Gánh tàu hủ của mẹ Tí
2021-02-20 01:20
Tác giả:
Tumo
blogradio.vn - Những khi nghe tiếng rao “Ai tàu hủ đây” tôi thấy bản thân hơi có lỗi với nó khi đã bỏ ngoài tai lời nó dặn “đừng có quên tao”. Nhưng biết đâu bây giờ, thằng Tí ngày nào đã làm cha của 2,3 đứa con và có một gia đình hạnh phúc cũng nên, còn tôi thì vẫn loay hoay, tìm lại hương vị của thời niên thiếu vào 12 giờ trưa, bên cái chén trắng ngập nước đường thơm mùi lá dứa.
***
"Ai tàu hũ đây", cứ 12 giờ trưa là bàn chân đen nhẻm, gầy gò thoăn thoắt kèm theo tiếng rao của cô sẽ ngang qua nhà tôi. Tôi hay gọi một phần nhiều nước đường, thêm mấy viên trân châu rồi xử lý nó trong năm phút. Mẹ hay thắc mắc "Sao ngày nào cũng thấy con ăn cái món này". Tôi chỉ cười, tay múc lia lịa đến khi sạch chén.
Người ta hay thưởng thức hoài một món ăn bao gồm nhiều nguyên do. Có thể vì ngon, vì nó đem lại một cảm giác khiến họ thích thú. Riêng tôi, tôi thuộc tuýp người ở vế sau.
Tôi nhớ thời còn để mái tóc gáo dừa, một chén tàu hũ chỉ có 500 đồng, nhưng không phải ngày nào ngoại cũng cho tôi tiền tiêu vặt đi học. Để có thể ăn cái món trắng mềm chan nước đường ấy, tôi hay nhổ tóc bạc cho ông, một lần được 1 ngàn, thế là được tận 2 chén.
Chờ khi đến giờ ra chơi, tôi sẽ phi nhanh đến gánh tàu hũ của mẹ thằng Tí rồi gọi một chén. Vị béo của tàu hũ hòa quyện với nước cốt dừa, kèm theo vị ngọt dịu của nước đường và chút thơm của lá dứa khiến tôi không dám ăn nhanh vì sợ mau hết.
Tôi ăn quen mặt đến nỗi được chủ gánh ưu ái thêm một lát mỏng trắng trong phần mình. Thậm chí có lần từng ấp ủ suy nghĩ sau này sẽ làm vợ thằng Tí, để ngày nào cũng có thể thưởng thức món tủ của “mẹ chồng tương lai”. Sau này khi lớn lên, nhớ lại chuyện lúc đó, tự nghĩ sao mình lại có thể gả cho thằng Tí chỉ vì một chén tàu hũ.
Những khi tôi bị điểm kém, tôi thường ngồi lì trong lớp vào giờ ra chơi. Thằng Tí thấy thế sẽ tìm cách kéo tôi ra khỏi lớp, an ủi bằng cách mua cho tôi chén tàu hũ. Nó không xin mẹ, nó bảo mẹ còng lưng với đòn gánh mỗi ngày chỉ vì vài đồng lẻ để lo cho nó từng hạt cơm, vạt áo. Nó không muốn vì một nhân tố như tôi mà “hy sinh” công sức của mẹ.
Tôi nghe xong cũng sụt sùi đỏ mắt, không dám nhận quà an ủi từ nó. Nhưng nó cứ khăng khăng “Mày không ăn, tao sẽ không chơi với mày”. Lúc đó tôi nghĩ, thằng Tí sẽ là bạn tốt nhất trong cuộc đời này. Đám nhi đồng tuổi ăn chưa no, lo chưa tới khi đó như chúng tôi không suy tính nhiều đến việc cho - nhận hay thiệt - hơn. Với tôi, đó là khoảng thời gian đẹp nhất.
Năm lên mười, mẹ đón tôi vào Sài Gòn định cư. Cảm giác hụt hẫng, có chút gì mất mát của trẻ con khi đó trong tôi không diễn tả được bằng lời. Không dưới 5 lần tôi năn nỉ mẹ “Mình không sống ở thành phố có được không mẹ?”, đáp lại là cái lắc đầu bất đắc dĩ của phụ huynh.
Tôi khóc, thằng Tí cũng mếu. Ngày cuối cùng ở trường, nó bảo mẹ xúc cho tôi 2 chén thật nhiều nước đường, nhiều tàu hũ. Cầm cái chén nóng hổi trên tay, nó chậm rãi “Hôm nay tao mời. Mày ăn đi, tiền để dành tao còn nhiều. Lên thành phố rồi, đừng có quên tao”. Tôi đưa từng muỗng lên miệng, vị giác khi đó có lẽ có vấn đề nên không hề ngon như mọi khi. Sau này mới biết hóa ra khi không vui, người ta ăn gì cũng đều cảm thấy dở.
Thời gian thay đổi thói quen, xóa nhòa mọi thứ. Tôi bị choáng ngợp bởi Sài thành hoa lệ, ký ức về gánh tàu hũ của mẹ thằng Tí lẫn nó phai dần, cho đến khi nghe tiếng rao “Ai tàu hũ đây”.
Những khi nghe tiếng rao “Ai tàu hủ đây” tôi thấy bản thân hơi có lỗi với nó khi đã bỏ ngoài tai lời nó dặn “đừng có quên tao”. Nhưng biết đâu bây giờ, thằng Tí ngày nào đã làm cha của 2,3 đứa con và có một gia đình hạnh phúc cũng nên, còn tôi thì vẫn loay hoay, tìm lại hương vị của thời niên thiếu vào 12 giờ trưa, bên cái chén trắng ngập nước đường thơm mùi lá dứa.
© Tiếu Tiếu - blogradio.vn
Xem thêm: Thanh xuân này con đã nợ cha mẹ thật nhiều
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Ngọn nến được thắp lên
Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

Về để thấy tết (Phần 2)
Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh
Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)
Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn
Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?
Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này
Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng
Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?
Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình
5 năm trôi qua, thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tạo những bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không chỉ có một gia đình chung mà ai cũng sẽ có, một gia đình riêng, một cuộc sống riêng.