Sán lợn ai cũng sợ nhưng hỏi thật, bạn có biết sán thực sự là con gì không?
2019-03-20 15:51
Tác giả:
Giọng đọc:
Hoàng Tú
Sán lợn đáng sợ là thế nhưng mức độ nguy hiểm đến đâu, cùng tìm hiểu xem nhé.
1. Sán có "cái đầu bất trị"
Con người thích gọi những sinh vật có thân hình dài, mảnh là giun, bởi vậy mà đa số vẫn luôn coi giun sán là tên chung cho giống loài ký sinh này.
Nhưng kỳ thực thì chúng rất khác nhau. Giun - dù là ký sinh hay không thường có thân hình tròn, trong khi sán có thân dẹt. Và ngoài ra, cái đầu của sán có cấu tạo rất đặc biệt.
Cần biết rằng sán trưởng thành sống ký sinh trong ruột của động vật và người. Nhưng về cơ bản, đó không phải là môi trường sống lý tưởng. Nhu động ruột liên tục co bóp, đẩy thức ăn và chất thải đi, tạo ra chấn động không nhỏ. Vậy nên, sán đã tiến hóa để bám trụ được ở chốn kém bình yên đó.
Với một con sán lợn (Taenia solium) - loại sán đang khiến dư luận hoang mang. Đầu của chúng có một bộ phận gọi là giác hút, cho phép chúng gắn chặt vào thành ruột và tận hưởng chất dinh dưỡng.
Một số loài sán khác có móc, một số thậm chí có cả hai. Chúng bám rất chắc, vì thế nếu không điều trị cẩn thận thì khó mà loại bỏ hết được.

2. Hình thể kinh dị: Hầu như toàn bộ cơ thể chính là sán con
Cơ thể của một con sán trưởng thành chỉ có đầu và một phần "cổ" là của nó. Phần thân còn lại là các phân đoạn ghép lại, mỗi phần lại chứa bộ phận sinh dục riêng.
Khi sán muốn... dài ra, nó sẽ bổ sung thêm một phân đoạn vào gần đầu, rồi đẩy các phần cũ xuống dần. Các phần này sẽ dần trưởng thành, đẻ trứng, đưa trứng vào ruột già và rồi lọt ra ngoài môi trường khi vật chủ... đi vệ sinh.
3. Sán cần nhiều hơn 1 vật chủ
Không kể sán lợn, hầu hết các loài sán thông thường đều có vòng đời trải qua 2 - 3 vật chủ. Vật chủ đầu tiên nhiễm sán vì ăn phải trứng của chúng ngoài môi trường. Vật chủ tiếp theo nhiễm là do ăn phải thịt của vật chủ trước.
Ở mỗi vật chủ, sán sẽ phát triển lên một giai đoạn. Chúng chỉ hoàn toàn trưởng thành khi chạm đến vật chủ cuối cùng. Như với sán dây lợn, thì con người mới là vật chủ cuối cùng.
4. Không chỉ lợn và người, nhiều loài khác cũng có sán
Sán kí sinh thực chất xuất hiện trên khắp thế giới động vật. Chó, mèo, chim, cá... đều có thể nhiễm sán. Linh cẩu, hươu, nai, sói... thậm chí cả côn trùng, bọ cánh cứng... cũng nhiễm sán được luôn.

5. Sán là loài "cổ" nhất thế giới
Sán không những phổ biến, mà còn là một trong những loài vật "cổ" nhất lịch sử. Theo một nghiên cứu vào năm 2013, người ta đã tìm thấy trứng sán trong mẫu phân hóa thạch của một con cá mập cổ đại từ 270 triệu năm trước.
6. Chúng có thể kiểm soát vật chủ
Sán sau khi ký sinh sẽ phải dựa vào vật chủ để có cái ăn. Nhưng một số loài sán không đơn giản là chờ đợi. Chúng bắt vật chủ phải làm theo ý của chúng.
Chẳng hạn như sán Schistocephalus solidus, vòng đời chúng cần đến 3 vật chủ: đầu tiên là một loài giáp xác, rồi đến cá, rồi giai đoạn cuối cùng là chim. Khi ở trong cơ thể cá, chúng bắt vật chủ phải mò ra vùng nước ấm để có thể dễ phát triển hơn. Và khi đủ lớn, chúng sẽ khiến con cá lởn vởn gần mặt nước, để chim có thể dễ dàng tấn công.
Một ví dụ khác là Anomotaenia brevis - một loài sán dây ở kiến. Chúng sẽ bắt kiến phải di chuyển chậm hơn, để chim dễ dàng săn được mỗi khi đến giai đoạn phải chuyển vật chủ.

7. Có nhiều loài sán thực sự nguy hiểm
Khi lọt vào cơ thể người, ấu trùng sán bắt đầu phát triển và tìm cách tiến vào những vùng an toàn. Đôi khi chúng trốn trong các bó cơ, nhưng có lúc làm tổ ở trên não, khiến người bệnh bị đột quỵ.
Thậm chí năm 2013, đã có trường hợp bị ung thư vì nhiễm sán tại Columbia. Các bác sĩ khi đó phát hiện ra rất nhiều khối u trong cơ thể người này, nhưng lạ ở chỗ tế bào ung thư ấy lại quá nhỏ so với cơ thể người. Các xét nghiệm sau đó phát hiện ra người này cũng nhiễm cả sán, và các tế bào ung thư là do sán mang đến.
Dù vậy cũng đừng quá lo lắng. Chuyện sán mang đến ung thư là cực kỳ hiếm, rất khó có thể xảy ra.
Tham khảo: WHO, Mental Floss
Theo Helino
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Trưởng Thành Rồi Đừng Mãi Mông Lung (Blog Radio 885)
Lớn rồi đừng động tí là bỏ cuộc là quay đầu. Cuộc đời bạn giờ đây không phải như đứa trẻ, ngúng nguẩy quay mặt đi vẫn có người dỗ dành chăm lo. Quay đi nhiều khi không còn đường trở về nữa.

Khi bình yên, người ta thường quên lời thề trong giông bão (Blog Radio 884)
Phụ nữ ạ. Đừng yêu lại người cũ, đừng yêu lần thứ hai. Đôi khi trở lại không phải là tình yêu, chỉ là vương vấn cảm giác. Đừng nhầm lẫn giữa yêu và cảm giác. Đời luôn có ngoại lệ mà ngoại lệ thường hiếm hoi và ít ỏi. Có những đồ cũ là bảo vật, cũng có những thứ chỉ là đồ bỏ đi.”

Kiên Nhẫn Nhé, Đừng Để Sự Vội Vàng Làm Bạn Mất Phương Hướng (Blog Radio 883)
“Hãy cứ yên tâm và bình tĩnh thôi. Có người đi nhanh, có người đi chậm, vì mỗi người có một lộ trình riêng. Bạn không cần nhìn vào lộ trình của người khác để tự ti về mình. Bởi vốn dĩ xuất phát điểm và đích đến của cậu với họ đã khác nhau rồi mà”.

Hãy Can Đảm Kết Hôn Khi Bạn Sẵn Sàng (Blog Radio 882)
Và rồi khi tuổi 30 thì lại quá xa mà cái giai đoạn tuổi 18 đã qua từ rất lâu rồi ấy, chúng ta lại bắt đầu bước vào cái giai đoạn hối thúc lập gia đình từ các bậc phụ huynh.

Đừng Chỉ Ngồi Nhìn Em Khóc (Blog Radio 881)
Tôi luôn thấy phiền lòng, vì cô gái năm đó, trong mắt mọi người, có một cuộc sống hoàn hảo, nhưng hóa ra tất cả chỉ là vỏ bọc cho sự yếu đuối của cô ấy.

Ngọt Ngào Sau Những Gian Nan (Blog Radio 880)
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê, nơi có những cánh đồng lúa trải dài, những con sông uốn mình bên cạnh lũy tre làng. Tuy sinh ra và lớn lên ở một nơi nghèo khó, nhưng tuổi thơ tôi lại ngập tràn sự hạnh phúc, những kỉ niệm mà tôi tin chắc rằng không phải ai cũng may mắn có được.

Làm Vợ Anh Được Không? (Blog Radio 879)
Ngay trong đêm hôm đó, tôi bắt chuyến tàu sớm nhất trở về quê. Tôi không muốn ở lại đây thêm một giây phút nào nữa, bầu không khí ngột ngạt như thể đang bóp nát tôi. Tôi tắt điện thoại, tắt mọi trạng thái hoạt động trên mạng xã hội rồi lên tàu. Sau một đêm, tôi cũng về tới nhà mình. Suy cho cùng, dù gia đình tôi có thất bại đến mấy thì đó cũng là nơi duy nhất bao dung, che chở cho tôi vào những lúc như thế này.

Mình Bên Nhau Khi Mùa Cúc Họa Mi Nở (Blog Radio 878)
Thanh xuân – Khoảng thời gian tưởng chừng như mãi mãi, nhưng thực tế lại trôi qua nhanh chóng, để lại trong lòng ta những hồi ức ngọt ngào nhưng cũng đầy những niềm đau và tiếc nuối về những thứ đã mất đi và không bao giờ trở lại.

Hãy Là Chính Mình Đừng Sống Cuộc Đời Người Khác (Blog Radio 877)
Như những đứa trẻ mới lớn mang trong mình niềm háo hức về cuộc đời, mỗi chúng ta cũng luôn đem theo trong tim muôn ngàn ước mơ về những chuyến hành trình mới mẻ.

Bỏ lại quá khứ, sống vì tương lai (Blog Radio 876)
Ta biết đấy, thời gian trôi đi không bao giờ trở lại, những gì đã xảy ra chúng ta không thể nào thay đổi được, nhưng những gì ở thời điểm hiện tại hoặc tương lai, ta có thể thay đổi được.