Bóng chuyền và tôi
2023-03-24 01:20
Tác giả:
A lazy cat
blogradio.vn - Thích cái cảm giác ấy, cái cảm giác chìm trong thế giới của chính mình, bay lượn trong chính khoảng trời của bản thân và được sống trong những cảm xúc thật của bản thân và quên đi những nỗi buồn hay mệt mỏi của cuộc sống.
***
Bóng chuyền mang đến cho mình rất nhiều thứ, nó là đam mê, là nhiệt huyết tuổi trẻ, là linh hồn, là khoảng trời riêng, là thế giới mình đắm chìm buông bỏ bao muộn phiền trong cuộc sống.
Mình là một cô gái với niềm đam mê cực lớn với bóng chuyền. Phải nói từ đâu nhỉ, nói về gia đình mình một chút - nơi tiếp lửa và dẫn dắt niềm đam mê ấy. Mình sinh ra trong một gia đình có truyền thống thể thao và cực kì yêu thích thể thao. Từ ông nội đến bố mình, các bác, các cô rồi đến anh chị em trong nhà, ai cũng yêu thể thao và đặc biệt là bóng chuyền. Nếu tính cả đại gia đình chắc phải lập được 3, 4 đội bóng chứ không phải đùa.
Ngay từ khi mình còn rất nhỏ, chắc chỉ 3 hay 4 tuổi gì đó thôi, mình đã được dẫn đi xem hầu như không xót một trận bóng chuyền nào ở quê. Mình lớn lên ở quê, sân chơi chỉ là sân đất thôi nhưng chiều nào cũng chật ních các vận động viên bóng chuyền nghiệp dư. Cứ thế lớn lên trong cái nôi ấy, rồi chị gái, anh trai mình đều chơi bóng chuyền cả. Và rồi đến mình! Tính đến nay cũng được gần 10 năm gắn bó với nó rồi, sân bãi bây giờ cũng được bê tông hóa, lưới và bóng chuyền đều xịn hơn trước. Mọi thứ đều thay đổi và chỉ duy nhất một thứ không thay đổi đó là số lượng vận động viên nghiệp dư tham gia tập luyện mỗi chiều.
Lúc mới đầu, mình là một cổ động viên nhiệt tinh và một vận động viên “nhặt bóng” chuyên nghiệp của các vận động viên nghiệp dư ấy, sau dần cũng trở thành một người chơi giống họ. Nhớ lúc mới tập chơi, trong khu có đến cả 4,5 cái sân từ đầu làng đến cuối làng, có cả sân trên đồi nữa mà cái nào cũng đông lắm (cả người đánh lẫn người xem). Chính vì thế, thoạt đầu cũng chỉ tập phát bóng thôi rồi dần dần tập đỡ bóng, chuyền bóng và bây giờ là tấn công. Vào thời điểm khởi đầu ý, mỗi chiều chắc vào sân chưa đầy 10 phút đâu, chủ yếu làm chân nhặt bóng thôi. Dần dần, tần suất vào sân cũng nhiều lên. Không phải nói thế đâu nhưng chắc do gen nên tập cũng nhanh lắm. Nói chung là cái gì cũng có cái giá của nó cả. Mỗi chiều đi tập về hai tay tím bầm, sưng lên rồi đau đến mức cầm bát cơm thôi cũng khó. Nhưng rồi mọi chuyện ổn hơn, tay không còn đau hay tím nữa và đặc biệt là sức khỏe của mình được cải thiện rất rất nhiều (mình có biệt danh là Mèo hen vì tháng đi gặp bác sĩ đến 2, 3 lần đến nỗi bác sĩ còn chán cơ mà).
Ở quê, ngày ấy phong trào phát triển lắm, mỗi năm lại tổ chức vài giải nho nhỏ cho các đội giao lưu và thi đấu. Năm đầu tiên mình được thi đấu cùng đội của khu là năm học lớp 8. Ngày ấy vào sân cho đủ chỗ thôi chứ đánh đấm được mấy đâu. Khán giả xung quanh hò reo làm hồn mình bay mất, nhiều lúc bóng đến tận nơi nhưng lại không đỡ được, chân không di chuyển được luôn. Và tất nhiên trận đấu ấy thua rồi vì đội mình có mình là cây tặng điểm như thế mà. Những trận đấu đấy cũng giúp mình có thêm nhiều kinh nghiệm, niềm vui và tất nhiên là tâm lí vững vàng hơn cho những trận đấu sau này.
Khởi đầu từ vị trí chuyền một rồi tập luyện dần mình lên chuyền hai. Mình chơi ở vị trí chuyền hai khoảng 3 năm trước khi được cất nhắc lên vị trí chủ công như bây giờ. Ở vị trí chuyền hai, mình cũng đạt được chút thành tựu nho nhỏ đó là giải chuyền hai xuất sắc. Tuy nó chỉ là giải phong trào ở quê thôi nhưng đó chính là thành quả tập luyện chăm chỉ của bản thân nên mình vui lắm. Mỗi lần chuẩn bị giải phong trào, nếu không phải mấy đội trong xã thì mời mấy đội xã xung quanh tham gia giao lưu. Và trong lần chuẩn bị giải, trong lúc mọi người chưa đến đủ thì mình được cho lên đánh vị trí biên 4 và rồi mình không còn chuyền hai nữa mà chuyển sang công. Phải nói khi ấy phải nhờ sự giúp đỡ rất nhiều của anh trai mà mình mới có thể bật đà và đánh bóng. Giải 2/9 năm đó, 4 đội tham gia và đội xã mình đã giành chiến thắng. Và kể từ đó mình chơi vị trí chủ công cho đến nay.
Từ ngày chơi bóng chuyền, mình học được cách rèn luyện để có một sức khỏe tốt hơn, cách kiên trì và bản lĩnh hơn qua từng trận đấu. Bước vào thời sinh viên, ở Hà Nội gần 3 năm, ngoài thời gian lên lớp, có lẽ sân bóng chuyền là địa điểm tiếp theo mình có mặt nhiều nhất. Gắn bó với HANU, mình cũng đã trải qua hai giải sinh viên nhiều cảm xúc với các chị, đồng đội. Ở đó, mình quen thêm được nhiều bạn mới, học thêm được nhiều bài học và đặc biệt giải tỏa được áp lực từ đống bài tập đặc sản của khoa, của trường. Ở sân bóng chuyền, mình là một con người khác, là bản thể vốn có của bản thân, cười nhiều hơn, nói nhiều hơn bởi mình cảm thấy đó mới chính là khoảng trời riêng của chính mình.
Cũng là cái phi vụ đánh bóng ý mà mình trốn học cũng không ít. Nhiều lúc nghĩ lại vẫn thấy lạ. Nào là lí do công việc đến ốm sốt các kiểu. Bình thường người ta ốm truyền thuốc thì mình “truyền” bóng. Rồi cũng có lần ốm thật, hôm trước vẫn còn đi truyền rồi sốt cao hôm sau vẫn đánh bóng bình thường. Kết quả sau những lần ấy là nằm bẹp mấy ngày liền. Sau này, lúc chọn trường đại học, mình chọn HANU không chỉ bởi môi trường học tập tốt mà còn bởi vì bóng chuyền nữa. Ngày đầu đến nhập trường, thứ tìm kiếm đầu tiên chính là soi xem sân bóng chuyền chỗ nào. Rồi gia nhập đội bóng chuyền của trường và các thành viên cho mình thấy rằng mình đã chọn đúng.
Mình thích cảm giác mỗi chiều lên sân đánh bóng ở quê. Có thể không tập nhiều, có thể mỗi đội có đến cả 9, 10 người, chủ yếu là rèn luyện sức khỏe và nó mang tính giải trí rất cao nhưng nó là nơi đưa mình đến với bóng chuyền. Mình thích cảm giác đó, cảm giác thân thuộc của các vận động viên nghiệp dư ấy. Chơi cùng nhau, cười cùng nhau ở bên nhau năm này qua năm khác. Thích cái cảm giác ấy, cái cảm giác chìm trong thế giới của chính mình, bay lượn trong chính khoảng trời của bản thân và được sống trong những cảm xúc thật của bản thân và quên đi những nỗi buồn hay mệt mỏi của cuộc sống.
Thích chơi bóng chuyền và tất nhiên là thích xem bóng chuyền nữa. Mỗi khi có dịp là không bỏ qua trận đấu nào. Đặc biệt thích xem nam đánh bởi tốc độ đánh nhanh, lực bóng mạnh nữa. Nói chung là đôi khi kiêm luôn cả chức cổ động viên. Có những lần đi cổ vũ hô hét đến mức tối về cấm khẩu luôn. Có những trận đấu không được xem tiếc đứt ruột luôn ý. Được cái gia đình mình cũng đam mê nên mỗi lần anh mình đi đánh đấu là gần như cả nhà lại đi cổ vũ. Mọi người hay bảo sướng nhất anh mình. Đi xem nhiều nên biết cũng nhiều, đội bạn đến đánh hầu như ai cũng quen mặt nên mọi người cực kì bất ngờ luôn. Nhiều lúc hay trêu đùa các bạn rằng tiêu chuẩn chọn chồng tương lai là phải biết chơi bóng chuyền và chơi hay là một điểm cộng. Xong mọi người lại trêu lại rằng cả hai đứa cùng đi đánh bóng thì đứa nào nuôi đứa nào.
Mình đã bao giờ nghĩ đến từ bỏ chưa à? Có chứ! Thời gian gắn bó với nó, thời gian đầu là sự chưa quen nên bầm tím tay rồi tâm lí thi đấu. Có một vấn đề lớn hơn mà mình nghĩ ai chơi thể thao cũng gặp phải và sợ, đó chính là chấn thương. Những lần trẹo tay có thể nói là đếm không dưới 20 lần. Nhưng, vấn đề ám ảnh nhất với mình chính là lật cổ chân. Nhiều lúc nghĩ cũng xót cái cổ chân trái của mình ghê, nó bị lật không biết bao nhiêu lần rồi. Sau rồi thì cái chân phải cũng không tránh đi đâu được. Có lần trượt chân ngã, hai đầu gối tím bầm, thậm chí còn tràn dịch không thể đi lại được cả tháng trời. Khủng hoảng nhất có lẽ là khoảng thời gian tháng 2 năm 2019. Chỉ trong vòng 1 tháng mình bị lật cổ chân 2 lần, đó là khoảng thời gian mình suy nghĩ rất nhiều nên tiếp tục hay dừng lại. Thời gian đó, không chỉ mình đâu mà bố mẹ cũng cực kì lo lắng và cả sự tức giận vì sự ngang bướng của bản thân mình. Và đó cũng chính là lần đầu tiên mình nghĩ đến chuyện từ bỏ nhưng may sao mọi người vẫn ở bên động viên để mình tiếp tục theo đuổi đam mê. Bố mình từng nói mình nên tập chơi bóng chuyền cho khỏe và sau mỗi lần chấn thương đó cũng chính bố mình nói sẽ không cho mình lên sân thêm lần nào nữa. Đến giờ, có thể nói mình bị chấn thương đến lần thứ n rồi và bố mình cũng nói câu đó lần thứ n. Bố mình bảo bây giờ còn trẻ còn khỏe, mai sau có tuổi mới khổ. Nói thì nói thế chứ không bỏ được, những lần đau chân, đau tay không đi đánh được, cứ giờ đấy mỗi chiều là chân tay lại ngứa ngáy khó chịu lắm. Chỉ cần khỏi sơ sơ là lại đi lên sân rồi, kể cả không đánh cũng là ngồi xem.
Bóng chuyền mang đến cho mình rất nhiều thứ, nó là đam mê, là nhiệt huyết tuổi trẻ, là linh hồn, là khoảng trời riêng, là thế giới mình đắm chìm buông bỏ bao muộn phiền trong cuộc sống. Không biết tương lai có thể gắn bó thêm bao nhiêu năm nữa nhưng hiện tại mình vẫn cố gắng theo đuổi niềm đam mê!
© A lazy cat - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Ký túc xá như mái nhà thứ hai | Radio Tâm sự
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Ngọn nến được thắp lên
Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

Về để thấy tết (Phần 2)
Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh
Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)
Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn
Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?
Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này
Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng
Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?
Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình
5 năm trôi qua, thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tạo những bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không chỉ có một gia đình chung mà ai cũng sẽ có, một gia đình riêng, một cuộc sống riêng.