'Bò bía đây' - tiếng rao của một thời
2020-10-14 01:20
Tác giả: Phạm Hồng Khánh
blogradio.vn - Chiếc xe rời đi một xa hơn nhưng thoang thoảng đâu đây tôi vẫn cảm nhận được hơi ấm, còn một chút vị ngọt đọng lại trong miệng. Hình dáng gầy gò ngày càng khuất, càng mờ dần. Tiếng rao “Bánh bía đây, bánh bía đây” vẫn còn vang vọng bên tai.
***
Tiếng rao “Bò bía đây, bò bía đây, bò bía đây”, vừa dứt lời.
Thì bóng dáng của ông cụ xuất hiện ngay đầu ngõ chợ, tiếng rao thân quen đến lạ thường. Tôi yêu tiếng rao mãnh liệt, gợi một chút thân thương, ấm áp giữa tiết trời hơi se lạnh.
Tôi yêu những con người làm nên thứ quà mộc mạc, giản dị đến nhường nào. Dưới đôi bàn tay khéo léo của người làm bánh, tôi hay gọi đó là những “nghệ nhân” thực thụ đặt cả tâm huyết của mình để làm nên vị ngon của nó.
Đôi lúc tôi tự hỏi chính bản thân rằng “Có phải vì bánh ngon hay là chỉ muốn đứng xem bò bía được làm ngon như thế nào?”. Để rồi khi tôi được thưởng thức, thì mới nhận ra được đó là phép màu của các “nghệ nhân” ban tặng.
Điều kì diệu, tạo nên sự khác biệt không phải vì nhân bánh mà là vì cảm xúc của người thưởng thức nó ra sao? Vị ngọt của bánh, hòa quyện vào chính cảm xúc thăng hoa nhất thời của bạn, đơn giản tạo ra sự lạ thường. Bởi vậy, chợt nghe tiếng rao ở phía đằng xa cũng làm tôi nao lòng, hồi hộp, mong chờ ông đến thật gần.
Tôi mua cho ông ba đến năm cái bánh, hỏi thăm ông sức khỏe, hỏi ông “Có vất vả lắm không ông”? Để hiểu về ông hơn, hiểu vì sao bánh lại ngon. Mỗi lần nhìn thấy ông cười, một nụ cười hiền hậu, cảm xúc lúc đấy cũng được giải tỏa bấy nhiêu. Ánh mắt ông toát lên sự hy vọng, chờ đợi vị khách đặc biệt hôm nay ăn có ngon như lần trước hay không?
“Dù hôm nay bánh hơi ngọt, nhiều mè, mạch nha, có thêm nhiều dừa hơn. Nhưng con biết không phải vì ông làm không ngon mà đơn giản vì ông muốn cho con thật nhiều”.
Ông bảo với tôi rằng “Ông xem tôi như đứa cháu của ông”. Dù tôi biết, ông đã xa quê lâu lắm rồi, xa nơi chôn rau cắt rốn của mình vì cuộc sống mưu sinh thường ngày.
Sự vất vả, khó nhọc, thân hình gầy gò nhưng vẫn toát lên vẻ điềm đạm phúc hậu lại càng khiến tôi thương người làm nên “đứa con” thương hiệu của mình, càng yêu cái vị ngọt của bánh hơn.
Ngọt ở sự tình thương, đồng cảm, ngọt ở sự thấu hiểu của một con người, đã lặn lội quanh Hà Nội suốt 10 năm nay. Ông đã đưa vị ngọt lên khắp phố phường, nẻo đường khuất ngõ. Từ đứa bé bán vé số hay đơn giản là những người bán hàng rong bằng món quà tinh túy nhất từ vẻ đẹp của ông “bánh bía”.
“Hạnh phúc nhất của ông là gì hả ông?”. “Là làm cho người khác thấy vui,làm cho mọi người thưởng thức cái vị ngon của bánh là được rồi”. Ông nhẹ nhàng bảo vậy.
Lòng tôi lại đau thắt lại, tự dằn vặt chính mình “Ông mong muốn nhiều người hạnh phúc, vậy có ai làm cho ông hạnh phúc, cho ông niềm vui không nhỉ?”. Có lẽ câu hỏi đó, tôi sẽ thay ông trả lời, cho ông hiểu rằng “Bánh của ông lúc nào cũng ngon”.
Tôi biết ông đã phải trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, buồn có, vui có và còn có cả những nỗi lo toan. Ông lo cho ngôi nhà bé nhỏ của mình, lo cho những người thân yêu nhất trong cuộc đời của ông.
Có lần ông kể tôi nghe với giọng đầy hào hứng, phấn khởi “Nhớ lại lúc ông còn ở quê, cứ đến tầm chiều ông cùng các cháu đi mò cua bắt ốc chân tay lấm lem bùn đất thế mà tối về, có một bữa ăn hoành tráng thịnh soạn”.
Tôi nhìn vào đôi mắt, lắng nghe ông kể chuyện mà hai hàng mi ướt lúc nào không hay, phải kìm nén giọt nước mắt vào trong lòng. Cũng bởi vì “Ông đang nhớ các cháu, đã quá lâu ông chưa trở về quê”, dù ông không nói ra nhưng ẩn sâu trong ấy là tiếng thở dài nuối tiếc, mong ngóng trở về đoàn tụ cùng với gia đình nhỏ của mình.
Tôi chợt ôm ông vào lòng, một phần vì thương ông, một phần để ông có thể cảm nhận được rằng các cháu vẫn luôn bên cạnh, hiện hữu và đồng hành với ông mỗi ngày. Dù ở phương xa các cháu vẫn luôn mong ngóng ông trở về. Có thể hành động đó, không giúp ông được nhiều nhưng chí ít giúp ông vơi đi nỗi buồn, nỗi nhớ quê, ở nơi đất khách quê người ông vẫn được chở che, được khách hàng quý mến, ủng hộ.
Chỉ là một chiếc xe đạp cũ, có nhiều vết hoen rỉ dần theo năm tháng, thế nhưng người đàn ông đầy mộc mạc, giản dị ấy đang chở cả một tinh hoa ẩm thực Việt Nam.
Cho dù xã hội ngày càng phát triển, nhiều món ăn phong phú, đa dạng hơn, thì món “Bánh bía” vẫn luôn hiện diện trong tiềm thức, kí ức của mỗi người khi ăn.
Sự ngon ngọt từ bánh, sự khéo léo, tinh tế từ đôi bàn tay nghệ thuật đã làm cho chiếc bánh trở thành một phần hồn cốt khi nhắc đến Việt Nam. Chính những người như ông, đã giữ lại một nét tinh túy của nền ẩm thực Việt Nam.
Giá trị của “Bánh bía” sẽ còn vang mãi không chỉ ở nước ta, mà sẽ còn để lại dư âm từ khách thập phương khi được thưởng thức món bánh “lạ” thường này. Cảm ơn ông thật nhiều.
Chiếc xe rời đi một xa hơn nhưng thoang thoảng đâu đây tôi vẫn cảm nhận được hơi ấm, còn một chút vị ngọt đọng lại trong miệng. Hình dáng gầy gò ngày càng khuất, càng mờ dần. Tiếng rao “Bánh bía đây, bánh bía đây” vẫn còn vang vọng bên tai.
© PHÁNH_TOVO_PHK - blogradio.vn
Xem thêm: Với anh, mùa thu Hà Nội chỉ thực sự đến khi có em
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Cảm ơn mẹ vì tất cả
Dù mẹ tôi có thể không hoàn hảo nhưng luôn yêu thương tôi theo cách hoàn hảo nhất. Việc tôi có được tất cả những điều tốt đẹp nhất trên đời đều nhờ có mẹ.
Những kẻ mộng mơ
Anh đổ thừa cho cà phê làm anh mất ngủ, anh quy trách nhiệm cho thời tiết khó chịu khiến anh không thể chợp mắt nhưng thực lòng anh chỉ suy nghĩ về em, về những nguyên do hai ta không còn hợp, về những gì anh đã làm, đã sai.
Thanh xuân của tôi
Cảm giác nghẹn ngào dâng lên, khiến tất cả chúng tôi đều biết rằng, dù có trải qua bao nhiêu năm tháng, thì những ký ức này sẽ mãi in đậm trong trái tim.
Mây đợi ai nơi ấy
Không còn một Pha Lê áo thun trắng quần jin xanh đóng thùng hăm hở với bao nhiêu công việc xã hội, bây giờ chỉ còn một cô giáo Pha Lê dịu dàng nữ tính trong tà áo dài mỗi ngày đến lớp đến trường.
Giá như...
Hành trình của mỗi người là khác nhau, đoạn đường người ghi dấu vì thế cũng muôn vàng khác biệt. Nhành diên vĩ um tùm nhưng lại dễ gãy đổ trong gió, những cảm xúc cả buổi ban đầu có chắc gì nguyên vẹn đến mai sau.
Hồi ức chuyến tàu cuối về Sài Gòn – 1985
Tối hôm đó, Ngọc Lan trở về nhà với bao suy nghĩ. Câu hát “I don't know why, you said goodbye…” cứ vang mãi trong đầu cô. Cô cười thầm, tự hỏi liệu có phải mình đã rung động trước chàng trai tốt bụng ấy không.
Crush
Bất cứ khi nào mà thấy chúng tôi đi cùng nhau là y như rằng đám bạn đó hú hét dữ dội. Nhưng chúng tôi không quan tâm, vẫn làm bạn với nhau như bình thường, nói chuyện và đi học chung. Tôi vẫn thế, chôn cất cái tình yêu ấy vào trong lòng, chờ đến khi chúng tôi 18 tuổi thì chúng tôi sẽ yêu nhau.
Người thầm lặng 20/10
Mỗi bước đường tôi đi đều in dấu sự dạy bảo, lo lắng và yêu thương vô điều kiện của mẹ. Sự hi sinh âm thầm của mẹ khiến tôi thấu hiểu rằng, dù có bao nhiêu thử thách trong cuộc sống, tôi vẫn luôn có một người để dựa vào.
Yêu anh, yêu đến điên rồ để rồi nhận lại là điều gì?
Nhiều lúc tôi khuyên bạn của mình về chuyện yêu đương. Chẳng hạn như người ta lạnh nhạt là người ta hết yêu bạn, đừng cố chấp theo đuổi làm gì. Thế mà bản thân tôi lại trong hoàn cảnh ấy.
Lá thư tình không gửi
Mỗi khi mở ngăn kéo, nhìn thấy chồng thư cũ kỹ, anh lại nhớ về những ngày tháng sinh viên đầy kỷ niệm. Có những lúc anh tự trách mình vì đã không đủ can đảm để nói ra cảm xúc thật của mình với Linh.