em tôi những bộ đồ mới nhưng bố mẹ không có gì. Tôi luôn thắc mắc và nhận được câu trả lời “Bố mẹ có lớn nữa đâu với lại còn nhiều đồ mặc lắm không cần thêm đồ mới, các con mỗi năm một lớn nên phải sắm mà mặc chứ”.

Tôi đã tin là như vậy suốt những năm ấu thơ và vui mừng với mấy bộ quần áo mới tinh kia, một niềm vui rất dại khờ con nít. Mẹ tôi, rất nhiều năm chưa bao giờ sắm cho mình một bộ đồ Tết tươm tất.

Lớn hơn một chút, tôi nhận ra những tiếng thở dài, ánh mắt thoáng buồn của mẹ những ngày cuối năm, tôi hiểu rằng bố mẹ đã nhường hết tất cả những gì tốt đẹp nhất cho chúng tôi, vất vả và cố gắng chừng nào cho chúng tôi được đón Tết no đủ nhất.

Tôi bắt đầu biết tự kiếm tiền tiêu vặt, sau mỗi mùa cà phê tôi thường đi nhặt lại những hạt cà phê trong rẫy người ta hái còn sót, tích lại và bán. Mùa Tết cũng là mùa bông đót trổ, tôi cũng trèo khắp những quả đồi để hái đem về bán. Chút tiền tôi kiếm được không nhiều nhưng ít nhất cũng đủ để mua những bộ đồ mới cho mình, đỡ một chút cho mẹ mỗi độ Tết về. 

stt-gia-dinh-la-so

Cao nguyên những ngày giáp Tết nắng hanh hao một màu bàng bạc, sớm mai lạnh buốt, những cái Tết trong nghèo khó, thiếu thốn đã theo tôi lớn lên, tất cả giờ chỉ còn lại trong ký ức. Tôi lập gia đình rồi sống xa nhà đã nhiều năm, Tết bây giờ với tôi nhẹ nhàng, đầy đủ hơn nhưng tôi không bao giờ quên được những cái tết xưa, nghèo khó mà trọn vẹn yêu thương của gia đình. 

Bố mẹ tôi giờ đã già, mái tóc hoa râm cũng chẳng biết chúng tôi còn cơ hội ăn bao nhiêu cái Tết cùng nhau nữa, đi chợ ngày Tết tôi đã đổi vai với mẹ, lựa những bộ đồ thật đẹp cho mẹ quay sang nói “Mẹ già rồi, nhiều đồ nhưng Tết mà, thêm bộ đồ mới cho năm mới trọn vẹn. Cả đời mẹ có bao giờ Tết sắm đồ mới đâu, nhường cho con cháu bấy nhiêu đủ rồi mẹ ơi”.

©Thu An - blogradio.vn

Xem thêm: Tết chỉ thật sự đến khi bạn trở về nhà | Family Radio

Thu An

Viết để dành tặng cho những ai có cùng cảm xúc như tôi, đôi khi muốn nói nhưng chỉ có thể gửi gắm tâm tư vào những con chữ… Viết để tôi nhận ra mình vẫn luôn hạnh phúc và may mắn khi có một cuộc sống yên bình, để tôi luôn tràn đầy nhựa sống và yêu thương!

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Một tình yêu kéo dài suốt một đời

Một tình yêu kéo dài suốt một đời

Tình yêu của họ ngọt ngào, đáng yêu và chân thành, nhưng họ không còn là những con người như khi họ mới gặp nhau. Cô yêu Alex hết lòng, nhưng cô không thể phủ nhận rằng con đường của họ đang rẽ hướng.

Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…

Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…

Khi thu một lần nữa quay về, cô đã mười tám, lứa tuổi dễ bị rung động trước những điều nhỏ nhặt nhất. Lúc này cô nhận ra mình đã yêu anh từ lúc nào.

Viết cho tuổi mười tám

Viết cho tuổi mười tám

Khủng hoảng tuổi đôi mươi đến thật nhanh, nhiều khi, việc giao tiếp với người khác mỗi ngày cũng làm chúng thấy cạn kiệt năng lượng, lạc lõng. Thì ra, cái giá phải trả cho ước mơ cũng rất đắt, những thứ tốt đẹp, lung linh thì chưa bao giờ " miễn phí".

Đôi tay người bạn

Đôi tay người bạn

Bạn hiền ơi! Cho tôi mượn đôi tay Để tôi nắm đôi bàn tay người bạn Dẫu mai đây có xa thì vẫn nhớ Nhớ đến lúc này, tay xiết chặt lấy tay…

Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên

Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên

Chuyện của gia đình anh hoàn toàn không phải lỗi của cô ấy, nhưng đâu đó cái bóng của toàn bộ câu chuyện vẫn bao phủ lấy cả anh và cô. Họ sẽ làm gì để bước qua cái bóng của quá khứ kia?

Mùa hoa cải năm ấy

Mùa hoa cải năm ấy

Câu chuyện kể về cảm xúc của nhân vật Tôi nhớ về ký ức tuổi thơ bên triền đê, nơi cô đã lớn lên cùng một cậu bạn. Họ cùng chơi đùa, thả diều và học tập bên nhau. Khi cậu bạn đỗ đại học và rời quê, mối liên hệ giữa họ dần phai nhạt. Sau một thời gian, cậu trở về quê cùng một cô gái mới, khiến cô gái cảm thấy hụt hẫng và nỗi buồn lấn át kỷ niệm đẹp. Dù thời gian trôi đi, hình ảnh mùa hoa cải vẫn gợi nhớ về tình yêu thầm kín mà cô không thể quên. Cô chấp nhận rằng tình cảm đó sẽ mãi ở lại với cô, giống như những mùa hoa cải vẫn nở rực rỡ.

Viết cho người đã cũ

Viết cho người đã cũ

Đã cũ khiến ta bất giác hồi tưởng lại những ngày đầu làm quen để rồi tự gượng cười nhìn lại những gì đã cũ, cảm giác đó, rung cảm đó tưởng như sẽ trở nên sợi dây kết nối với nhau dài lâu; ấy thế lại vội vàng đến, rồi vội vàng lướt qua cuộc đời của nhau tựa như gió thoảng, tựa đám mây ghé qua rồi vội bay về phía cuối chân trời

Mưa nào mà không tạnh?

Mưa nào mà không tạnh?

Mưa tầm tã, rào rạt. Mãi khi bình minh ló rạng cũng là lúc em nhận ra mình đã khóc lâu đến nhường nào. Chín mươi chín cuộc gọi nhỡ từ mẹ.

Ai bán

Ai bán

Ai bán cho tôi nửa trò đời Tôi về ủ thành rượu uống chơi Nhăm nhi từng chút hồn tản mạn Trở lại tuổi thơ thấy mẹ cười

Tía là quê hương

Tía là quê hương

Năm đó nếu không có tía, nếu tía không ôm con về thì con đâu được như hôm nay. Tía vừa là ba vừa là mẹ của con, tía là những gì yêu thương thân thuộc nhất của quê mình mà con chỉ có thể nói tía là quê hương. Tía là cả vùng quê của mình đã thấm vào con đã thành máu chảy trong con ba

back to top