Yêu em khoảng cách không là gì cả
2021-12-27 01:30
Tác giả: MINH DAO
blogradio.vn - Trong tiếng đếm ngược của đám đông, trên bờ hồ cách tôi một đoạn Chung đứng đó, chúng tôi nhìn thấy nhau, cậu ấy cố gắng chen tới chỗ tôi nhưng không thể. Pháo hoa bắn lên rực rỡ cả bầu trời, đám đông xung quanh reo hò “Happy New Year!” Hai chúng tôi nhìn nhau cười, cậu ấy nói to gì đấy những khoảng cách quá xa tôi không nghe thấy. Một năm mới lại tới.
***
Hôm nay là ngày giỗ của bố tôi, mẹ tôi từ sáng sớm đã mua đồ cúng và hoa quả mang qua để thắp hương. Hôm nay mẹ tôi mặc cái áo sơ mi đen bằng lụa và một cái quần bò đen. Mẹ tôi vẫn trẻ và đẹp. Mái tóc đen uốn sóng mềm mại buông trên bờ vai.
Tôi mười tám tuổi, bố tôi mất cũng được mười tám năm tròn, ngày ấy bố tôi đi làm công nhân trên nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, ngày mẹ sinh tôi bố bắt xe khách từ trên nhà máy về. Trước khi lên xe bố tôi có gọi điện về báo đầu giờ chiều là về đến nhà nhưng đợi mãi đến tối cũng không thấy người đâu.
Bà tôi kể ngày đưa bố tôi về nhà trời mưa rào to, lệ làng người mất ở xa mang về sẽ tổ chức tang ở chùa cũ chứ không cho mang về nhà để. Mẹ tôi khi đó mới sinh sức yếu, đám tang chỉ có vài người họ hàng đưa tiễn. Bố tôi mất do tai nạn giao thông không phải tai nạn lao động nên sau khi mất chỉ có ít tiền tử tuất, nhà tôi khi ấy ông bà đều làm nông kinh tế khó khăn. Khi tôi hai tuổi mẹ tôi để tôi cho ông bà nội chăm rồi đi xuất khẩu lao động. Tôi cứ ở với ông bà đến khi lên cấp hai thì mẹ tôi về nhưng mẹ tôi không về nhà tôi mà về nhà khác.
Tôi vừa thi Đại học xong, điểm của tôi cũng khá nên đăng ký vào sư phạm. Có thông báo trúng tuyển là tôi làm đơn đăng ký ở ký túc xá, đăng ký vé xe bus dành cho sinh viên.. tất cả những gì mà tôi thấy có thể tiết kiệm cho tôi ít tiền.
Ông bà nội tôi nghèo lắm, ngoài đồng lương cựu chiến binh và một quán nước chè thì nhà tôi không có nguồn thu nào khác. Thật ra mẹ tôi cũng cho tôi một ít nhưng vì bà đã có gia đình mới, dượng tôi cũng không phải người khắc nghiệt nhưng trên còn có ba mẹ chồng, con riêng chồng, anh em họ hàng nhà chồng nên số tiền ấy chỉ đủ tôi đóng khoản rẻ nhất là học phí.
Mẹ tôi và dượng gặp nhau ở nơi làm thuê, dượng có một đời vợ và một đứa con trai bằng tuổi tôi. Vợ trước cũng vì nghèo mà bỏ đi theo người khác. Hai người đăng ký kết hôn bên ấy, hết thời hạn hợp đồng mới về nước làm bữa cơm báo hỷ. Hôm làm cơm cậu tôi có qua trường đón tôi nhưng phần vì tự ái mẹ lấy chồng mới, phần vì tình cảm mẹ con xa cách lâu ngày đã phai nhạt nên tôi không đến. Từ hồi đó tôi vẫn ở với ông bà nội.
Gần đến khi nhập học, nhà dượng có làm cỗ, dượng đích thân gọi tôi sang, tiếng là mừng cả hai đứa đỗ đại học. Con riêng của dượng đỗ Đại học cảnh sát, nhà bên ấy làm cỗ khao họ hàng. Ông tôi không nói gì chỉ thở dài. Ông bà không có điều kiện cho tôi cái gì, ngay đến xe đạp tôi đi học cũng là hàng xóm có cậu con trai mới đi làm, nhà sắm cho anh ấy cái xe máy nên xe đạp bác bán lại cho tôi. Mang tiếng là bán nhưng bác lấy có năm mươi nghìn, gọi là vừa bán vừa cho.
Bữa cỗ đấy tôi cũng không tham gia. Mẹ có gọi điện cho chú nhưng chú cũng không nói gì, tất cả tuỳ tôi. Mẹ đã có gia đình mới, tôi cũng không có nghĩa vụ phải giữ thể diện cho mẹ với gia đình nhà chồng làm gì.
Tôi và Thảo - bạn thân của tôi cùng bắt xe lên Hà Nội. Nó luyên thuyên bát nháo đủ thứ từ cái điện thoại nó mới mua đến quần áo bố mẹ nó mới sắm cho, nó còn chia tôi ít bánh kẹo, một tuýp kem đánh răng và một cái bàn chải mới. Nhà nó bán tạp hoá, mấy cái này nó mang của nhà đi, giường như nó sợ tôi ngại nên mấy thứ này đều là hàng khuyến mãi, nó bảo không tốn tiều nhà còn nhiều lắm. Tôi phải thầm cảm ơn nó.
Nó vẫn thao thao kể chuyện “Nhà thằng Chung thuê xe đưa nó lên trường đấy, đỗ cảnh sát có khác dượng mày mát mày mát mặt với thiên hạ, mà tiện xe đấy chả cho mày đi cùng. Đúng là dượng vẫn là dượng chả phải bố ruột”.
Dường như nó cũng biết mình lỡ lời nên im tịt, bên trên phụ xe quát “Trật tự đi! Òm ọp như cái chợ ấy”.
Chung là con riêng của dượng, chúng tôi bằng tuổi nhưng học khác lớp. Bạn học cùng chúng tôi từ bé đến lớn đều biết hoàn cảnh của chúng tôi. Sau lưng vẫn thường so sánh hai chúng tôi một đứa cóc ghẻ một đứa là thiên nga. Dĩ nhiên tôi là cóc ghẻ. Dáng tôi cũng cao ráo nhưng con nhà nông quanh năm đun bếp củi lấy đâu mà đẹp được.
Cuộc sống sinh viên cứ thế trôi đi thôi. Tôi cũng mất thời gian đầu không quen với cách giảng dạy trên đại học nhưng cứ cần cù rồi cũng xong. Sinh viên vốn nghèo, tôi cũng không bị lạc lõng quá.
Hết kỳ một năm nhất tôi gặp một vần đề, tôi không có laptop để học. Các bạn trong phòng ký túc xá đều có laptop, bài tập đều yêu cầu gửi email, ban đầu tôi đều tranh thủ ra quán net để làm bài tập nhưng những quán net tôi tìm được máy móc đều dùng để chơi game không có nhiều phần mềm hỗ trợ việc học chưa kể tiền để thuê máy trong thời gian dài cũng khá tốn kém.
Tôi đi làm một học kỳ nữa nhưng nhìn tiền tích lũy được chả đủ mua máy tính nên gần đến kỳ thi tôi cắm đầu cắm cổ vào học mong vớt được học bổng có tiền đầu năm sau mua máy. Trời chẳng phụ lòng người, điểm các môn của tôi đều cao tuy không lấy được học bổng loại ưu nhưng cũng được miễn học phí của kỳ sau, vậy cũng được.
Lên Đại học tôi ở kí túc xá ngay trong trường, đi làm thêm chủ yếu là buổi tối nắng mưa không tới kí túc xá lại cấm nấu ăn nên chúng tôi ăn ngoài...Có lẽ thế mà tôi thay đổi hẳn trắng trẻo, có da có thịt hơn, tôi lại di truyền nhiều nét đẹp của mẹ nên cũng có vài người để ý nhưng tôi còn bận rộn với kế hoạch kiếm tiền của mình nên chả có thời gian để ý tới ai, lâu dần tôi thành “gái kiêu” trong mắt đám con trai trong khoa. Tôi cũng mặc kệ.
Hết năm học, tôi mang xe gửi sang phòng trọ của con bạn cho đỡ mất tiền vé tháng rồi hai đứa bắt xe về quê. Lúc lên xe vì là giờ cao điểm xe khá đông chúng tôi bị tách nhau ra, tôi đứng ở lối xuống còn Thảo đứng tít ở cuối xe. Xe dừng ở một điểm, một người đàn ông giật mạnh chiếc túi xách của tôi rồi lao xuống đường. Tôi hoảng quá cũng lao theo, trong túi xách là tất cả tiền tiết kiệm tôi để dành để mua máy tính. Con bạn tôi bị kẹt giữa một đống người chỉ nhìn theo mà không làm gì được.
Tôi cố chạy theo giằng bằng được cái túi nhưng sức đàn ông và phụ nữ vốn chênh lệch hắn giơ tay giáng một cú đấm mạnh vào mặt tôi rồi chạy mất. Con bạn tôi xuống ở điểm kế tiếp rồi chạy vòng lại đến nơi thì tôi đã đo đất. Nó sợ quá khóc ầm lên, tôi đau quá gần như lịm đi.
Lúc tỉnh dậy thì đã nhập nhoạng tối, lúc đầu tôi còn không nhận thức được gì hết nhưng khi tỉnh táo lại tôi thấy mình đang ở bệnh viện, con bạn tôi đang cầm chiếc khăn lạnh chườm mặt cho tôi. Tay tôi vẫn còn đang cắm ống truyền, mặt tôi sưng vù, cổ không cử động được cũng không nói được.
Có người cầm xấp giấy tờ đi vào trong phòng, người đó đứng ở đầu giường nên tôi không nhìn thấy chỉ thấy trang phục người đó đang mặc là quần xanh cảnh sát. Con bạn tôi quay qua nhìn tôi ái ngại thì thầm.
“Tao sợ quá chả biết gọi cho ai, có mỗi thằng Chung là tao có thể liên lạc được nên tao đành gọi nó”.
Tôi chả có sức đâu mà phản đối nhắm mắt lại thiếp đi. Lúc tôi đau quá tỉnh lại đã là đêm, người nhà bệnh nhân đã kê giường xếp ngủ hết. Chắc tác dụng của thuốc giảm đau hết nên tôi tỉnh lại, Thảo đang ngủ, tôi không nói được mà cất giọng gọi nó chỉ thấy cái bóng xanh xanh di chuyển đến gần tôi, mặt tôi đang méo mó vì đau. Cậu ấy thấy vậy đi gọi bác sĩ tiêm thêm thuốc để tôi ngủ tiếp.
Tôi nằm viện mất năm ngày, cú đánh đó làm tôi bị chấn động não, bác sĩ yêu cầu làm một loạt các xét nghiệm để chắc chắn không có vấn đề gì thì cho xuất viện, tôi thuộc diện sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nên tiền chữa bệnh hầu hết được bảo hiểm chi trả chỉ có tiền chụp CT là tôi phải tự trả. Tôi nhìn phiếu đề nghị chụp CT mà giật mình, trên phiếu đã đóng dấu đỏ “Đã thu tiền”, là Chung trả. Tôi không muốn mắc nợ người ta nên định không làm xét nghiệm này thì cậu ấy đã nói trước.
“Tớ đi học có lương trợ cấp không cần phải trả ngay lúc nào trả cũng được”
Tôi thấy sức khỏe quan trọng hơn nên đồng ý làm xét nghiệm nhưng như thế tôi phải đi làm thêm nhiều hơn mà laptop tôi còn chưa mua được.
Tôi quyết tâm ở lại hè để làm thêm. Tôi đạp xe rong ruổi khắp phố phường Hà Nội, làm thêm ở bất cứ chỗ nào tuyển người. Tôi nhận năm sáu lớp dạy kèm, có những nhà họ còn mang cả con nhỏ vào cho tôi trông thêm nhưng tôi vẫn cắn răng làm miễn sao có lương.
Sau ba tháng hè tôi lại quay lại dáng vẻ cô bé gầy còm đen đúa hồi cấp 3 nhưng dù sao cũng đủ tiền trả nợ và mua máy tính. Tôi phấn khởi mang tiền đi trả, Chung không nói gì chỉ nhìn tôi một lúc rồi nhận tiền, tôi cũng không quên mang cảm ơn câu ấy một cốc trà sữa quán tôi làm. Quán trà sữa đang có chương trình khuyến mãi mua trà sữa được tặng một móc chìa khóa xinh xinh, thật ra là dành cho các cặp đôi nhưng tôi mua một cốc nên chỉ được một chiếc, tôi chọn cho cậu ấy một móc chìa khóa hình nobita.
Tôi chỉ tranh thủ về giỗ bố một ngày lại quay về trường học nên không gặp mẹ tôi, nhưng dần dần tôi cũng không oán trách bà nữa, đi ra xã hội mới thấy cuộc sống khó khăn thế nào. Một mình mẹ sống ở nơi đất khách quê người cũng không dễ dàng, tôi thông cảm cho sự lựa chọn của mẹ.
Năm học mới việc đầu tiên là mua máy tính, tôi không đủ tiền mua máy mới nên tính mua máy cũ thôi. Tôi nói chuyện này với cái Thảo, mấy hôm sau nó mang đến cho tôi một cái máy tính nhìn rất mới nó bảo người nhà nó để lại cho giá rất rẻ bảo tôi cứ dùng thử nếu được thì lấy, chỗ người quen nên không cần trả tiền ngay. Tôi thấy rẻ hơn mong đợi nên nhờ một bạn bên khoa Tin kiểm tra máy hộ rồi lấy luôn.
Cuối tuần vì là ngày nghỉ tôi đi làm thêm xa một chút, nhà thuê tôi làm gia sư có hai cậu con trai, tôi kèm cả hai đứa cũng không vất vả mà lương lại được gấp rưỡi, đi xa một chút cũng đáng. Chỗ này đi qua trường cảnh sát nên mỗi khi đi ngang qua trường tôi lại đứng nhìn, thậm chí sinh viên mặc áo cảnh sát đi trên đường tôi cũng ngó, tôi hy vọng nhìn thấy cậu ấy mặc dù khả năng tình cờ nhìn thấy gần như bằng không.
Có lẽ trời không phụ lòng người, hôm Noel tôi đi dạy thêm, đi gần đến nơi rồi thì mấy cậu học trò nhắn tin cho tôi “Chị ơi! Chị gọi cho bố mẹ em bảo chị đi chơi với bạn xin nghi đi, để bố mẹ cho tụi em đi chơi, chị nhá”.
Tôi cũng phải phì cười với mấy thằng nhóc này nhưng vẫn gọi điện rồi quay xe về lúc đi ngang qua trường cảnh sát, đang giờ đổi ca trực tôi chưa được xem bao giờ nên đứng lại nhìn. Cậu bạn của tôi đang nai nịt gọn gàng giơ chân nhấc tay làm nghi lễ đổi ca. Cũng có vài người thấy thú vị nên đứng lại.
Hai người đổi ca, cậu bạn tôi quay người đứng nghiêm nhìn ra đường, chắc cậu ấy cũng nhận ra tôi trong đám đông nên cười tủm tỉm. Cậu ấy đang làm nhiệm vụ không nói chuyện được, hai đứa tôi cứ đứng nhìn nhau cười như hai đứa dở hơi đến khi có một người nhìn có vẻ là thủ trưởng của cậu ấy đi ngang qua thấy cười chế giễu, tôi ngượng quá phóng xe đi mất.
Cuộc sống của tôi vốn chả có màu sắc gì, tôi cứ vùi đầu vào đi học đi làm. Nhiều lúc tôi cứ nghĩ tôi sẽ lập lại cuộc sống này đến già. Mấy đứa bạn ký túc xá gọi tôi là bà cô già cưỡi chổi, tần suất tôi có mặt ở phòng bằng với số lần bọn nó mang chổi ra quét nhà. Chỉ khi phòng có sinh nhật, tôi mới có mặt tham dự, còn sinh nhật tôi á, gần hai mươi năm nay cái ngày đấy chẳng mang lại cho tôi cái gì tốt đẹp.
Sinh nhật tôi trước ngày bố tôi mất hai ngày, mẹ sinh tôi xong bố mới bắt xe về nên người ta cũng không coi tôi là xui xẻo nhưng mười mấy năm nay cũng chả ai chúc mừng sinh nhật tôi cả, tôi cũng coi như ngày thường thôi. Sống tiếp mới là quan trọng.
Hoa sữa nở rộ, tôi đã sang năm ba, lần đầu tiên trong đời tôi biết pháo hoa Hà Nội. Đám bạn cũ thời cấp ba hẹn nhau họp mặt. Chúng tôi đi ăn miến lươn trộn rồi kéo nhau ra phố đi bộ. Bờ hồ đông nghịt người, chúng tôi hoà vào đám đông đang lắc lư theo tiếng nhạc. Mọi người nắm tay nhau cho khỏi lạc làm tôi nghĩ đến trò chơi đoàn tàu trẻ con hay chơi.
Gần đến giờ bắn pháo hoa, đám đông càng nhộn nhạo, mấy bạn con trai cố gắng tạo thành một vòng vây chúng tôi ở giữa nhưng không được, chúng tôi vẫn bị lạc nhau. Tôi bị người chen lấn đẩy gần sát ra bờ hồ. Trong tiếng đếm ngược của đám đông, trên bờ hồ cách tôi một đoạn Chung đứng đó, chúng tôi nhìn thấy nhau, cậu ấy cố gắng chen tới chỗ tôi nhưng không thể. Pháo hoa bắn lên rực rỡ cả bầu trời, đám đông xung quanh reo hò “Happy New Year!” Hai chúng tôi nhìn nhau cười, cậu ấy nói to gì đấy những khoảng cách quá xa tôi không nghe thấy. Một năm mới lại tới.
Khoảng cách giữa chúng tôi không được tính bằng mét mà là khoảng cách giữa các vì sao, khúc mắc giữa chúng tôi khiến chúng tôi không thể làm bạn chứ đừng nói đến xa hơn tôi nghĩ thế. Sinh viên về nghỉ tết thông thường sẽ đến thăm thầy cô, chúng tôi cũng vậy.
Hôm đi thăm thầy dạy Toán, hai chúng tôi gặp nhau ở nhà thầy, tôi và Thảo đi một xe, Chung và một bạn nam tôi không biết tên đi một xe đến. Lúc ấy tôi không nghĩ gì cả nhưng khi ra về tôi đi giày thể thao nên ngồi lại để buộc dây giày. Ra đến cổng thì không thấy con bạn tôi đâu cả chỉ có Chung đang đứng đấy chờ. Chùm chìa khóa cắm sẵn trên xe, chiếc móc chìa khóa hình nobita dùng lâu ngày đã bạc màu.
Chung chở tôi về, cậu ấy bảo cậu ấy nhờ bạn chở Thảo về trước, lâu lâu cậu ấy mới được nghỉ nên muốn đưa tôi đi chơi. Chúng tôi đến trung tâm thương mại gần đó mua vé xem phim, tôi lúc ấy tâm trạng rối rắm nên chả nhớ được phim chiếu cái gì chỉ nghe trái tim tôi đang đập từng nhịp thịch, thịch trong lồng ngực.
Giữa chúng tôi không thể nói là tình cảm yêu đương, kể từ sau lần đó vì sinh viên trường cảnh sát không được sử dụng điện thoại nên chúng tôi không liên lạc với nhau. Tôi vẫn bận bịu với cuộc sống của mình, tôi xin được vào dạy ở một trung tâm dạy thêm có tiếng nên thời gian lên lớp rồi soạn giáo án khiến tôi không có thời gian mà nghĩ đến việc khác nữa chỉ có duy nhất một điều là sau hôm đấy có một hộp quà không đề tên gửi đến cho tôi bên trong có một chiếc móc chìa khóa hình Xuca. Tôi nghĩ cậu ấy cũng trẻ con thật.
Thời gian cứ thế trôi đến lúc làm khóa luận tốt nghiệp thì mẹ tôi nhập viện, người ta bảo mẹ tôi bị ung thư dạ dày đã di căn yêu cầu người nhà phải túc trực chăm sóc. Tôi đang trong thời gian nghỉ để chuẩn bị bảo vệ luận văn nên túc trực chăm sóc bà, dượng tôi còn phải chăm sóc em gái tôi và coi xưởng nên hai hôm bắt xe ra một lần. Tôi nhìn mẹ thiêm thiếp trên giường bệnh bỗng nghĩ cuộc đời thật vô thường.
Mẹ tôi nằm viện tầm ba tháng thì bệnh viện trả về nhà. Ngày đưa tang mẹ, tôi và Chung đều đeo khăn tang, hôm đấy trời nắng rất to, cô em gái mười tuổi của tôi tự tay tết một vòng hoa cúc đặt nên mộ, tôi mua một cây hoa đá nhỏ trồng cạnh bà cho bà bớt cô đơn.
23 tuổi, tôi chính thức ra trường, tôi vẫn dạy thêm ở trung tâm ấy.
24 tuổi, tôi thi thạc sĩ, học thêm tiếng Anh nâng cao. Chung đã ra trường, cậu ấy về làm ở sở công nghê thông tin cục cảnh sát mạng.
25 tuổi, Thảo lấy chồng. Tôi làm phù dâu, Chung làm phù rể, cái cậu nam sinh tôi không biết tên đấy giờ tên được in to treo cạnh tên cô bạn tôi.
27 tuổi, tôi học xong thạc sĩ, tôi được tuyển vào dạy ở một trường tư thục quốc tế song ngữ ở Hà Nội. Cô em gái tôi thi đỗ trường chuyên lên ở với anh trai ở trên này, vì thế chúng tôi thi thoảng cũng đưa đón nó đi chơi đi học.
Cái laptop cũ của tôi tôi mang sang cho em gái dùng tạm, nó nhìn cái máy lại bảo máy tính này của anh Chung, nó lật mặt chỉ cho tôi một dòng chữ. Lúc ấy tôi hiểu cái gmail chungnk91@gmail.com viết bằng dạ không phai sau laptop là của ai.
Cái Thảo bạn tôi nó bảo Chung bảo nó mang máy sang cho tôi dùng, cậu ấy học ở trường dùng máy của nhà trường, cậu ấy sợ tôi biết không lấy nên bảo Thảo bảo với tôi là máy của họ hàng, lấy giá rẻ bèo, vậy mà hồi ấy tôi vẫn sợ là hàng ăn cắp.
28 tuổi, tôi trở thành gái độc thân duy nhất ở trường, các cô giáo ở trường tích cực mai mối cho tôi. Sau đấy một vài hôm cứ cách vài ngày học sinh lại thấy một anh cảnh sát đi xe máy đứng ở cổng trường. Tôi giả vờ như không thấy nhưng người ta cứ dắt xe máy đi đằng sau tôi, tôi giả vờ không được.
29 tuổi, chúng tôi mới chính thức yêu nhau, giờ này đám bạn đã tay bế tay bồng, chúng tôi vẫn dắt tay nhau đến thăm thầy cô giáo cũ.
Cuộc sống này vẫn có thứ xứng đáng để hy vọng và chờ mong.
© MINH DAO - blogradio.vn
Xem thêm: Có một người tôi yêu rất sâu
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.