Ông nội của tôi
2022-02-09 01:20
Tác giả:
Tiêu Lệ Lam
blogradio.vn - Có lẽ giờ này, ông đã được gặp Bác nơi thiên đường. Người Cha ấy đón những đứa con kiên cường của mình đi, ông đã hoàn thành tâm nguyện rồi.
***
Hôm nay, tôi thấy một đoạn video ngắn trên Facebook. Bạn nữ trong đó đang tổ chức sinh nhật cho ông mình, người ông vui đến nỗi nước mắt rưng rưng. Tôi bất chợt nhớ về ông nội. Tôi cũng đã nhiều lần hỏi ông ngày sinh của ông, ông không nói mà chỉ bảo rằng, thời ấy người ta chẳng ai nhớ đúng ngày sinh của mình đâu, sống chết còn chưa rõ thì ai lại để ý mấy cái đấy. Tôi nghe vậy nên cũng thôi.
Lúc ấy tôi không hề nghĩ rằng có lẽ trong cả cuộc đời của ông chẳng nếm được vị ngọt của bánh kem, cũng chẳng thể hiểu được ý nghĩa của câu chúc ngày sinh nhật. Tôi chúng chẳng tinh ý, không nhận ra mỗi năm vào giữa tháng 4, ông đều nấu cơm rồi gọi chúng tôi đến ăn với ông. Đến mãi sau này, tôi thấy chứng minh thư của ông, tôi mới biết trong đó ghi ngày sinh của ông là 17/4, dù không đúng đi chăng nữa, nhưng ông cũng muốn lấy một ngày để cùng chúng tôi đón.
Giờ đây, tôi muốn cùng ông trải qua một ngày sinh nhật cũng không được nữa rồi, tất cả đều đã quá muộn rồi.
Ông nội bảo với chúng tôi, người ta bảo ông phải sống đến trăm tuổi, phải thấy con cháu cưới vợ gả chồng, rồi hai tay hai đứa chắt. Vậy mà ông ra đi vào một ngày đẹp trời năm 72 tuổi, để lại muôn vàn tiếc nuối cho chúng tôi. Ông chưa được chứng kiến bất kỳ hôn lễ nào cả, con cháu người Nam kẻ Bắc, khi ông mất chỉ có người bạn già 10 năm chưa gặp bên cạnh.
Rõ ràng ngày đó ông mất, tôi có thể ở cạnh bên ông lúc cuối đời, để ông không cô đơn như vậy khi ra đi. Vậy mà tôi chậm mất, chỉ chậm mất 30 phút. Lúc bà nội báo cho gia đình tôi, tôi bàng hoàng không thể tin được. Tôi không dám vào buồng nhìn ông, chỉ ở bên ngoài dọn dẹp chuẩn bị, tự lừa mình rằng ông vẫn nằm ngủ trong đó. Đến lúc nhập quan, tôi mới bật khóc nức nở, tôi không muốn ông ra đi như thế, tôi vẫn chưa báo hiếu, còn rất nhiều điều muốn nói với ông.
Tôi không thể quen được khi xuống nhà nội, không còn bóng dáng cao gầy của ông đứng đợi ngoài ngõ. Tôi chỉ có thể an ủi mình rằng, ông ra đi một cách nhẹ nhàng, không ốm đau bệnh tật, thanh thản như vậy mà buông xuôi.
Bà nội nói, ban sáng ông còn bảo với bà “Năm ấy bà ra đi, xa tôi tròn 10 năm. Nhưng lần này tôi đi, lại là cả một đời”. Bà vào Nam với con gái, tròn 10 năm không gặp ông. Trong căn nhà chỉ có một mình ông sống. Không có bàn tay chăm nom của phụ nữ, nhà cửa vẫn gọn gàng.
Ông có một mảnh vườn rộng, trồng nhiều loài cây ăn quả. Tất cả ông đều để cho chúng tôi. Ông hay nấu cơm rồi gọi chúng tôi xuống ăn, tôi vẫn hay nghĩ rằng, ông nấu ăn còn ngon hơn bố nấu. Mỗi lần chúng tôi xuống chơi, ông đều thích lắm. Nhưng càng lớn, việc học hành bận rộn hơn, tôi càng ít xuống với ông.
Mỗi lần từ nhà ông về, ông lại nói “Đi xe phải cẩn thận, mắt nhìn tai nghe”. Đến khi tôi đã đi rất xa rồi, ngoảnh lại vẫn thấy ông đứng ở cửa nhìn theo. Mắt ông không tốt, không biết ông có nhìn được tôi không, hay chỉ là muốn yên tâm rằng khi ông còn nhìn thì tôi sẽ không xảy ra tai nạn, an toàn về tới nhà. Mỗi lần tôi được điểm cao, điều đầu tiên là xuống khoe ông nội. Ông sẽ cười thật tươi rồi mua một gói bánh nhỏ để thưởng cho tôi. Trời ngày hè nắng gắt, ông vẫn đạp chiếc xe đạp cũ đi mua cho chúng tôi cốc nước mát. Ông nội thương chúng tôi như thế, mà khi đó tôi lại chẳng thấy được. Khi ấy, tôi ngu ngốc đến nhường nào, chẳng biết trân trọng, bây giờ tiếc nuối cũng không kịp nữa.
Hồi bé tôi vẫn hay thắc mắc, tại sao ông có thể kể nhiều chuyện hay thế, còn hay hơn cả cô giáo kể. Lớn hơn một chút, tôi mới biết chuyện ông kể là chính ông đã trải qua, những câu chuyện thời đánh Mỹ. Đúng vậy, ông tôi là một người lính. Vậy nên ông luôn gọn gàng, lưng khi nào cũng thẳng tắp, luôn căn dặn chúng tôi “mắt nhìn tai nghe”.
Ông bảo, khi ông cùng đồng đội hành quân về để nhận huân chương do chính cụ Hồ trao cho thì nghe được tin Bác mất. Các chú lính đi trên đường ai cũng đeo khăn tang, khi ấy đoàn người của ông mới biết hóa ra Bác vừa đi rồi.
Ông nội bảo, suốt 9 năm kháng chiến của ông, ông chưa từng được gặp Bác lần nào, đây là điều ông tiếc nuối nhất. Khi máy bay giặc ngay trên đỉnh đầu, có thể sắp chết, ông chưa từng khóc, nhưng ngày ấy ông khóc nhiều lắm. Ông ngậm ngùi, cả dân tộc cùng khóc mà, mặt ai cũng đau buồn, người Cha vĩ đại của nước ta đi rồi.
Có lẽ giờ này, ông đã được gặp Bác nơi thiên đường. Người Cha ấy đón những đứa con kiên cường của mình đi, ông đã hoàn thành tâm nguyện rồi.
©Tiêu Lệ Tam - blogradio.vn
Xem thêm: Không điều gì quý giá hơn hai tiếng “gia đình”
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Tuổi lênh đênh
Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)
Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn
Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?
Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này
Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng
Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?
Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình
5 năm trôi qua, thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tạo những bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không chỉ có một gia đình chung mà ai cũng sẽ có, một gia đình riêng, một cuộc sống riêng.

Thế nào là tình yêu?
Tình yêu là cái gì vậy nhỉ Nghe đồn tình yêu tựa cơn ác mộng Em sợ ác mộng nên cũng chẳng muốn yêu Nhưng khi gặp anh thì sao lại khác Cơn ác mộng bỗng hoá giấc mơ xanh

Khi được mời đi ăn, hãy nhớ 3 điều không nên để giữ gìn nhân duyên
Có những quy tắc ứng xử bạn nên nhớ khi được mời đi ăn để nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp.