Last christmas ( CXAN 129 )
2012-12-12 17:49
Tác giả:
Giọng đọc:
Radio Online Team
Tôi đặt cuốn sách đang đọc dở xuống bàn. Nhạc cũng vừa chuyển sang bản concerto cung mi trưởng dành cho violon của Bach do Hilary Hahn độc tấu. Tôi cũng không rành lắm về nhạc cổ điển nhưng vẫn thích ngồi quán này mỗi đêm Giáng sinh. Không biết ở khu Shinjiku này có bao nhiêu quán cafe không mở nhạc Thánh ca khi Giáng sinh đến, nhưng đây là một trong số đó.
Tôi nhìn sang phía bên kia đường. Bưu điện Shinjikusan dường như không nhộn nhịp như ngày thường vì vào giờ này hầu hết mọi người đang chuẩn bị quây quần bên gia đình. Bên ngoài khá lạnh. Tôi cảm nhận được điều ấy qua những làn hơi mọi người phả ra khi hối hả trên đường. Tôi ngại nhập vào dòng người ào ạt đó nên tự tìm cho mình một chỗ để tận hưởng không khí đêm lễ thánh theo cách của mình, với cafe, sách và âm nhạc.

Ảnh minh họa
Tôi đi bộ qua dốc nhà thờ Phủ Cam, về phía đường Nguyễn Trường Tộ. Đêm nay lạnh thật. Tôi kéo nhẹ cái áo khoác, hà hơi vào đôi tay đã cóng. Cái hộp đàn guitar phía sau lưng cứ phát ra tiếng kêu “xoẹt xoẹt” khe khẽ theo mỗi bước chân tôi. Con đường có vẻ hiu hắt hơn dưới ánh đèn vàng vọt. Hàng phượng hai bên in xuống mặt đường những đường vân lổ loang như mạch máu. Tôi bước chầm chậm, thỉnh thoảng ném vào thinh không một vài câu hát không tên không tuổi. Rồi tôi ngừng hát…
Nàng đứng bên kia con đường không rộng lắm. Tóc bím (hình như bây giờ không nhiều cô gái còn để tóc như vậy), quấn khăn màu hồng nhạt bên ngoài bộ áo khoác màu đen dài quá gối. Cô ấy không biết tôi nhìn mình, có lẽ thế. Tôi cứ đứng như vậy một lúc. Người đi chơi lễ cũng đang dần về. Thỉnh thoảng có vài người liếc nhìn. Buồn cười thật, chắc sẽ có người nghĩ rằng chúng tôi là một cặp yêu đương đang hờn dỗi… Hình như cô ấy khóc. Rất có thể, vì đúng là cô bé lấy tay lau mắt. Một cô gái khóc trong đêm Giáng sinh à? Chắc lại buồn bã chuyện hẹn hò? Tôi cũng không biết nữa… Tôi mạnh dạn băng qua đường… Cô gái tóc bím nhận thấy tôi, đôi mắt không hề chút sợ hãi, vẫn long lanh vì bàn tay chưa quệt hết nước.
“Tôi… Tôi chỉ tình cờ đi ngang qua… thấy bạn…”. Tôi bắt đầu giải thích với ánh mắt của cô ấy một cách vụng về như vậy. Rõ ràng là chẳng có lý gì nào chính đáng hơn cái vô tình đi qua. Cô bé tóc bím đưa tay lên lau mắt một cách dứt khoát (chắc cố gắng để không còn sót lại chút nước nào cả), rồi cười một cách ngượng nghịu. Tôi dám chắc là chưa bao giờ tôi thấy một nụ cười dễ thương đến vậy. Nó thánh thiện chi lạ! Tự dưng tôi thấy lạnh người (dù rằng thời tiết cũng đủ lạnh lắm rồi). “Cảm ơn bạn… dù chỉ là ngang qua”. Nàng nói chậm rãi như rót vào tai tôi những thanh âm tuyệt vời, xuyến xao lạ kì. “Hình như bạn có chuyện buồn? Tôi có thể giúp gì không?”. Tôi dè dặt hỏi. “Không. Mình không sao. Cảm ơn bạn”. “Mình đưa bạn về nhé?”. Cô ấy lắc đầu. “Mình đứng đây với bạn nhé?”. Cô ấy cũng lắc đầu. Tôi không biết phải làm thế nào cả. “Vậy, mình… mình về nhé. Chào bạn nhé…”. Tôi đành lòng phải nói thế, chứ biết làm sao bây giờ, kiểu gì thì cũng vô duyên. Nhưng thực là ra về chẳng nỡ. Đúng lúc tôi định bước đi thì cô bé cất tiếng nói với theo…
Câu hỏi của tóc bím làm tôi sực tỉnh. “Hả? Tóc bím hỏi gì mình nhỉ?”. “Ủa? Em có tên tóc bím hả? Cái tên ngộ quá ta!”. “Ờ, tại từ hồi đó đến giờ vẫn… chưa biết tên”. “Em tên Pha Lê”. Kèm theo câu trả lời là một nụ cười không thể đẹp hơn. Pha Lê – cái tên gợi lên sự mỏng manh, dễ vỡ nhưng nó lại rất hợp với những bông tuyết đang đầy trời Shinjiku ngoài kia. Không hiểu sao, tôi cứ nghĩ tóc bím, à mà không, Pha Lê chứ, như một thiên thần từ xứ sở thần tiên nào đó giáng trần. Có cái gì đó tinh khôi và thánh thiện trong cụ cười, trong con người ấy. Bốn năm rồi mà trong tôi vẫn nguyên kí ức của ngày nào…
“Nhưng… bạn có thể hát cho mình nghe được không”. Cô nói với theo khi tôi vừa quay lưng. Tôi nhìn cô ấy. “Hát á?”. Tóc bím chỉ vào cái đàn guitar tôi đang mang sau lưng. Lũ bạn vẫn bảo tôi khùng, đi đâu cũng mang theo nó, dù chỉ là để một lúc nào đó nghêu ngao đôi ba câu dở ẹc. Giờ thì tôi thấy nó cực kì hữu dụng rồi đây.
Chúng tôi ngồi xuống ngay vỉa hè, dưới những tán phượng lổ loang, dưới ánh đèn đường vàng vọt. Dưới đường là những bước chân, là người, xe xuôi ngược đi về. Tôi hỏi tóc bím thích nghe bài gì. Cô bé trả lời bài gì cũng được. Tôi chậm rãi lướt từng phím đàn, nhẹ nhàng như những cơn gió thoảng qua. Nhẹ nhàng nhưng lay động. Tôi cảm nhận được hơi thở của mùa trong từng đầu ngón tay. Và mơ hồ cảm nhận được cả nỗi buồn của cô bé trong cách mà tóc bím ngồi nghe tôi hát – dẫu tôi hát chẳng hay là mấy. Cô bé đề nghị tôi hát lại bài ấy đến lần thứ bảy (một con số không phải ít nhưng tôi thấy vẫn chưa đủ nhiều). Càng hát tôi càng cảm thấy buồn buồn chi lạ, cứ như thể tôi đang thở chung nhịp thở, buồn chung nỗi buồn với người con gái bên cạnh. Dù là mơ hồ, rất mơ hồ, nhưng trong tôi dấy lên một cảm xúc khó tả. Nó đã đặc quánh theo từng hợp âm trong bài ca Giáng sinh tôi hát…
Tôi đi bộ cùng tóc bím về nhà. Đó là một ngôi nhà kiểu Pháp có vườn và những cây long não đằng trước. Một người phụ nữ trung niên mở cửa cho cô bé. Có lẽ là mẹ nàng. Tôi cúi chào và đứng nhìn cả hai khuất sau những tấm rèm vàng lên dưới ánh đèn. Một ngôi nhà lạnh lẽo, không hiểu sao tôi lại nghĩ vậy. Tôi đứng tựa lưng vào gốc một cây long não và mải miết nghĩ lại chuyện vừa qua. Cứ như thể một cơn mơ. Thực lòng cứ thấy chơi vơi thế nào ấy. Ngay cả chuyện tôi hát đi hát lại bảy lần một bài hát cũng có vẻ gì đó khôi hài…

Ảnh minh họa
“Đúng là trái đất tròn nhỉ… Không ngờ lại được gặp anh ở đây”. “Ừ, đúng là kì lạ thật”. “Mà em vẫn chưa biết tên của anh đấy. Buồn cười nhỉ?”. Hai chúng tôi cười. Gặp nhau một lần rồi thôi. Bốn năm sau hội ngộ ở một chốn xa lạ, thế mà vẫn nhận ra nhau, giữa nàng và tôi chắc cũng có một chữ “duyên” làm vốn. Tôi nhấp thêm một hớp cafe, những ngón tay miết miết xuống bìa cuốn sách đang để ngay ngắn trên bàn.
“Cho mình hỏi một câu nhé?”. Tóc bím gật đầu. “Tại sao hồi đó Pha Lê lại khóc?”. Cô ấy im lặng một lúc. “Đó là một câu chuyện dài”…
Pha Lê kể tôi nghe câu chuyện về ba mẹ mình. Nơi tôi gặp Pha Lê hôm ấy chính là nơi ba mẹ cô bị tai nạn qua đời hồi Giáng sinh ba năm trước. Vậy nên, cứ mỗi đêm Giáng sinh cô lại đến đó. Sau tai nạn, Pha Lê sống với o ruột trong ngôi nhà có nhiều cây long não ấy. Tôi không gặp lại tóc bím cũng đúng thôi, vì sau hôm đó, tóc bím qua Nhật bằng một học bổng toàn phần cô giành được của trường đại học danh tiếng của Nhật Bản.
“Từ khi sang đây, em rất buồn vì mỗi đêm Giáng sinh em không thể đến thăm ba mẹ được”. Đôi mắt Pha Lê long lanh và hơi chùng xuống khi dứt câu nói. Tôi không biết nên nói thế nào, chẳng lẽ lại nói với tóc bím rằng, trong hai đêm Giáng sinh tiếp theo tôi đều quay lại con đường Nguyễn Trường Tộ để mong gặp lại tóc bím… Nhưng dù nói hay không thì tôi vẫn biết một cách chắc chắn rằng tôi mong chờ sự gặp lại. Nghĩ đến điều đó, tự dưng tôi thấy ấm lòng kì lạ. Bàn tay tôi vẫn miết vào cuốn sách dưới bàn…
Pha Lê hỏi tôi khi nhạc chuyển sang một bản concerto khác của Bach, nếu tôi nhớ không nhầm thì đây là bản thứ năm từ khi tôi vào quán, lần này là một khúc tam tấu violon. “Này anh, mình đi dạo nhé?”. “Đó là lời đề nghị ấm áp nhất đêm nay”, tôi nói. “Và… anh lại hát cho em nghe nhé?”. Tôi nhìn cô ấy. Tóc bím cười. Dường như không phải chúng tôi đang ở giữa Tokyo mà đang ở con đường Nguyễn Trường Tộ năm nào. Bốn năm rồi, nhưng nụ cười ấy vẫn không hề thay đổi. Tôi đã nhiều lần đi tìm nhưng không gặp. Giờ nó lại hiển hiện trước mặt tôi như một ngọn lửa lung linh giữa đêm đông lạnh giá. Tôi cười. “Nhưng anh (từ “anh” rất ngượng) sợ mình sẽ hát sai lời mất”. “Vì sao thế?”. “Vì không biết trong bài hát ấy có câu nào đại loại như… “Thực sự, anh đã tìm em…”.
Hình như đôi má tóc bím ửng hồng hoặc chắc do tôi nhầm vì cái lạnh của mùa đông Tokyo. Pha Lê mỉm cười – nụ cười sao thân thuộc. “Lẽ ra…”. Tóc bím ngập ngừng. “Lẽ ra gì nhỉ?”. Tôi hỏi. “Lẽ ra… anh nên để em nói trước là… em đã đợi anh…”.
Chúng tôi nắm tay nhau đi trong những bông tuyết lất phất giữa khoảng đêm Shinjiku lung linh ánh đèn. Và tôi biết, tôi sẽ không hát bảy lần mà hát cả nghìn, cả vạn lần bài hát ấy mỗi đêm Giáng sinh về…
Không phải ngẫu nhiên Last Christmas lại trở thành ca khúc phổ biến và được hàng triệu người yêu nhạc trên khắp thế giới yêu mến đến vậy. Chính lời ca đầy ý nghĩa về tình yêu, giai điệu buồn man mác nhưng vẫn đủ ấm áp để xua đi phần nào cái giá lạnh của ngày đông đã giúp Last Christmas trở thành một trong những bản nhạc kinh điển của lễ Giáng sinh, bên cạnh Jingle Bells, Feliz Navidad hay Mary’s Boy Child.
Một mùa Giáng sinh mới lại về mang theo những kỷ niệm đã qua. Dù cho được vang lên trên những con phố tấp nập người qua lại trong ánh đèn chùm rực rỡ, hay trong một căn phòng nhỏ trống vắng, Last Christmas của Wham vẫn đem tới cho người nghe những cảm xúc trọn vẹn, như khi nó xuất hiện lần đầu từ gần 30 năm về trước. “Mùa Giáng sinh ấy” sẽ vẫn luôn là miền ký ức riêng để mỗi chúng ta tự mình khám phá khi những ngày cuối cùng của năm sắp trôi đi.
Và bây giờ, mời các bạn cùng lắng nghe những giai điệu ấm áp của ca khúc Last Christmas. Trước khi chia tay chương trình, Na Ngố xin gửi một lời chúc Giáng Sinh thật ấm cúng và hạnh phúc tới tất cả các bạn nghe đài.
Chúc cho ai đó được hạnh phúc bên nửa yêu thương! Chúc cho ai đó còn cô đơn sẽ tìm thấy một bờ vai chia sẽ! Chúc cho ai đó sẽ tìm lại được nhau sau những tháng ngày xa cách!
Chúc cho ngày Giáng sinh tràn đầy niềm vui; hạnh phúc vừa đủ và bình yên thật nhiều! Không chỉ là nụ cười mà đôi khi những giọt nước mắt cũng là niềm hạnh phúc; không có tình yêu nào là vĩnh cửu, chỉ có những giây phút vĩnh cửu của tình yêu. Chúc cho ai đó sẽ giữ được những giây phút ấy suốt cả cuộc đời! Merry Xmas!
(...)
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Tình yêu của chúng ta từng đẹp như ngôn tình
Cô chẳng phân biệt được đó là cảm giác yên bình trong tĩnh lặng, hay là sự trống rỗng đến hoang hoải khi nhớ về những mảnh ký ức rời rạt chẳng thể nào chắp vá.

Thời gian đã trôi qua đâu thể lấy lại | Blog Radio 887
Tôi chỉ biết lặng lẽ nhốt mình trong phòng, cả ngày chẳng buồn ăn nổi miếng cơm nào. Mẹ cũng ngồi sau cánh cửa phòng, bà không cằn nhằn như mọi người, không một tiếng la rầy.

Đừng Hứa Hãy Nắm Lấy Tay Em | Blog Radio 886
Khi còn trẻ ta ấp ủ hy vọng tìm được mẫu người mình muốn. Khi trưởng thành chỉ hy vọng tìm được người hiểu mình.

Trưởng Thành Rồi Đừng Mãi Mông Lung (Blog Radio 885)
Lớn rồi đừng động tí là bỏ cuộc là quay đầu. Cuộc đời bạn giờ đây không phải như đứa trẻ, ngúng nguẩy quay mặt đi vẫn có người dỗ dành chăm lo. Quay đi nhiều khi không còn đường trở về nữa.

Khi bình yên, người ta thường quên lời thề trong giông bão (Blog Radio 884)
Phụ nữ ạ. Đừng yêu lại người cũ, đừng yêu lần thứ hai. Đôi khi trở lại không phải là tình yêu, chỉ là vương vấn cảm giác. Đừng nhầm lẫn giữa yêu và cảm giác. Đời luôn có ngoại lệ mà ngoại lệ thường hiếm hoi và ít ỏi. Có những đồ cũ là bảo vật, cũng có những thứ chỉ là đồ bỏ đi.”

Kiên Nhẫn Nhé, Đừng Để Sự Vội Vàng Làm Bạn Mất Phương Hướng (Blog Radio 883)
“Hãy cứ yên tâm và bình tĩnh thôi. Có người đi nhanh, có người đi chậm, vì mỗi người có một lộ trình riêng. Bạn không cần nhìn vào lộ trình của người khác để tự ti về mình. Bởi vốn dĩ xuất phát điểm và đích đến của cậu với họ đã khác nhau rồi mà”.

Hãy Can Đảm Kết Hôn Khi Bạn Sẵn Sàng (Blog Radio 882)
Và rồi khi tuổi 30 thì lại quá xa mà cái giai đoạn tuổi 18 đã qua từ rất lâu rồi ấy, chúng ta lại bắt đầu bước vào cái giai đoạn hối thúc lập gia đình từ các bậc phụ huynh.

Đừng Chỉ Ngồi Nhìn Em Khóc (Blog Radio 881)
Tôi luôn thấy phiền lòng, vì cô gái năm đó, trong mắt mọi người, có một cuộc sống hoàn hảo, nhưng hóa ra tất cả chỉ là vỏ bọc cho sự yếu đuối của cô ấy.

Ngọt Ngào Sau Những Gian Nan (Blog Radio 880)
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê, nơi có những cánh đồng lúa trải dài, những con sông uốn mình bên cạnh lũy tre làng. Tuy sinh ra và lớn lên ở một nơi nghèo khó, nhưng tuổi thơ tôi lại ngập tràn sự hạnh phúc, những kỉ niệm mà tôi tin chắc rằng không phải ai cũng may mắn có được.

Làm Vợ Anh Được Không? (Blog Radio 879)
Ngay trong đêm hôm đó, tôi bắt chuyến tàu sớm nhất trở về quê. Tôi không muốn ở lại đây thêm một giây phút nào nữa, bầu không khí ngột ngạt như thể đang bóp nát tôi. Tôi tắt điện thoại, tắt mọi trạng thái hoạt động trên mạng xã hội rồi lên tàu. Sau một đêm, tôi cũng về tới nhà mình. Suy cho cùng, dù gia đình tôi có thất bại đến mấy thì đó cũng là nơi duy nhất bao dung, che chở cho tôi vào những lúc như thế này.