Phát thanh xúc cảm của bạn !

Đã bao lâu rồi bạn chưa trở về?

2020-02-05 01:18

Tác giả: buyn0312


blogradio.vn - Lúc đó, mẹ ôm anh rất chặt, chặt đến mức anh có thể cảm nhận được tiếng tim mẹ đập, chặt đến mức anh thấy đau tận xương, nhưng cũng không đau bằng trái tim anh bây giờ. Lúc này anh có thể cảm nhận được một luồn điện đang chạy dọc thân thể mình, anh cảm thấy cậu bé ấy thật giống mình lúc trước, vẫn vẻ mặt ngây thơ, ngơ ngác đó, vẫn dáng người nhỏ nhắn, gầy gò đó. Và anh nhận ra rằng: mình phải giúp người phụ nữ này.

***

Ai rồi cũng sẽ trải qua những bước ngoặc trong cuộc đời. Đôi khi bước ngoặc đó hướng cuộc sống của chúng ta sang một trang khác, nhưng đôi khi điều đó giúp chúng ta đến gần hơn với ước mơ của mình. Vấn đề ở cách chúng ta nhìn nhận nó. Còn đối với cậu - Hàn Thiếu, cậu cho rằng cuộc sống chỉ là một tờ giấy trắng, nhờ có ước mơ tô hồng và những khó khăn mới khiến cho bức tranh cuộc sống thêm sống động.

Hàn Thiếu sinh ra trong một gia đình khó khăn. Bố cậu là một công nhân của một công ti đang trên đà xuống dốc do không có vốn đầu tư nên đã tạm đình chỉ hoạt động. Gia đình cậu chỉ có mỗi đồng lương ít ỏi của người bố thế mà giờ đây, bố cậu cũng ở nhà nên khó khăn lại chồng chất khó khăn. Điều khiến cậu lo nhất bây giờ chính là cậu sẽ phải ở nhà đi làm và không được tiếp tục học đại học.

Vốn là một con người hiếu học, nay nghe tin như vậy thật là quá sốc. Cậu cũng thử nói chuyện với bố mẹ. Bố cậu tuy công việc đang bị hoãn, gia đình không có đủ tiền để tiếp tục sống qua ngày nhưng ông luôn động viên cậu. Ông muốn cậu được lựa chọn sống một cuộc sống khác với cuộc đời của ông nên cho dù khổ cực đến mấy ông cũng ráng vay mượn khắp nơi. Thế nhưng mẹ cậu - bà không phải là không muốn cho con học tiếp mà do gia đình bây giờ thật quá khó khăn. Thời gian trước, khi cậu từ lớp 9 thi vào cấp ba, bà cũng đã rất cố gắng mới đủ tiền cho cậu học, bây giờ thi vào đại học, tiền học chắc hẳn nhiều hơn gấp bội, lại thêm học ở thành phố nên tiền trọ và tiền sinh hoạt cũng sẽ rất nhiều. Bà cũng đang mắc bệnh dạ dày nặng, nhưng tiền còn không có cho con học thì lấy đâu ra tiền chữa bệnh.

Gia đình bên ngoại của Hàn Thiếu là một gia đình lao động. Từ mấy đời nay đều không có ai đi theo con đường học hành. Nghe tin gia đình Hàn Thiếu có chuyện như vậy, các cậu và các dì đều cho rằng lao động thì làm ra tiền còn học hành thì vừa tốn thời gian lại tốn tiền mà ra trường chưa chắc đã xin được việc làm. Vậy nên mẹ Hàn Thiếu một phần bị gia đình chỉ trích, một phần bị đau dạ dày, phần còn lại chính là việc học của cậu khiến cậu ngày đêm ăn ngủ không yên.

Hàn Thiếu lại tỉnh dậy sau một đêm mệt nhọc. Hôm qua, cậu đã nghe lén bố mẹ nói chuyện với nhau về việc có nên cho cậu tiếp tục học. Trong lòng cậu lại dâng lên một nỗi lo lắng. Chính bản thân cậu cũng nổi lên hai luồng ý kiến trái chiều khiến cậu ngày đêm đấu tranh tư tưởng. Hàn Thiếu lo rằng mình chưa đủ chín chắn để đưa ra một quyết định đúng đắn. Chỉ cần một sự bồng bột nhất thời cũng khiến cậu sau này phải hối hận. Cậu cũng biết, nếu đi theo con đường học vấn thì sau này sẽ kiếm được nhiều tiền, lại có thể chữa bệnh cho mẹ, nhưng tiền còn không có thì làm sao mà tiếp tục học đây? Không! Cậu nhất định sẽ nắm chắc cơ hội quý này, khi lên thành phố học cậu sẽ kiếm việc làm thêm. Vừa có kinh nghiệm lại có thể nuôi sống bản thân.

Sáng nay, bố cậu dậy sớm ngồi bên chiếc bàn đã cũ trầm ngâm. Khuôn mặt ông có vẻ như đang suy nghĩ gì đó thật khó xử. Phải làm sao đây? Một tháng nữa con ông phải nhập học, bây giờ tiền còn không có để lên thành phố nữa là. Nếu vay mượn thì ai có thể cho mượn chứ? Nhà mình nghèo thế này thì sao người ta cho mượn. Nhà dì Tuyền cũng khá giả nhưng bé An con dì cả tháng nay phải nằm viện vì bệnh vòm họng.

Ông cứ suy nghĩ mãi, đi tới rồi lại đi lui, vò đầu bứt tóc nhưng vẫn chẳng nghĩ ra được cách gì. Chẳng lẽ nhà ta không còn gì có giá trị sao? Ông suy nghĩ một hồi, bỗng ánh mắt lóe lên, ông nhìn ra phía sân nhỏ của mình, đưa mắt tìm kiếm một thứ gì đó rồi dừng lại ở một góc sân. Chính xác là ông đang nhìn cây Mân của nhà ông. Cây Mân đó là từ ông nội của Hàn Thiếu để lại, cũng là thứ mà ông nâng niu nhất. Ánh mắt ông đột nhiên cụp xuống, chẳng lẽ phải bán nó đi sao? Phải bán thứ mà ông xem như bảo vật đi sao? Chắc phải vậy thôi. Cái cây đó rất quý với ông, nhưng việc học của Hàn Thiếu còn quan trọng hơn. Ông nghĩ vậy và rồi quyết định bán nó đi. Sau khi gọi một cuộc điện thoại thì 30 phút sau có một chiếc xe chạy đến trước nhà ông. Ngồi trên xe là một bác trai đã lớn tuổi, bác này sống ở vùng ngoại ô và đam mê sưu tầm cây cảnh, nhưng hai năm trước bác cũng có đến hỏi mua cây này mà ông không bán. Cũng phải thôi, làm sao có thể bán cho người khác thứ mà mình nâng niu như bảo vật chứ? Xem ra bây giờ có chuyện gì khó khăn với ông rồi đây - Bác trai nghĩ thầm. Sau khi đã đưa cây lên xe, bác đưa cho ba Hàn Thiếu một phong bì rồi vui vẻ lái xe đi. Vậy là có tiền cho Hàn Thiếu lên thành phố rồi, bây giờ chỉ cần vay mượn thêm để đóng tiền học thôi.

Lúc ông quay lại vào nhà cũng là lúc mẹ cậu bước ra. Ông biết là bà cũng đã biết hết mọi chuyện rồi nhưng vẫn tươi cười nói rằng:

- Bà à, tôi đã có tiền cho con học rồi đấy, bà không phải lo nữa đâu.

- Ông này, có thể cho Hàn Thiếu ở nhà được không, tôi thấy chưa vào học mà tốn nhiều quá, lỡ sau này không có tiền cho con học tiếp mà phải nghỉ thì người ta cười cho. - Bà lo lắng

- Bà cứ nhiều lời thế, con chúng ta phải được ăn học hơn con người khác. Có bố mẹ nào đứng yên nhìn con phải cực khổ không? Tôi nói tôi lo được thì tôi sẽ lo. - Ông hậm hực vào nhà

Căn nhà cứ thế, chỉ mới buổi sáng đã chìm vào một sự im lặng lạ thường.

Đêm hôm đó, bố mẹ cậu lại xảy ra xích mích. Khi cuộc “đấu khẩu” lên đến cao trào thì Hàn Thiếu không chịu nổi nữa. Cậu chạy sang xóm bên cạnh mời bác Hân qua nhà giải quyết vụ việc giùm. Gia đình bác Hân có truyền thống hiếu học, nổi tiếng nhất vùng. Bác lại là người tinh anh, thông minh lại mau hiểu chuyện, vừa hay bố mẹ cậu xích mích chuyện này thì còn ai giải quyết êm đẹp hơn bác Hân? Chỉ vừa mới nghe Hàn Thiếu kể sơ qua, trong đầu bác đã hình dung ra sự việc và cách giải quyết.

Bác vừa bước vào nhà, vội can ngăn bố mẹ cậu lại. Giọng của bác trầm ấm nhưng lại có một lực tác động mạnh mẽ khiến người đối diện phải nghe theo:

- Trước hết xin hai người bình tĩnh, có chuyện gì từ từ hẳn nói xem như nể mặt tôi.

Bố mẹ Hàn Thiếu dần dần dịu lại, nhìn vào khuôn mặt bác Hân, họ thoáng có chút vừa sợ hãi, vừa kính trọng, vừa thấy có lỗi lại thấy xấu hổ. Bác Hân hắng giọng xuống, khuôn mặt lại trở nên điềm đạm như thường ngày:

- Là bậc sinh thành, có trách nhiệm với con cái là một chuyện rất đúng. Nhưng con cái cũng có quyền đóng góp ý kiến của mình, đây lại là chuyện học hành, là chuyện quyết định cuộc sống của nó sau này. Vậy nên trước hết phải hỏi xem ý kiến của con cái thế nào đã.

Giọng bác Hân bật ra, cả ba người im bặt như nuốt lấy từng câu từng chữ. Nhất là Hàn Thiếu, sau khi nghe bác Hân nói vậy, cậu cũng hiểu ý bác. Chuyện này liên quan đến cậu, tất nhiên ý kiến của cậu góp phần rất lớn để quyết định. Nghĩ đến vậy, cậu không khỏi run lên một cái, sau đó nhanh chóng thu hồi dáng vẻ run rẩy đó của mình bởi bác Hân một lần nữa lên tiếng:

- Hàn Thiếu - Bác cất giọng nhẹ nhàng - Bác khuyên cháu với tư cách là một người từng trải, một người bác. Nếu cháu có ý chí học hành thì hãy cố gắng hết sức bởi vì bố mẹ cháu cũng đã cố gắng hết sức rồi. Một điều nữa cháu hãy nhớ, chỉ có việc học mới thay đổi được số phận của mỗi chúng ta.

Khi nói ra câu cuối, bác nghiêm mặt lại, đôi mắt bác xoáy vào đôi mắt Hàn Thiếu như cố khắc ghi từng chữ vào đầu cậu, như đang cố hiểu hết tất cả những suy nghĩ của cậu. Hàn Thiếu tạm thời á khẩu, cậu vẫn đang mơ hồ trước lời nói của bác. Nhưng cậu không xem đó là câu nói mà là một câu hỏi mà bác đặt ra cho cậu. Bác nghiêng đầu như chờ đợi một câu trả lời, Hàn Thiếu cũng hiểu ý bác nên vội chỉnh lại khuôn mặt đang ngẩn ra của mình, cậu lên tiếng:

- Thưa bác, thưa ba mẹ, những người chọn con đường lao động thì sau này cũng chỉ là lao động, con không muốn giống họ. Mẹ à, con biết mẹ đang đau dạ dày, mẹ lại lo lắng nhiều chuyện như vậy nữa thật không tốt chút nào. Nhưng mẹ đừng lo nữa, con sẽ cố gắng tìm một công việc để kiếm tiền. Con sẽ thường xuyên về thăm ba mẹ. Vậy nên mẹ à, hãy cho con được tiếp tục học nhé? Biết đâu sau này con trở thành một bác sĩ giỏi có thể chữa bệnh cho mẹ thì sao? - Cậu nở nụ cười như vừa nói đùa lại có tính thuyết phục cao nhìn mẹ.

Bác Hân gật đầu tỏ vẻ hài lòng. Đúng là một cậu bé hiểu chuyện! Còn mẹ của Hàn Thiếu thì lắc đầu cười khổ, đứa con này chưa bao giờ làm bà thất vọng cả. Trước giờ nó vẫn luôn cố gắng giúp ba mẹ lại cố gắng học hành, thành tích của nó cả xóm này đều biết mà sao bà lại vô tâm, ích kỉ như vậy chứ?

- Hàn Thiếu, mẹ xin lỗi! Là mẹ không tốt, mẹ không hiểu con. Khiến con phải vất vả nhiều rồi. - Nói rồi, tiếng nấc nghẹn ngào của bà vang lên.

- Mẹ, chẳng phải bây giờ mọi chuyện tốt hơn rồi sao? Mẹ cũng phải vui lên chứ? - Hàn Thiếu cất giọng an ủi mẹ.

Người đàn ông nãy giờ im lặng nhất cuối cùng cũng lên tiếng:

- Phải rồi, sẵn có bác Hân đây, hay nhà ta làm một bữa tiệc nhỏ, coi như là vừa ăn mừng Hàn Thiếu đỗ đại học, vừa là tiệc chia tay luôn.

- Cái gì? - Mẹ cậu há hốc mồm, còn cậu cũng ngạc nhiên không kém.

- Từ từ, hai người cứ bình tĩnh đã, dù sao tháng sau con trai cũng phải nhập học nên tuần sau tôi sẽ đưa con lên thành phố tìm chỗ trọ thích hợp, tất nhiên là phải đi sớm hơn để tìm trọ và thích nghi với cuộc sống ở đó - Ông ngừng lai lấy hơi rồi nói tiếp - Vả lại chúng ta không quen ai ở trên đó nên phải đến sớm để làm quen với hàng xóm để có gì còn nhờ người ta giúp đỡ nữa chứ!

Bà dần hiểu ra, tuy vậy vẫn còn khá bất ngờ:

- Nhất định phải đi sớm như vậy sao?

- Mẹ lại thấy hối hận khi đồng ý cho con học tiếp rồi à? - Hàn Thiếu giở giọng trêu chọc mẹ.

- Tiên sư nhà anh. - Bà bật cười đưa tay cốc đầu cậu một cái rõ đau.

Căn nhà ngập tràn trong tiếng cười và sự vui vẻ. Cuộc sống đơn giản đến thế, chỉ cần thấu hiểu, suy nghĩ và thông cảm cho nhau đã là tuyệt vời và ý nghĩa lắm rồi!

Cuối cùng rồi cũng đến ngày Hàn Thiếu lên thành phố chuẩn bị cho kì học đầu tiên. Mẹ cậu chuẩn bị rất nhiều thứ và tất nhiên bà cũng chuẩn bị cả tâm lí. Nhưng khi nhìn con trai bước ra khỏi cổng, bà vẫn không kìm được nước mắt. Hàn Thiếu đi được vài bước bỗng khựng lại, cậu ngoái đầu vào nhà, đúng là mẹ đang khóc! Cậu bây giờ rất muốn chạy vào ôm mẹ nhưng lại sợ sẽ mãi mãi chẳng muốn rời đi nữa bởi vì cậu cũng đang khóc. Nói chính xác hơn là khóc trong lòng. Nhìn mẹ khổ sở như vậy cậu thật không an lòng. Dù sao ba cũng đi với cậu, nửa tháng sau mới về, nói vậy trong nửa tháng tới mẹ phải ở nhà một mình. Nghĩ vậy, cậu nói ba chờ mình rồi chạy một mạch về hướng ngược lại. Cậu bước vào một căn nhà không được xem là to lắm nhưng cũng là khá giả của vùng này. Đúng lúc đó, một người phụ nữ trung niên bước ra, vẻ mặt hớn hở và ngạc nhiên của bà nhìn Hàn Thiếu:

- Hàn Thiếu, chẳng phải hôm nay cháu lên thành phố học sao? Sao lại qua đây? Thôi cháu vào ăn cơm đã nhé, dì đang nấu cơm đây này.

Người phụ nữ này không ai khác chính là dì Tuyền, người mà từ nhỏ cậu đã xem như là người mẹ thứ hai.

- Dạ thôi dì ạ, cứ để dịp khác chúng ta hẳn ăn cùng nhau. Cháu sang đây chính là có chuyện muốn nhờ dì.

- Thế sao? Cháu cứ nói đi.

- Cháu và bố sẽ lên thành phố trong nửa tháng, nửa tháng sau bố cháu sẽ về còn cháu ở lại học. Trong nửa tháng đó cháu nhờ dì sang nhà giúp đỡ động viên và trò chuyện với mẹ cháu để mẹ đỡ buồn, nhìn mẹ như vậy cháu rất lo lắng. - Hàn Thiếu nói đến đây, ánh mắt thoáng vẻ lo âu, phiền muộn.

- Được được, dì hứa với cháu, chúng ta là bạn thân của nhau mà, chỉ cần cháu sống tốt và khỏe mạnh là được rồi. Cứ để mẹ cháu cho dì lo.

- Vậy nhờ dì, xin phép dì cháu đi, dì nhớ giữ gìn sức khỏe.

- Được được.

Nói rồi, dì ra hiệu cho cậu đi nhanh, còn cậu vẫy tay chào dì rồi cũng quay lại đi luôn. Như vậy là đã yên tâm được phần nào rồi, cậu thở phào nhẹ nhõm. Vừa chạy đến chỗ của ba, xe cũng vừa đến, hai cha cùng bước lên xe, để lại mọi thứ ở phía sau. Hàn Thiếu ngoài nghĩ về mẹ ra, cậu còn nghĩ phải cố gắng thật nhiều nữa. Xe lăn bánh, và cậu biết, hành trình của cậu chính thức bắt đầu.

Hàn Thiếu ở thành phố mới, vừa cố gắng kiếm tiền vừa lo học hành để kiếm học bổng. Cậu cũng xây dựng vài mối quan hệ, điều này với cậu mà nói thì cũng chẳng khó khăn gì. Bởi cậu là một người chất phác, tốt bụng lại nhiệt tình, chỉ cần gặp cậu lần đầu cũng dễ dàng gây thiện cảm. Cậu cũng thường xuyên gọi điện hỏi thăm bố mẹ và cũng về nhà mỗi khi có cơ hội, được nhìn thấy mẹ khỏe mạnh cũng khiến cậu yên tâm phần nào. Tuy vậy, phận làm con đã ở xa, lại không thể về thăm bố mẹ thường xuyên thì chừng ấy với cậu vẫn không đủ.

***

Bẵng qua 6 năm, cậu thiếu niên Hàn Thiếu ngày nào đã ra dáng một thanh niên ưu tú. Rất nhiều bệnh viện muốn nhận anh vào làm bác sĩ thực tập, trong đó còn có cả bệnh viện nổi tiếng toàn quốc, nhưng anh đã chọn một bệnh viện khác, cũng rất khác biệt. Bệnh viện có tên là Happy Home, dành cho những người không có đủ khả năng chi trả viện phí bởi vì tiền viện phí ở đây được miễn phí hoàn toàn. Bệnh viện này do một nhóm tổ chức có uy tín và quyền lực đứng ra hỗ trợ. Vậy nên, dù vất vả, khó khăn, anh vẫn kiên quyết xin vào đây, bởi vì anh biết, là một bác sĩ thì điều có thể khiến anh hạnh phúc nhất chính là thấy bệnh nhân của mình khỏe mạnh, như vậy, anh mới không cảm thấy lãng phí những năm tháng và công sức của mình.

Sáng hôm nay, vẫn như mọi ngày, anh đến bệnh viện sớm để dọn dẹp và sắp xếp mọi thứ sau đó còn ngồi đọc một vài thứ về các căn bệnh phức tạp khác. Hàn Thiếu có thói quen làm việc cực kì nghiêm túc khiến người khác phải nể phục, còn khi nói chuyện với bệnh nhân thì lại dịu dàng và quan tâm như người nhà. Vậy nên các bệnh nhân khi đến đây vẫn thường muốn được anh chữa bệnh, nhất là người già và trẻ em.

Khoảng 8 giờ sáng, bệnh viện đã rộn ràng với những bệnh nhân mới. Hôm nay là ngày cuối tuần nên lại càng đông, một phần người ta đến khám, một phần đến thăm người nhà. Chắc hôm nay anh lại bận rộn rồi đây! Mãi làm việc một lúc cũng đến 11 giờ - thời gian mà các bác sĩ nghỉ trưa. Anh sắp xếp lại những thứ trên bàn làm việc và xem lại một số hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân mới nhập viện. Bỗng có một bác gái đến ngồi trước mặt anh, bên cạnh còn có một cậu bé gầy nhom đi theo. Anh ngước mắt lên nhìn người phụ nữ, trông bà có vẻ trẻ hơn mẹ anh một chút, họ ăn mặc tuy có chút đơn giản nhưng vẫn gọn gàng. Anh cất giọng nhẹ nhàng:

- Bác đến đây để khám bệnh sao?

- Vâng, thưa bác sĩ. - Bác gái đáp.

- Bác bị gì ạ?

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh dạ dày đã lâu năm rồi, nhưng uống thuốc mãi vẫn không hết, tháng trước tôi có đến bệnh viện ở thành phố chữa bệnh nhưng tiền viện phí quá cao mà gia đình tôi lại không đủ chi trả nên tôi phải về. May mà người ta giới thiệu cho tôi bệnh viện này - vẻ mặt có chút hớn hở nhưng nhanh chóng buồn lại- Nhà tôi nghèo lắm, có hai đứa con trai, thằng lớn học lớp 9, năm sau lên cấp 3 mà nhà tôi khó khăn quá, nên có lẽ phải cho nó nghỉ học, còn thằng này học lớp 4, nhưng hai anh em nó thương tôi lắm, biết làm việc nhà rồi động viên tôi, tôi thực sự thấy rất có lỗi. - Nói rồi, bà đưa tay kéo vạt áo lên lau đi nước mắt.

Hàn Thiếu đột nhiên thấy người mình cứng đờ, hô hấp không thông, trái tim anh đau đớn như có thứ gì đó bóp nghẹt. Từng mảng kí ức nhỏ nhất lần lượt ùa về trong tâm trí anh. Anh nhớ lại khi mình còn nhỏ, đã từng theo mẹ đến bệnh viện khám bệnh. Không phải là khám cho anh mà là khám cho mẹ. Mẹ anh cũng bị bệnh dạ dày nặng, lúc đến bệnh viện, mẹ cũng vừa khóc vừa kể cho một bác sĩ ở đó như bác gái này, vì không có tiền nên có lẽ cho anh học hết năm nay thôi mặc dù cảm thấy có lỗi rất nhiều. Vì lúc đó anh còn là một cậu bé nên không hiểu mẹ đang nói gì, chỉ thấy mẹ khóc nên ngồi lên đùi mẹ. Lúc đó, mẹ ôm anh rất chặt, chặt đến mức anh có thể cảm nhận được tiếng tim mẹ đập, chặt đến mức anh thấy đau tận xương, nhưng cũng không đau bằng trái tim anh bây giờ. Lúc này anh có thể cảm nhận được một luồn điện đang chạy dọc thân thể mình, anh cảm thấy cậu bé ấy thật giống mình lúc trước, vẫn vẻ mặt ngây thơ, ngơ ngác đó, vẫn dáng người nhỏ nhắn, gầy gò đó. Và anh nhận ra rằng: mình phải giúp người phụ nữ này.

Anh trình bày hoàn cảnh của người phụ nữ và tìm sự quyên góp giúp đỡ của các bác sĩ khác trong bệnh viện, và đương nhiên là được rất nhiều người ủng hộ. Người ta còn truyền tai nhau về sự quan tâm bệnh nhân hết mực của anh. Còn người phụ nữ sau khi biết bà nhận được sự giúp đỡ của bệnh viện là nhờ anh bác sĩ nói chuyện hôm đó thì vô cùng cảm kích. Hôm nay, bà dẫn theo đứa con đến cảm ơn anh:

- Thật cảm ơn bác sĩ nhiều quá, nếu không có bác, không biết mẹ con chúng tôi phải xoay sở ra sao nữa. - nói rồi bà quay qua đứa con bên cạnh thúc giục - mau cảm ơn bác sĩ đi!

Đứa con chậm chạp bước lên từ sau lưng người phụ nữ, có chút dè chừng:

- Con cảm ơn bác sĩ ạ!

- Không có gì đâu, con nhớ học giỏi cho mẹ vui nhé! - Anh mỉm cười dịu dàng nói với cậu bé.

Hai mẹ con đã ra về từ lâu rồi nhưng anh vẫn cứ ngồi đó nhìn ra mãi, anh nghĩ về gia đình, nghĩ về mẹ. Cũng đã lâu anh không về nhà, không gọi điện cho bố mẹ. Không biết công việc của bố đã ổn định chưa? Không biết bệnh dạ dày của mẹ đã đỡ chút nào chưa?

Từ khi lên thành phố học đại học rồi làm việc, anh biết mình phải đánh đổi nhiều. Anh xa nhà, xa ba mẹ, không thể quan tâm cho mẹ mỗi lúc lên cơn đau dạ dày và quan trọng hơn, anh sợ chính bản thân anh sẽ thay đổi, tập tành theo lối sống thành thị, bản thân sẽ bị đánh mất. Giữa nơi lòng người mỗi lúc một nhạt này, giữ được một chút thuần khiết cũng đã quý giá lắm rồi.

Tối hôm đó, trên con đường về nhà, gió lạnh đập vào người, trời mỗi lúc một tối, sương càng xuống nhiều và dày, chiếc xe của anh vẫn hướng về phía trước. Cái lạnh cắt da cắt thịt nhưng anh cảm thấy thật ấm áp, bởi vì trái tim anh rất ấm áp. Trong trái tim đó, có hình ảnh của một người bố vất vả hy sinh, có một người mẹ đảm đang, tận tụy. Những hình ảnh đó liên tục xuất hiện trước mắt khiến anh càng háo hức đoàn tụ. Anh đang trở về. Anh đang đoàn tụ. Thật may mắn vì chúng ta có một để trở về, để đoàn tụ.

Đã bao lâu rồi bạn quên gia đình là nơi trở về? Đã bao lâu rồi bạn chưa trở về?

© buyn0312 - blogradio.vn

Mời bạn xem thêm chương trình: Về nhà đi con

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Mùa hè

Mùa hè

Sự khởi đầu hay kết thúc không phản ánh bằng thời gian, điều đó không cần phản ánh hay suy xét. Định nghĩ về thì giờ giữa chúng tôi chẳng còn là một khái niệm, chúng tôi chỉ đơn giản muốn bên nhau chẳng thể tách rời...

Cuộc sống: hành trình suy ngẫm và học hỏi

Cuộc sống: hành trình suy ngẫm và học hỏi

Chúng ta có quyền tự do để tạo ra những chương mới, viết nên những câu chuyện mới, và xây dựng những ý nghĩa mới. Mỗi ngày là một trang mới, và mỗi bước đi là một câu chuyện mới đang được viết.

Nhớ

Nhớ

Em ngồi đây bỏng cháy Tim thành bụi mất rồi

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Vật chất mình tìm được không đuổi kịp trái tim mình đang loạn. Bằng cấp mình đang có không chạy đuổi kịp suy tâm. Công việc mình hiện đang làm chưa hẳn là việc mình yêu thích. Cuối cùng bản thân mình thích gì mình cũng không rõ. Nhưng lại rất vội.

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

back to top