Phát thanh xúc cảm của bạn !

Những năm tháng tuổi thơ

2014-09-26 00:15

Tác giả:


Blog Family - Tuổi thơ trong cô chỉ là những mảng màu vẽ về một bức tranh nghèo đói của một vùng nông thôn. Là những bữa cơm muối vừng, là giọt nước mắt của mẹ và những cái ngoảnh đi cùng tiếng thở dài của bố, là những bữa cơm chưa thể nào no. Tuổi thơ cô là những khát khao, những ước muốn đến cháy lòng và tuổi thơ cô là cả một sự cố gắng để hôm nay cô có thể sải dài những bước chân trên đôi giày gót nhọn đỏ.

***

Tuổi thơ không ai là không trải qua nhưng tuổi thơ chẳng ai giống ai, mỗi người một mảng ký ức riêng về tuổi thơ của mình, có người tuổi thơ sống trong yên bình, có người tuổi thơ sống trong bất hạnh, có người tuổi thơ sống trong khổ cực. Tuổi thơ dù đẹp hay xấu thì nó cũng chỉ còn là một cuộn phim đã ngả màu mà ai lớn lên cũng đều phải trải qua.

Son môi đỏ, giày cao gót, quần áo hàng hiệu, nhà lầu chẳng thể nào làm cô quên nổi những tháng ngày tuổi thơ xa xôi, những tháng ngày nghèo khó, vất vả và cả những nỗi sợ hãi trong chính cái nghèo khó nữa nhưng cuối cùng cô vẫn là kẻ thắng cuộc, kẻ chiến thắng tất cả. Tuổi thơ với cô là một chuỗi ngày tháng khổ cực sợ hãi.

Nhìn cô bây giờ chẳng ai có thể biết cô trước đây chỉ là một kẻ rách rưới, sống trong một gia đình nông thôn nghèo khó, bố là công nhân mẹ chỉ là người bán rau ngoài chợ, hôm nào trời nắng ráo còn kiếm được đôi ba đồng còn hôm nào trời mưa gió thì cũng chỉ ngồi bó gối nhìn trời đất. Hầu như tất cả chi tiêu đều trông cậy vào đồng lương ít ỏi của bố.

Năm cô học lớp 5 cũng là lúc mẹ sinh thêm em trai, nhà lại có thêm miệng ăn, bố lại mất việc ở nhà máy, nhà cô đã nghèo nay còn nghèo hơn, bây giờ tất cả chỉ trông cậy vào mớ rau gánh chợ của mẹ.

tuổi thơ

Hồi đó, bữa cơm chỉ là vài cọng rau muống luộc, bát nước canh từ nước rau muống có khi thêm bát muối vừng, những hôm trời mưa cuối tháng thì mâm cơm càng đạm bạc hơn chỉ vẻn vẹn có bát muối trắng rang. Bữa cơm in hằn trong ký ức cô chỉ có những tiếng thở dài của mẹ, những câu nói “bố no rồi” và cả tiếng đứa em út khóc đòi bú, cô thấy sợ hãi khi nghĩ về những tháng ngày tuổi thơ cô. Cô biết vì sao mẹ thở dài và vì sao bố bảo bố đã no. Cô thấy tim mình có gì đó nhói lên nhưng hồi đó cô chẳng thể nào làm được gì, trong ý thức của một đứa trẻ chỉ mong có một bữa ăn no cho cả nhà đã là đủ lắm rôi để cô không còn nghe tiếng thở dài và cái quay mặt đi của bố.

Cô sợ hãi những ngày trời mưa gió, bố không thể đi phụ hồ còn mẹ cũng chẳng thể nào gánh rau ra chợ, ngôi nhà nhỏ hai gian chỉ vẻn vẹn một cái giường đã kêu cọt kẹt mỗi khi có ai bước lên bước xuống. Nhà lợp ngói đã cũ nát từ thời ông bà để lại bây giờ hễ mưa gió lại dột khắp nơi. Trời mưa, ngôi nhà như một bãi chiến trận nào nồi nào xoong nào xô nào chậu hễ cái gì hứng được là lại mang ra hứng mưa. Nhà lại nền đất, mưa lâu ngày xói mòn thành từng vũng, tuổi thơ cô lớn lên trên những vũng nước mưa ngay chính trong ngôi nhà mình. Tuổi thơ cô là hình ảnh bố mẹ thay nhau múc nước trong nhà đổ ra ngoài trời. Mưa, ngoài trời cũng như trong nhà chẳng có một chỗ nào khô cả. Mưa ướt cả cái bếp củi nhỏ, có khi cả nhà còn phải nhịn đói vì củi ướt, bếp ướt. Mưa làm bếp ướt chẳng thể nào nấu nổi bữa cơm chiều.

Tuổi thơ, cô sợ hãi với cái nghèo đói, nhiều khi nó còn ám ảnh cô ngay cả trong giấc ngủ tới tận bây giờ. Những mùa đông lanh, cả nhà năm người nằm giành nhau trên chiếc giường cũ kỹ ọt ẹt, năm người chung nhau một cái chăn cũ rách, người lôi ra kẻ lôi vào cuối cùng người chịu lạnh vẫn là bố mẹ cô. Mùa đông cô đi học bàn chân lạnh ngắt mà không có nổi một đôi tất chân, áo phong phanh lạnh ngắt chỉ cần một cơn gió nhẹ thoáng qua đã làm người cô tím tái, răng va lập cập vào nhau, cô sợ hãi những ngày tháng ấy. Cô sợ lắm những cái lạnh trong tim Nhìn chúng bạn được bố mẹ mua cho những bộ quần áo mới sặc sỡ lòng cô lại trỗi lên một niềm khao khát đến cháy khô, cô cũng chẳng mong mình có quần áo đẹp như chúng bạn, cô chỉ cần có cái áo thật ấm cho cô đỡ run khi gió thổi, có cái mũ để ấm cái đầu và có đôi tất để bàn chân đỡ lạnh. Những cái lạnh của mùa đông đã làm cô tái đi, cô lạnh lắm, cô sợ mỗi buổi sáng phải tới lớp nhưng cô vẫn phải đi.

Tuổi thơ cô gắn với những ánh mắt dè bỉu của chúng bạn, những cái nguýt dài và những ánh mắt coi thường nữa. Cô sợ nhìn vào những ánh mắt ấy, nó làm tim cô run lên, nước mắt chực trào ra và đôi môi run run từng đợt. Cô sợ lắm cái cảm giác một đứa bạn ăn mặc đẹp đẽ ném cho cô ánh nhìn khinh miệt về phía cô .

Lên lớp năm nhà cô vẫn nghèo, bố cô vẫn là phụ hồ bữa đực bữa cái, mẹ cô vẫn bám víu vào gánh hàng rau ngoài chợ, em cô vẫn học sau cô hai lớp và cô vẫn là một đứa trẻ bị chúng bạn xa lánh vì nghèo. Cô chỉ ước mình gặp một ông Bụt như cô tấm trong truyện cổ tích nhưng đó chỉ là niềm mơ ước của một đứa trẻ nghèo, đói rách như cô mà thôi, ông bụt sẽ chẳng bao giờ xuất hiện và cô tấm sẽ chẳng bao giờ là thật chỉ có cô - một con bé lọ lem mà không có hoàng tử.

Lớp năm, ông trời thật biết thử thách cô khi cô được chọn vào một lớp chuyên ôn thi đội tuyển học sinh giỏi tỉnh, cô vui lắm nhưng niềm vui sẽ chẳng đến với cô được bao lâu khi những ánh nhìn miệt thị và xa lánh càng nhiều hơn. Cô như lạc giữa một ốc đảo chỉ dành cho những người giàu có và cô chỉ là một kẻ ăn mày rơi từ hành tinh khác xuống. Nỗi sợ hãi mặc cảm trong cô càng lớn lên gấp bội. Trong lớp chẳng ai chơi với cô, chẳng ai đến gần cô và cô bị đối xử như một người mắc bệnh hủi. Cô bị xếp ngồi cuối lớp nơi cạnh chỗ để sọt rác và chổi trực nhật, cô không được phép lại gần các bạn, cô chỉ có một mình và chẳng một ai dám đến gần cô như sợ lây bệnh.

Cái nghèo đã tạo nên một khoảng cách ngay chính những đứa trẻ con và ngay cả chính nơi trái tim mỗi con người. Cô sợ hãi cái nghèo đói, càng sợ nó càng bám víu lấy gia đình cô chặt hơn.

Mùa thu cũng là mùa khai giảng, nhìn bạn bè xúng xính trong những bộ quần áo mới đến trường, lòng cô cũng thầm ước ao được một lần mặc chúng nhưng về với thực tại cô vẫn chỉ là đứa trẻ có ba bộ quần áo, một bộ đi học và hai bộ ở nhà. Cái nghèo đã làm cô trở nên khác lạ với mọi người xung quanh mình.

Mùa khai giảng năm ấy, cô chỉ có mỗi một bộ quần áo cũ nhàu nát đã mặc hai năm nay, giờ đây chiếc áo trắng đã không còn màu trắng tinh khôi như vốn dĩ của nó mà đã chuyển thành màu “cháo lòng” tự bao giờ. Còn chiếc quần vải bây giờ cũng đã lên quá mắt cá chân của cô. Khai giảng cô giáo chủ nhiệm bắt tất cả phải mặc quần áo mới sạch sẽ nhưng cô lấy đấu ra quần áo mới bây giờ, cô lo lắng đến không ngủ được,không có quần áo mới cô chẳng dám tới trường khai giảng đâu, cô sợ sợ lắm. Ngày mai cô chẳng khác gì một con khỉ xổng chuồng giữa bầy công xinh đẹp đang xòe cánh trêu ngươi cô, chỉ nghĩ thôi cô đã thấy mình xấu hổ sợ hãi lắm rồi.

Ngày mai là ngày khai giảng năm học mới, cô sẽ chẳng có quần áo mới để đi khai giảng, cô sẽ không đi nữa, cô sẽ ở nhà để né tránh ánh mắt dè bỉu của bọn ban cô, chúng chắc chắn sẽ ngồi cách xa cô rất dài, chắc chắn là thế. Cô sẽ không đi, cô sẽ ở nhà trông em cho bà. Chả nhẽ lại đòi mẹ mua, mẹ đã vất vả rồi bây giờ lấy tiền đâu ra chứ, còn phải mua cho cái Na nữa chứ, mai nó cũng đi khai giảng mà. Thôi mình là chị nhường em vậy. Cuối cùng cô quết định không đi nữa.

Ngày mai, cô chở cái Na đến trường thật sớm rồi ra về vì sợ bọn bạn cô nhìn thấy sẽ mách với cô giáo. Thực ra cô cũng muốn đi khai giảng lắm chứ nhưng cô đâu có quần áo mới. Ngày khai giảng, cô không đến trường, cô ở nhà chơi với thằng em út, cô đã nghĩ là mình đúng. Buổi trưa, cô nhìn bọn bạn đi khai giảng về mà lòng buồn tiếc rẻ, nhưng đành nuốt nước mắt tủi thân chờ ngày khai giảng năm sau.

Sau ngày khai giảng cô đến lớp, cô bị cô chủ nhiệm gọi lên bảng với bộ quần áo nhàu nhĩ:

- Sao hôm qua em không đi khai giảng ?

- Em…em…em…Hai chân cô cứ dẫm vào nhau, mặt cô nóng lên nước mắt chực trào ra.

- Tại sao em không trả lời cô ?

- Em..em..em

Cô chưa kịp trả lời thì có một bạn nam cuối lớp đứng dậy nói thay cô

- Thưa cô hôm qua em thấy bạn ý chở em bạn ý lên trường rồi về ạ !

Cô giáo nghiêm khắc nhìn cô

- Có thật thế không ?

- Em cũng nhìn thấy ạ! – Một bạn nữa nhao lên.

- Vâng ạ! Giọng cô nhỏ lý nhí chỉ đủ để cô và cô giáo chủ nhiệm nghe thấy.

- Tại sao thế, ngày khai giảng là ngày trọng đại nhất của năm tại sao em không đi ?

Đến đây cô không còn cầm nổi nước mắt, một giây hai giây ba giây từng giọt nước mắt nóng hổi bắt đầu tuôn rơi trên đôi gò má của cô.

- Là vì em không có quần áo đẹp như các bạn

Nói xong cô chạy ào ra khỏi lớp, để lại bao ánh mắt chùng xuống của các bạn và cô chủ nhiệm.

Tuổi thơ với cô là một điều gì đó mà cô rất đỗi sợ hãi khi nghĩ về nó, nó chẳng đẹp đẽ và đầy đủ như chúng bạn cùng trang lứa để mỗi khi cô nghĩ lại vẫn còn rùng mình sợ hãi.

Tuổi thơ cô còn là những bữa sáng phải nhịn ăn đi học với cái bụng đói meo. Đứng trước quán bán bánh mì mà cô thầm ao ước cô có thật nhiều tiền để ăn chúng, cô thèm lắm những chiếc bánh mỳ trong tủ kính nơi cổng trường cô học mà cô chỉ dám nuốt nước bọt nhìn chúng một cách thèm khát. Đôi khi cô nghĩ sau này có nhiều tiền cô sẽ ăn hết tất cả số bánh mỳ và bánh ngọt trong tủ kia. Cái nghèo cái đói đã làm cho cô chỉ có những mơ ước tầm thường thấp kém.

Khi con người ta thiếu thốn một thứ gì đó họ chỉ có mơ ước có được nó là đủ, cô không cần nhiều, cô chỉ cần có một bộ quần áo mới, một đôi dép mới, mỗi bữa ăn no là đủ rồi. Hạnh phúc của một kẻ nghèo đói chỉ có thế thôi.

Mỗi ngày đến lớp là một niềm vui nhưng với cô thì không, dường như cô sợ hãi phải đến lớp, cô sợ hãi những ánh nhìn củ chúng bạn mỗi khi co bước vào lớp. Cô thấy mình chẳng khác gì một con bệnh bị mọi người xa lánh bởi cái nghèo. Cô thấy tủi thân mỗi khi nghe đứa bạn bàn bên kể về những bộ quần áo mới, những món đồ chơi và nhưng đôi giày mới nữa, những thứ ấy thật xa xỉ với cô giờ này, chúng chỉ xuất hiện với cô trong mỗi giấc mơ mà thôi. Ông trời thật bất công với cô.

Tuổi thơ cô chỉ ước một lần ăn một bữa cơm ngon, mặc một bộ quần áo đẹp và đi đôi giày mới nhưng sao khó quá. Cô thèm khát chúng đến cháy lòng.

tuổi thơ

Cái Tết năm ấy cô đã khóc khi nhìn thấy đứa bạn hàng xóm giận dỗi với mẹ chỉ vì cô bạn đó thích bộ quần áo màu đỏ nhưng vì hết màu đỏ nên mẹ bạn ấy mới mua màu hồng. Nếu là cô thì giờ này chắc cô vui lắm rồi, cô chẳng cần đó là màu gì chỉ là một bộ quần áo mới đã đủ lắm với chị em cô. Cuộc đời thật bất công khi cái người khác thèm muốn thì người kia lại vứt đi. Tết cô vẫn chẳng có quần áo mới, chẳng có gì mới ngoài cái tuổi của cô. Tết với nhà cô cũng chẳng có gì khác với ngày thường của bao gia đình khác nhưng với một gia đình nghèo như gia đình cô thì còn mong đến ngày nào nữa đề được ăn một bữa cơm ngon, một bữa ăn đủ đầy.

Cái nghèo đã bắt cô tự thề với chính cô sau này cô phải học thật giỏi, kiếm thật nhiều tiền cô sợ cái nghèo, cô sợ cái khổ lắm rồi, cô phải khác, cô phải thoát ra nó, cô không thể cứ để nó bám lấy cô mãi được. Cô nghĩ chỉ có học thật giỏi thì mới có thể thoát ra khỏi cái bám víu của nghèo khổ, chỉ có học mới giúp cô đứng lên để người ta không khinh thường cô “đã nghèo còn học dốt”.

Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh kết thúc, cô đã chiến thắng, cô đã giành được giải nhất, cô vui lắm, cô hạnh phúc lắm, cô sẽ có tiền từ phần thưởng, cô sẽ mua cho cô cho hai đứa em những bộ quần áo mới.Năm học sau cô sẽ đi khai giảng.

Cô đã từng khóc khi nhìn thấy một đứa trẻ đánh giày, một bà lão ăn xin và cô đã từng khóc khi cô đi mua những bộ quần áo hàng hiệu, những đôi giày đắt tiền bởi nhìn chúng cô lại nhớ về những năm tháng tuổi thơ cô, những cái nghèo và nỗi sợ hãi đến lạnh người. Nhưng đôi khi cô lại nghĩ có lẽ ông trời thử thách cô để giúp cô biết cố gắng, biết phấn đấu để hôm nay cô biết quý trọng đồng tiền.

Tuổi thơ trong cô chỉ là những mảng màu vẽ về một bức tranh nghèo đói của một vùng nông thôn. Là những bữa cơm muối vừng, là giọt nước mắt của mẹ và những cái ngoảnh đi cùng tiếng thở dài của bố, là những bữa cơm chưa thể nào no. Tuổi thơ cô là những khát khao, những ước muốn đến cháy lòng và tuổi thơ cô là cả một sự cố gắng để hôm nay cô có thể sải dài những bước chân trên đôi giày gót nhọn đỏ.
  • Zinka

Để những câu chuyện và tâm sự, phản hồi của bạn đến với các thính giả của Blog Radio cũng như các chuyên mục đặc sắc khác của Blog Việt và Nhạc Việt Plus bạn đừng quên duy nhất địa chỉ email blogviet@dalink.vn và trên website blogviet.com.vn - nhacvietplus.com.vn.

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Tình yêu: Một bản giao hưởng của tâm hồn

Tình yêu: Một bản giao hưởng của tâm hồn

Khi ta yêu, ta học cách chấp nhận không chỉ những điều tốt đẹp mà cả những điều chưa hoàn hảo ở đối phương. Tình yêu không yêu cầu chúng ta phải hoàn hảo; nó chỉ cần ta chân thành. Sự chân thành chính là nốt nhạc chính, là nhịp đập của bản giao hưởng ấy.

Theo bạn, như thế nào là ổn định?

Theo bạn, như thế nào là ổn định?

Cuộc sống đôi lúc yêu cầu chúng ta ổn định, không chỉ vì bản thân, mà còn vì trách nhiệm và những người ta yêu thương. Đôi khi, ổn định giống như một bến đỗ, nơi ta tạm nghỉ ngơi sau những sóng gió.

Mùa đông – 2017

Mùa đông – 2017

Sunny là niềm an ủi duy nhất trong cuộc sống đầy khó khăn của cô. Mỗi tối, cô cùng con trai chơi đùa, kể chuyện, rồi khi Sunny ngủ say, cô lại ngồi một mình bên cửa sổ, nhìn ra ngoài trời tuyết rơi và nhớ về quá khứ.

4 con giáp là 'thần giữ của'

4 con giáp là 'thần giữ của'

Tiền bạc một khi đã ở trong tay 4 con giáp này thì rất khó lọt ra ngoài đồng nào.

Đi qua sự phản bội

Đi qua sự phản bội

Tớ cứ tưởng rằng, lý do mà quá khứ chúng ta không thành là vì cái tôi của hai bên. Nhưng sau sáu năm ròng, cả tớ và cậu đều đã yêu những người khác, đã đủ chín chắn để hiểu bản thân mình hơn rồi, chúng ta vẫn tan vỡ.

Tại sao không?

Tại sao không?

Những thứ bình thường hiện diện xung quanh chẳng khiến mình chú ý, quan tâm, cứ coi đó là điều hiển nhiên mà vô tư phớt lờ. Để rồi một ngày không biết nắng hay mưa, vô tình hay cố ý, ta sẽ đánh mất nó, lúc đó muốn quay lại thì đã quá trễ.

Lặng im nỗi nhớ

Lặng im nỗi nhớ

Sáng nay chợt nhớ Người của năm nào Một thời mộng mơ Một thời áo trắng

Mười sáu - Ba sáu tuổi

Mười sáu - Ba sáu tuổi

Tôi đúng là một cô ngốc. Làm gì có đứa con trai nào dành cả thanh xuân bên cạnh tôi mà không có tình cảm. Và từ đó, chúng tôi chính thức yêu nhau.

Hành trình đi đến tự do

Hành trình đi đến tự do

“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.

back to top