Phát thanh xúc cảm của bạn !

Cái Tết của người lớn

2021-02-08 01:27

Tác giả: Đoàn Hòa


blogradio.vn - Lần tôi thấy mẹ nghe điện thoại của chị xong buồn buồn bảo: "Cái Lan nó bảo Tết này không về vì vé tàu đắt, vợ chồng con cái dắt díu nhau về thì tốn kém quá". Nói xong, cả mẹ cả con lặng đi.

***

Còn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, mỗi ngày đến công ty, tôi đều được nghe hội chị em bàn đủ chuyện về Tết. Có người bảo: "Lớn rồi thấy Tết không còn vui như ngày bé". Tôi ngậm ngùi.

Quả thật, tôi cũng đã từng nghĩ như thế, từng ngao ngán mỗi khi sắp đến Tết bởi đủ thứ phải lo, đủ điều phải nghĩ. Từ chuyện lương thưởng cuối năm như thế nào, về nhà sẽ "đối phó" với câu hỏi lấy chồng sinh con ra sao cho đến việc lau nhà, rửa bát nguyên những ngày nghỉ. Vậy mà hôm nay, khi bất chợt bắt gặp hình ảnh một đứa nhỏ hớn hở tay cầm quả bóng bay sặc sỡ, nụ cười rạng rỡ trong phiên chợ Tết, tôi lại thấy nao nao. Thì ra Tết vẫn vậy, chỉ là chúng ta đã khác mà thôi.

Đã từ bao giờ tôi chẳng còn cười như thế vào mỗi dịp Tết?

Đã từ bao giờ tôi chẳng còn háo hức đi chợ Tết?

Đã từ bao giờ tôi tất bật, bận rộn đến mức sáng 29 Tết mới có mặt ở nhà để rồi chẳng kịp sửa sang, chuẩn bị gì cho Tết?

Thật ra...

Tết vẫn vậy, chỉ là tôi không còn níu tay mẹ mà băng qua cánh đồng, đi đường tắt đến chợ Tết. Ở quê tôi, mỗi dịp gần Tết là đúng vào mùa trỉa lạc. Năm nào xong mùa sớm thì mẹ tôi cho đi chợ Tết sớm. Chẳng cần mẹ phải gào khản cả cổ như thường ngày, đúng hôm đi chợ Tết, chị em tôi tự biết để dậy sớm, mặc áo ấm đầy đủ. Mẹ tôi rủ thêm mấy bác hàng xóm, cả đoàn người dắt díu nhau đi băng qua con đường đồng, xuyên ra chợ. Sau khi sắm sửa cho bộ quần áo mới cùng vài ba chiếc bóng bay, mấy đứa trẻ chúng tôi sẽ được giao nhiệm vụ ngồi một góc đợi mẹ để không bị lạc. Lúc đó thì tha hồ thổi bóng bay đến mức miệng đứa nào cũng bị nhuộm đỏ choét. Chẳng còn thấy rét run trong tiết trời mùa đông u ám, chỉ còn lại nụ cười rạng rỡ, tiếng nói chuyện lao xao khoe bóng bay ai thổi được to hơn.

Tết vẫn vậy, chỉ là tôi không còn chờ đợi khoảnh khắc ngồi trông nồi bánh chưng ấm sực. Tôi vẫn nhớ ánh mắt hau háu khi mẹ vớt nồi bánh chưng rồi chia cho cái bánh con con ông nội gói riêng cho mình. Những ngày ấy còn nghèo, dù mẹ chẳng bao giờ để chị em tôi đói ăn nhưng ăn bánh chưng thì phải đợi đến ngày Tết mới có. Thế nên tôi vẫn thường năn nỉ ông nội gói riêng cho cái bánh con con để được ăn sớm.

Tết vẫn vậy, chỉ là mẹ ngày càng già, những đứa con mỗi người một phương, chẳng còn nhiều thời gian quây quần bên nhau như xưa. Ba chị em mỗi người một phương trời để làm ăn, mưu sinh, người chị cả đi làm ở Sài Gòn vẫn nằng nặc lo lắng dịp về Tết vì vé tàu đắt đỏ. Lần tôi thấy mẹ nghe điện thoại của chị xong buồn buồn bảo: "Cái Lan nó bảo Tết này không về vì vé tàu đắt, vợ chồng con cái dắt díu nhau về thì tốn kém quá". Nói xong, cả mẹ cả con lặng đi.

Hẳn rồi, Tết của người lớn còn bao nhiêu thứ phải lo. Tôi và cả chị đi làm vất vả suốt một năm trời nhưng chỉ cần vài ba ngày Tết là số tiền tiết kiệm, tích cóp cả năm trời trôi tuột đi. Từ tiền quà cáp, biếu tặng đến tiền lì xì cho bọn nhỏ. Mọi thứ đổ dồn lên khiến chúng tôi chẳng còn sức nào mà gồng gánh, chống đỡ.

Tết của người lớn, chẳng còn sự háo hức như ngày còn nhỏ. Chỉ thấy những nỗi lo hằn trên gương mặt. Thời gian thật tàn nhẫn, cứ bắt người ta phải lớn lên, trưởng thành, va vấp, thất bại... để phải buồn, phải tủi.

Tết của người lớn, chúng ta vẫn than thở hằng ngày rằng sao chẳng còn vị Tết. Nhưng mặc cho than thở, mặc cho lo toan, chúng ta vẫn trở về nhà, vẫn đón Tết, vẫn quây quần bên nhau trong khoảnh khắc tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới. Bởi vì mẹ chẳng cần mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần giây phút quây quần bên các con sau một năm vất vả.

Bởi vì khi trở về bên mẹ, chúng ta có thể thoải mái là chính mình, không cần gồng lên giấu nước mắt khi bị sếp mắng oan.

Bởi vì khi trở về nhà, chúng ta có thể nhìn thấy hạnh phúc, nhìn thấy nụ cười trên gương mặt người mẹ già, có thể cùng nhau cụng ly chúc sức khỏe mọi người, cùng nhau chờ đón pháo hoa giao thừa, cùng nhau đi hái lộc đầu năm.

© Đoàn Hòa - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Tết năm nay bỗng nhớ những ngày năm cũ | Family Radio

Đoàn Hòa

Hãy cười mỗi ngày

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Sự kỳ diệu của những nỗi đau

Sự kỳ diệu của những nỗi đau

Chúng ta sợ người khác lãng quên nỗi đau họ đã gây ra cho mình nhưng không sợ mình vẫn luôn thầm nhớ. Chúng ta trách người khác đối xử bất công với mình nhưng chưa bao giờ dám thừa nhận mình đang tự tổn hại chính mình.

Tình lỡ

Tình lỡ

Duyên thầm tình lỡ hoài nhung nhớ Nhặt cánh hoa tàn xác xơ rơi Dưới gót chân son mùa lá đổ Một người ngồi nhớ một người xa

Chúng ta rồi sẽ hạnh phúc

Chúng ta rồi sẽ hạnh phúc

Ôm bất hạnh vào người chưa bao giờ là cách để hoá giải nỗi đau. Nếu muốn chữa lành tổn thương cho chính mình, điều đầu tiên bạn cần làm chính là xác định nguyên nhân khiến mình đau khổ. Khi nào bạn vẫn chưa thừa nhận vấn đề của mình, khi đó bạn sẽ không có lối ra cho câu chuyện. Và bạn biết đấy, mọi nỗi đau đều cần có thời gian để chữa lành thế nên chúng ta không cần quá vội vàng.

Cậu chỉ đến một lần phải không?

Cậu chỉ đến một lần phải không?

Hình như cậu ít nói, tớ thì không muốn chủ động, chúng ta nhắn tin với nhau cũng chỉ ngắn gọn được đôi ba dòng là kết thúc, cứ thế chúng ta như hai người bình thường, không chút động lòng, không vướng bận.

Người khôn ngoan thật sự biết cách “đi làm”: Kiếm nhiều tiền, giữ sức khỏe tốt, nâng cấp bản thân, vui vẻ mỗi ngày!

Người khôn ngoan thật sự biết cách “đi làm”: Kiếm nhiều tiền, giữ sức khỏe tốt, nâng cấp bản thân, vui vẻ mỗi ngày!

Trân trọng công việc của mình, đi làm thật tốt, có động lực và rèn luyện thể chất lẫn tinh thần là cách "chăm sóc" hiệu quả nhất cho cơ thể và tinh thần của bạn.

Mình hay nhảy việc, bạn đã tìm được công việc phù hợp chưa?

Mình hay nhảy việc, bạn đã tìm được công việc phù hợp chưa?

Đôi lúc mình tự hỏi rằng: là do bản thân mình hay do các yếu tố bên ngoài nhỉ? Nhưng suy cho cùng nếu chính mình thấy không ổn thì chính xác là nó không ổn bởi cuộc sống này là cho mình, vì mình mà.

Càng lớn càng nhận ra mình cô độc

Càng lớn càng nhận ra mình cô độc

Đi ăn một mình không đáng sợ, việc đáng sợ là bạn không thể cảm nhận được vị ngon của đồ ăn mang đến. Đi xem phim một mình không đáng sợ, điều đáng sợ là bạn không tập trung thưởng thức bộ phim một cách trọn vẹn mà chỉ quan tâm đến những cặp đôi xung quanh. Đi du lịch một mình không đáng sợ, điều đáng sợ là bạn chẳng cảm thấy tốt hơn sau những chuyến đi như thế.

Thói quen

Thói quen "xấu" của Ba

Ba luôn mang những điều tốt đẹp nhất cho anh em tôi. Từ những điều giản đơn là trong bữa cơm hễ có thịt là ba lại nhường cho tôi phần nạc, hay đùi cho đến việc lớn lao là bán con bò để lo học phí đại học cho tôi.

back to top