Thương thầm
2024-11-01 17:25
Tác giả:
blogradio.vn - Người ta ai cũng tìm cách mưu sinh trong đủ mọi hoàn cảnh trong đủ mọi khả năng của mình. Mà tôi thấy xót lòng cho những cảnh ngộ như vậy, mong sao tất cả họ đều luôn khỏe mạnh và đều luôn bán hết hàng mỗi ngày.
***
Tôi thấy thương tất cả họ, những người tôi vẫn gặp mỗi ngày trên con đường trong con phố trong khu chợ cũng quen thân mỗi ngày. Tất cả họ đều xa lạ với tôi, đó là lúc trước, đó là lúc tôi chưa gặp chưa mua hàng của họ, còn từ khi tôi gặp tôi được nói chuyện cùng họ thì tôi đã xem họ như những người quen. Mà mỗi ngày cho dù không mua tôi vẫn đi ngang hàng của họ, vẫn nhìn họ và cười, như một lời chào vậy. Như một niềm mong mỏi muốn gởi đến cùng họ là mong họ bán được đắt hàng rồi mau được về nhà để còn nghỉ ngơi còn lấy lại sức cho những ngày bán mua tiếp theo.
Đó là một chú bé, tôi nghĩ là mọi người cũng sẽ gọi giống tôi vậy khi gặp, một chú bé con mới học hết cấp hai đã theo mẹ ra chợ mưu sinh vì gia đình quá khó khăn. Mà có lúc tôi nhìn thấy chú bé đứng hay ngồi bên cái tủ nhỏ đựng đầy bánh tiêu và những loại bánh khác, có lúc tôi lại nhìn thấy chú bé đứng bên cái xe đẩy và đang làm bột chiên bánh. Mà hai mẹ con cứ thay nhau mỗi ngày như vậy, nhưng những lúc tôi ghé mua thì cứ đúng dịp chú bé đang bán, vậy là tôi có dịp làm quen và nói chuyện cùng. Không hiểu sao tôi cứ mang theo hình ảnh chú bé về đến tận nhà và cả trong suy nghĩ của tôi những ngày sau đó, tôi thấy thương thấy một chút ngậm ngùi cứ dâng lên vì chú bé còn nhỏ quá. Đó là lứa tuổi phải được cắp sách đến trường phải được ăn được ngủ đủ giấc đúng giờ để còn tung bay vào đời cho mai sau, vậy mà chú bé đã cặm cụi mưu sinh quá sớm. Không biết mai này cuộc đời con sẽ ra sao, tôi mong chú bé sẽ có được sẽ nhận được những điều tốt đẹp hơn, chứ chẳng lẽ bắt con cứ gắn bó với cái tủ bánh với cái chảo dầu nóng sôi và cứ suốt ngày chỉ biết có vậy. Vì con còn nhỏ quá nên tôi cứ thấy xót lòng.
Tôi mang tất cả những điều đó, những suy nghĩ về chú bé kể cho ông xã tôi nghe, anh cứ ngồi im lặng và trầm ngâm rồi anh hút thuốc. Tôi hiểu anh cũng đang đồng cảm với những suy nghĩ của tôi về chú bé, và cũng vì vợ chồng tôi cũng chỉ có một đứa con. Tôi không so sánh cũng không muốn làm phép so sánh, tôi chỉ thấy mủi lòng và thấy thương chú bé thật nhiều. Rồi tôi cũng không biết làm sao nên cứ gặp ai nói chuyện, dù là bất cứ chuyện gì tôi cũng xen vào một vài câu giống như vô tình vậy, tôi nói ở chợ có hàng bánh tiêu ngon lắm mà cũng rẻ nữa, cứ mua ăn là thấy ghiền luôn. Tôi muốn mọi người ghé mua nhiều nhiều cho chú bé mau hết hàng, tôi mong chú bé được đi học lại để có một tương lai sáng sủa hơn. Và tôi mong được nhìn thấy nụ cười bé thơ thật đáng yêu trên gương mặt chú bé đúng như lứa tuổi của chú bé, được cười được vui và được hưởng những hạnh phúc chú bé xứng đáng được hưởng.
Tôi nhìn chiếc xe đẩy của chị, một phụ nữ có nụ cười tươi và tiếng mời chào đon đả. Trên chiếc xe là các loại thức uống khác nhau mà nhìn qua tên thức uống là người ta đã muốn uống rồi, vì loại nào cũng mát cũng sẽ giúp người ta giải nhiệt tốt trong mùa nắng nóng oi bức này, trong cái nắng kinh người này. Tôi nhìn chị vừa nói vừa luôn tay bán hàng cho nhiều người rồi tôi thuận hỏi luôn:
- Trời nắng vậy chắc chị bán đắt hàng lắm, nhà chị có xa đây không?
- Cũng gần mười cây số đó em, mà ngày nào chị cũng đi vậy nên quen rồi, nhưng chỉ bán được mùa nắng thôi em chứ mùa mưa là ế lắm.
- Em thấy mùa mưa tới là không thấy chị nữa.
- Chị ở nhà phụ giúp việc nhà cho người ta, cũng kiếm đủ miếng ăn qua ngày, nhưng chị thích đi bán vậy hơn, cũng cực nhưng vui hơn.
Tôi nhìn chị vừa đẩy xe vừa rao to giữa cái nắng của buổi sáng mà cứ hừng hực như bốc lửa vậy, tôi thấy thương và thấy phục chị, mỗi ngày cứ mưu sinh với cái xe nước như vậy tính ra chị khỏe hơn một vận động viên chạy bộ. Một phụ nữ lớn tuổi lắm rồi mà còn bươn chải miệt mài như vậy, tôi thấy thương những giọt mồ hôi ướt đẫm hai bên gò má chị được che đi dưới cái nón rộng vành, và thấy thương dáng chị nhanh nhẹn thoăn thoắt trên con đường. Chị nói chị đi đến tận chiều tối mới về nhà còn buổi trưa là ghé tạm một bóng mát nào đó mà ăn vội hộp cơm mang theo.
Tôi nhìn xấp vé số được chìa ra trước mặt tôi với lời mời của một người đàn ông, tôi dừng ăn và ngước lên nhìn. Đó là một thanh niên bị tật một bên chân, nhìn anh ấy bước đi cứ bị lệch hẳn người về một bên một cách khó nhọc, tôi lắc đầu, rồi sợ anh ấy buồn nên tôi nói thêm:
- Anh ơi, tôi không bao giờ mua vé số.
Hôm đó là ngày rằm nên quán chay rất đông, người ta ngồi kín hết các bàn. Tôi thấy vui vì anh ấy đi mời nhiều người nữa và ai cũng mua, có người mua đến năm tờ mười tờ nên tôi thấy vui lây cho anh ấy. Tôi nhìn theo cái dáng xiêu vẹo của anh ấy cứ dừng lại bên từng người một và tôi cứ nói thầm trong bụng mong sao cho người ta mua dùm cho anh.
Tôi gặp lại người đàn ông đó nhiều lần nữa cũng trong quán chay đó, mà hình như anh ấy biết đó là ngày ăn chay nên người ta hay tập trung ăn nên hay vào quán những lúc đó, tôi và anh ấy cũng hay nhìn nhau cười như người quen vậy. Người ta ai cũng tìm cách mưu sinh trong đủ mọi hoàn cảnh trong đủ mọi khả năng của mình. Mà tôi thấy xót lòng cho những cảnh ngộ như vậy, mong sao tất cả họ đều luôn khỏe mạnh và đều luôn bán hết hàng mỗi ngày.
Tôi còn gặp nhiều người nữa, nhưng không hiểu sao ba người họ cứ gieo vào tôi một niềm thương lớn đến vậy. Nhưng tôi cũng chỉ biết thương thầm họ trong lòng mà thôi, và cầu mong những điều tốt lành đến với họ, những con người cứ ngoài mưa ngoài nắng suốt ngày. Những con người với những gia đình những hoàn cảnh khác nhau nhưng tôi thấy thương chú bé nhất, dù sao chú bé vẫn còn nhỏ quá và cuộc đời vẫn còn rất dài phía trước.
Ngày hôm qua nguyên cả xóm tôi bị cúp điện, nghe nói phải sửa chữa gì đó mà cúp từ sáng sớm đến tận chiều tối luôn, tôi nói với chị hàng xóm:
- Nóng quá hả chị, muốn chảy mỡ luôn đó.
Tôi tưởng chị đồng ý vói tôi ai dè đâu chị mắng.
- Mỡ đâu mà chảy, người gì toàn xương với da, sao không biết tự thương mình vậy hả, ráng ăn nhiều nhiều vào một chút.
Tôi chưng hửng trong phút chốc, vì cách đó một ngày tôi gặp một người quen trước kia làm việc chung trong trường, người đó nói nhìn mặt tôi tròn lên đầy đặn lên, chắc nghỉ ở nhà nên mập lên, tôi chưa kịp vui thì hôm nay bị chị ấy mắng một tăng. Rồi cả xóm tôi cứ thay nhau gọi điện ơi điện hỡi làm tôi nhớ lại cả tháng nay ngày nào xem ti vi hay đọc trên báo cũng thấy vô vàn nơi nào cũng hạn hán cũng nắng nóng cũng thiếu nước, có nơi tôi còn thấy mặt đất bị nứt nẻ khô cằn không thể tưởng tượng được. Rồi tôi thấy có những người già chỉ sống trong những ngôi nhà phải nói là siêu siêu nhỏ, nhà gì mà chỉ có hơn hai mét thì tôi không tưởng được họ sẽ sống như nào. Vậy mà họ vẫn sống, những người đã quá lớn tuổi rồi, trong cái nắng nóng như lửa dội vào vậy, đến tối qua tôi còn thấy truyền thông đưa tin nữa. Không biết đến lúc nào cái khổ cái khó và những cảnh thiếu nước mất điện mới hết được.
Tôi tin là moi người sẽ không cầm lòng được khi đọc được khi nhìn thấy những cảnh đời như vậy. Còn tôi chỉ biết thương thầm trong bụng, muốn viết ra một chút muốn viết thêm về họ một chút vì những phóng viên cũng đã viết rồi. Viết ra để thấy mình còn sung sướng gấp trăm gấp nghìn lần họ, viết ra để thấy trái tim mình đang đồng cảm đang thấu cảm và đang cùng nhịp đập với họ. Cứ ước mơ cứ khát khao hoài về những điều thuận lợi những điều tốt đẹp cho bao người còn khổ hơn mình. Viết ra để thấy mình sẽ và sẽ còn bận lòng hoài với cuộc sống này với cuộc đời này, viết ra để thấy để biết mình còn yêu thương rất nhiều bao người khốn khó xung quanh mình.
Tôi chỉ muốn gởi đến cùng họ là một chút thương thầm trong tôi mà thôi, một niềm thương một tình thương thầm lặng và cả một lời động viên nhỏ nhoi, hãy cố lên.
Không biết những ngày nắng nóng như này còn kéo dài đến bao lâu, nhưng chắc chắn những cơn mưa sẽ đến.
Những cơn mưa sẽ đến, cho cuộc sống này được dịu dàng hơn, cho mọi người bớt đi những cái khổ đời thường, cho mọi người tin hơn tình thương chẳng bao giờ thiếu trong cuộc sống này, dù là với những người xa lạ, dù chỉ là thương thầm mà thôi.
© HẢI ANH - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Ai Rồi Cũng Sẽ Thay Đổi | Radio Tâm Sự
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Dịu dàng trong đời (Phần 1)
Cô vì sao không buông được ngay cả chính cô cũng không biết, nếu nói là còn yêu thì cũng không phải, nếu nói là không còn yêu thì cũng không đúng. Chỉ là không thể buông, nó cứ day dứt giày xéo trái tim cô, muốn quên đi nhưng lại chẳng thể quên, muốn buông bỏ nhưng lại chẳng nỡ.
Ngôi nhà tiền kiếp
Trong giấc mơ, cô thấy mình đang ở một ngôi nhà quen thuộc với những con người quen thuộc nhưng lại không phải là những người thân hiện tại mà cô đang sống cùng. Phải chăng đây là gia đình cô, nhà của cô từ kiếp trước?
Giấc mộng và hiện thực
Bài học đầu tiên khi tôi bước chân vào xã hội rộng lớn này là ước mơ thì luôn đẹp như vậy đẹp đến nỗi ta quên đi giữa kẽ những giấc mơ đó là hiện thực tàn nhẫn ra sao.
Những điều chưa kịp nói
"Tớ không biết phải làm thế nào để nói với cậu rằng tớ thích cậu. Mỗi ngày nhìn cậu cười, nghe giọng nói của cậu, tớ thấy lòng mình vui đến lạ. Tớ muốn bảo vệ cậu, muốn ở bên cậu mãi mãi, nhưng tớ không đủ can đảm để nói ra. Tớ sợ nếu cậu biết, chúng ta sẽ không thể tiếp tục như bây giờ nữa. Vậy nên, tớ chọn cách im lặng, dõi theo cậu từ xa. Có lẽ như vậy là đủ rồi."
Cảm ơn mẹ vì tất cả
Dù mẹ tôi có thể không hoàn hảo nhưng luôn yêu thương tôi theo cách hoàn hảo nhất. Việc tôi có được tất cả những điều tốt đẹp nhất trên đời đều nhờ có mẹ.
Những kẻ mộng mơ
Anh đổ thừa cho cà phê làm anh mất ngủ, anh quy trách nhiệm cho thời tiết khó chịu khiến anh không thể chợp mắt nhưng thực lòng anh chỉ suy nghĩ về em, về những nguyên do hai ta không còn hợp, về những gì anh đã làm, đã sai.
Thanh xuân của tôi
Cảm giác nghẹn ngào dâng lên, khiến tất cả chúng tôi đều biết rằng, dù có trải qua bao nhiêu năm tháng, thì những ký ức này sẽ mãi in đậm trong trái tim.
Mây đợi ai nơi ấy
Không còn một Pha Lê áo thun trắng quần jin xanh đóng thùng hăm hở với bao nhiêu công việc xã hội, bây giờ chỉ còn một cô giáo Pha Lê dịu dàng nữ tính trong tà áo dài mỗi ngày đến lớp đến trường.
Giá như...
Hành trình của mỗi người là khác nhau, đoạn đường người ghi dấu vì thế cũng muôn vàng khác biệt. Nhành diên vĩ um tùm nhưng lại dễ gãy đổ trong gió, những cảm xúc cả buổi ban đầu có chắc gì nguyên vẹn đến mai sau.
Hồi ức chuyến tàu cuối về Sài Gòn – 1985
Tối hôm đó, Ngọc Lan trở về nhà với bao suy nghĩ. Câu hát “I don't know why, you said goodbye…” cứ vang mãi trong đầu cô. Cô cười thầm, tự hỏi liệu có phải mình đã rung động trước chàng trai tốt bụng ấy không.