Phát thanh xúc cảm của bạn !

Hà cớ gì chúng ta phải gồng mình đón Tết?

2019-12-27 01:25

Tác giả: LÊ QUÝ HOÀNG


blogradio.vn - Tết đơn sơ hay đủ đầy là do suy nghĩ của mỗi người, thực ra Tết đơn giản lắm, mộc mạc và bình dị lắm. Đôi lúc chỉ cần vài lạng hạt dưa, dăm lát mứt gừng, một cặp bánh chưng, một nhành hoa vạn thọ để dâng lên bàn thờ ông bà, đó đã là một cái Tết đủ đầy và giúp mọi thành viên trong gia đình gắn kết nhau hơn. Nhưng có khi mâm cao cỗ đầy lại khiến mỗi người trong gia đình thêm bực dọc, uể oải, xa cách.

***

Lại một cái Tết đang đến gần, mọi người ai cũng vất vả, lo lắng. Rồi đâu đó, chúng ta bắt gặp và nghe những tiếng thở dài chất chứa bao nỗi lo, thậm chí sợ Tết. Tết đâu có lỗi, Tết rất đẹp, rất đáng trân quý. Tết rất thiêng liêng. Bởi Tết là dịp để đoàn viên, sum vầy và chia sẻ yêu thương. Thế thì, hà cớ gì chúng ta phải gồng mình đón Tết.

Tết đơn sơ hay đủ đầy là do suy nghĩ của mỗi người, thực ra Tết đơn giản lắm, mộc mạc và bình dị lắm. Đôi lúc chỉ cần vài lạng hạt dưa, dăm lát mứt gừng, một cặp bánh chưng, một nhành hoa vạn thọ để dâng lên bàn thờ ông bà, đó đã là một cái Tết đủ đầy và giúp mọi thành viên trong gia đình gắn kết nhau hơn. Nhưng có khi mâm cao cỗ đầy lại khiến mỗi người trong gia đình thêm bực dọc, uể oải, xa cách.

Vì thế, mỗi chúng ta cần thay đổi cách nghĩ về Tết, hãy đơn giản hóa mọi lễ nghi cúng bái nặng nề, đừng gồng mình làm những mâm cao cổ đầy mà trong lòng cảm thấy không vui, rồi lại than ngắn, thở dài, so bì công việc của nhau. Cả năm ai cũng làm lụng mệt nhọc, vất vả với bao lo toan từ sức ép sức khỏe, đời sống và gắng mình hòa nhập với bao mưu sự ở đời, nay lại phải gồng mình đón Tết, thế thì thử hỏi có ai mà không sợ Tết. Tết, chỉ cần một bữa tiệc đơn giản, gọn nhẹ vui vẻ, sum vầy, đầm ấm là đủ.

Hà cớ gì chúng ta phải gồng mình đón Tết?

Đối với các mẹ, các chị đừng gồng mình lo toan chuyện ăn uống ngày Tết như thế nào, mà hãy dành thời gian nghỉ ngơi và xúng xính quần áo du xuân. Đối với các chú, các anh đừng gồng mình thể hiện việc chén chú chén anh, so bì hơn thua độ cồn nạp vào người nhiều hay ít, mà hãy dành thời gian cho những người thân yêu trong gia đình, con cái.

Tất cả chúng ta, hãy mạnh dạn thay đổi những định kiến, trói chặt mình trong những khuôn phép gượng ép về lễ nghi ngày Tết, hãy làm những gì mà bản thân cảm thấy thoải mái nhất, tất cả mọi người trong gia đình vui vẻ nhất, đừng ngại ánh mắt hay lời nói của người khác cảm nhận về mình đón Tết như thế nào, bởi mỗi gia đình, mỗi người sẽ có cảm nhận và đón tết theo cách của riêng mình. Cho dù Tết có đơn sơ hay Tết đủ đầy, thì điều mong ước của mỗi người cũng chỉ gói gọn trong các chữ bình an, hạnh phúc mà thôi.

© Lê Quý Hoàng - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình: Tết măn nay bỗng nhớ những ngày năm cũ

LÊ QUÝ HOÀNG

Đọc sách

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Những mảnh ký ức (Phần 6)

Những mảnh ký ức (Phần 6)

Tiếng bù lu bù loa láo loạn cả giấc trưa. Bà Bình sang từng nhà gọi, kết quả là băng đảng tan rã, tình cảm sứt mẻ, cả hôm sau đó chúng tôi phải ở trong nhà cấm không được đi đâu chơi. Tôi và con Nguyệt đáng nhẽ thoát, nhưng Thọ đen lại khai ra có cả tôi trong vụ đó nữa. Thật đáng buồn!

Những mảnh ký ức (Phần 5)

Những mảnh ký ức (Phần 5)

Chính vì bọn nhỏ trong xóm đông đúc thế, cùng với đám đàn anh vô cùng láu cá, nghịch ngợm, mà mùa hè nào đối với chúng tôi cũng đều là một khoảng thời gian tuyệt vời, đầy ắp những chuyến phiêu lưu đáng nhớ.

Em còn rất nhiều ngày hạnh phúc

Em còn rất nhiều ngày hạnh phúc

Em gật đầu, vậy là từ đó em thân với lũ trẻ đó nhiều hơn, và không hiểu sao em càng tin lời của dì em nói, em còn nhỏ lắm em sẽ còn có rất nhiều ngày hạnh phúc ở phía trước, rất nhiều ngày hạnh phúc đang chờ em.

Mừng Đảng quang vinh - mừng xuân đất nước

Mừng Đảng quang vinh - mừng xuân đất nước

Từ những nỗi đau mất mát, chúng ta đã đứng dậy, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính những khó khăn, thử thách đó lại càng làm cho mỗi người dân chúng ta thêm phần gắn kết, yêu thương và sẻ chia.

Những mảnh ký ức (Phần 4)

Những mảnh ký ức (Phần 4)

Một cách duy nhất để được ăn phở đó là “bị ốm”, phải được ốm, không ăn được gì thì sẽ được ăn phở. Thế là trưa nắng thay vì trông thóc, bọn tôi lăn ra phơi người để được ốm và cũng được ốm thật!

Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

Câu hỏi ấy đặt ra với tất cả chúng ta chứ không phải riêng một bất kỳ ai. Xa nhà để phát triển bản thân, ở gần người thân gia đình nhưng vì mối quan hệ xã hội mà ta níu kéo giữ gìn rồi quên đi bữa cơm gia đình, có đáng hay không?

Tết xa quê

Tết xa quê

Nhớ cha nhớ mẹ mấy lần Mái tranh cũ rích lắm phần xác xơ Giao thừa pháo nổ hững hờ Bếp hồng nơi đó bơ vơ một mình

Những ngày giáp tết

Những ngày giáp tết

Người quê tôi, vốn hiền hòa, chấc phác trong cuộc sống đời thường, khi xuân về lại càng trở nên dịu dàng và thân thương đến lạ. Từ trẻ tới già lúc này với vẻ mặt thật hân hoan, nụ cười trên môi thì luôn tươi như hoa nở. Tay bắt, mặt mừng đón chào thăm hỏi khi thấy người đi xa mới về.

Lặng lẽ chiều xuân

Lặng lẽ chiều xuân

Chiều nay lặng lẽ bên thềm Ngàn hoa hé nở êm đềm tỏa hương Bếp chiều quyện khói hay sương Chút gì như vấn như vương lòng người.

Những mảnh ký ức (Phần 3)

Những mảnh ký ức (Phần 3)

Mà trời ơi sao cái cơm ý nó ngon không cưỡng lại được, tôi ăn nhiều đến nỗi mà bố tôi còn phải hãm lại không cho ăn nữa. Xong thêm cái món thịt lợn rang cháy cạnh bỏ hành lá, lấy miếng cháy chấm với cái nước mỡ đấy thì đúng miếng ngon nhớ nhất trên đời này.

back to top