Phát thanh xúc cảm của bạn !

Những mảnh ký ức (Phần 4)

2025-03-11 19:50

Tác giả: Trang Hoang Thi


blogradio.vn - Một cách duy nhất để được ăn phở đó là “bị ốm”, phải được ốm, không ăn được gì thì sẽ được ăn phở. Thế là trưa nắng thay vì trông thóc, bọn tôi lăn ra phơi người để được ốm và cũng được ốm thật!

***

(Tiếp theo phần 3)

 

Quán Phở Của Bác Bình

Hồi đấy, con em tôi lên 5-6  gì đó, nhà tôi lúc này có con tivi màu JVC đẹp nhất làng, khi đó đài truyền hình đang chiếu bộ phim “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”, có đoạn bọn nó ăn gì nhiều lắm, nó lại giãy lên khóc đòi ăn bằng được. Mà ngày ấy làm gì có hàng quán nhiều như bây giờ, đèn điện cũng thiếu nên tối làm gì có ai bán hàng. Nên có hôm mẹ tôi phải dấu kẹo dồi chó vào tủ, lúc nào nó khóc lại lôi ra cho nó ăn. Hôm nào cáu quá cho ăn tát thay vì ăn kẹo…

Ngày đấy nghèo chả biết ăn ngon là gì, chỉ vài quả ổi, quả khế hay mấy cái bỏng gạo đi nổ là quà vặt, nên cái món phở của nhà bác Bình Bệu ngay sau cổng làng, gần nhà bà ngoại tôi là một điều cực kỳ xa xỉ. Thì đó, cứ mỗi ngày lạc trôi đến đấy đánh đu trên cành bưởi lại bị ông ngoại gọi rồi đuổi về: 

“Trang ơi về thôi không con mẹ mày đến lại ăn đòn!”

Haizzz lại cong đít chạy về. Mà nào tôi có về luôn. Dọc đường là quán phở “Bình bệu” đang ninh nồi nước dùng to đùng, hơi nghi ngút tỏa ra đem theo hương thơm ngào ngạt như níu cả hồn tôi ở lại...

Hồi đó nhà đứa nào cũng nghèo, làm gì có đồ chơi đâu, chỉ toàn những thứ tự tạo từ những thứ xung quanh mình. Lũy tre đầu ngõ với cái ao lấp đầy bởi rác được lũ chúng tôi hì hục dọn sạch trong những ngày nghỉ học. Bãi rác trở thành sân chơi cho cả đám trẻ trong xóm. Rồi đi xin rau lang, hoa mười giờ trồng xung quanh, lập một túp lều bán hàng với đủ thứ: nào bèo Tây cắt khúc làm thịt gà, nào hoa dâm bụt nhào nước thành nước dùng rồi những quả bưởi non đem về thành món thịt được thái nhỏ xâu thành xiên, hay lá khúc tần làm bún và phở. Tiền mua hàng chỉ là những cái tẹt tay, mà đứa nào mình quý chỉ tét thật nhẹ và ngược lại với đứa nào mình không ưa.

Tiệm ăn đó cứ nhộn nhịp vào buổi chiều sau giờ học, hay mở cả ngày vào những tháng hè sôi động. Với tre xanh rì rào, tiếng búa đập chan chát của các bác thợ rèn, tiếng ve kêu râm ran và tiếng mua bán thất thanh của lũ trẻ xóm lao động này.

Sau những mùa hè ấy, tiệm ăn lại có nhiều thay đổi. Vài phi vụ cãi nhau dẫn đến chiến tranh lạnh nên tiệm ăn được di dời vào gầm cầu thang được quây kín bí mật. Việc mua bán có khi chẳng biết người mua hay kẻ bán là ai, rồi có lần con em trót ngủ quên khiến cả nhà đi tìm mà muốn rụng tim.

Rồi có khi tiệm ăn hoành tráng hơn vào những ngày giáp trung thu. Bố tôi rất khéo tay, chỉ từ cái khau tát nước và mớ tải dứa, ông đã làm cho cả xóm một đôi sư tử để múa và đi khắp làng xin tiền. Khoản thu được đó, những đứa cầm đầu như tôi sẽ đi ra nhà ông Đắc, bà Đa Dần mua những thanh kẹo lạc, kẹo bột, hay gạo mà nhiều nhà cho thay tiền để nổ bỏng gạo. Tất cả gom thành một tiệm nhỏ bày lên chiếc mẹt ngay trước cổng nhà tôi để cô bác chú dì đi qua thương tình phải mua với giá đắt gấp hai ngoài chợ. Tiền thu được lại gom tiếp cho những lần sau.

Mặc dù có tiệm ăn riêng khá khẩm hơn với những đồ ăn được, nhưng tôi biết đứa nào cũng khao khát, ngấp nghé chỗ nhà ông Đắc Củ hay bà Đa Dần. Để ngắm gói ô mai xí muội hoa đào, hay cái kẹo cao su con vẹt xanh đỏ khi nhai hết phần đường ngọt có thể thổi được bong bóng to lấy le với những đứa còn lại.

Đâu chỉ thế, những ngày mùa, vừa trông thóc phơi, vừa tranh thủ lội ao, hay đi mót lúa nếp về làm cốm, quần áo lấm lem lại rủ nhau lội sông tắm bị mẹ tóm được quật cho vài roi. Những lúc đó lại ôm chó ngồi canh thóc, giăng những chiếc tải lớn làm lều xây dựng một tiệm ăn với những món: cào cào, châu chấu hay những chú sâu non xanh mọng. Còn vị khách là anh chó Bấc” bất đắc dĩ ngồi im để nó dí “những món” đó vào mặt mà chỉ biết lúc lắc cái đầu, hay hít ngửi rồi nằm ngoan nghe nó kể tội “mẹ” đánh nó đau như thế nào... rồi thiêm thiếp nằm ngay ra đó nóng ran đầu.

Ngày đó hay lắm! Cả cái làng chỉ có một quán phở nhà bác Bình bệu, chắc tại bác ý béo vì được ăn phở nhiều nên gọi vậy (bố tôi giải thích thế). Mà chỉ có những nhà giàu trong làng mới có tiền ăn phở, chứ nhà bọn tôi ăn sáng là một điều xa xỉ rồi nói chi được ăn phở. Một cách duy nhất để được ăn phở đó là “bị ốm”, phải được ốm, không ăn được gì thì sẽ được ăn phở. Thế là trưa nắng thay vì trông thóc, bọn tôi lăn ra phơi người để được ốm và cũng được ốm thật!

Quán phở chỉ mở vào ban tối vì ban ngày thấy bảo bác ý còn đi dạy học. Mùi nước dùng ninh xương ống lẫn hành khô, hoa hồi, thảo quả, quế thơm lừng, những miếng thịt gà vàng mọng bày trong chiếc tủ kính, và đĩa thịt bò đỏ tươi được bác thái nhanh thoăn thoắt mỏng tang nhấn qua nồi nước dùng và đổ ập vào bát phở. Thêm hành lá, hành chẻ, mùi tàu, chút giá đỗ và một thìa mì chính. Tôi đã thập thò và quan sát rất kỹ các động tác ý mỗi lần đến chơi bị ông ngoại đuổi về. Tôi ghi nhớ và đem những trái bưởi non, nhặt lá tre hay cạo gạch ở những kho nhà máy gạo đem về chế biến riêng cho anh “Bấc”. Và thèm khát một ngày được ăn bát phở bò ý!

Ấy vậy mà khi ốm thật, được mẹ hỏi ăn gì là tôi thốt lên: “Con ăn phở nhé!” Mẹ lại xách cặp lồng tất tưởi đi mua về cho tôi ăn. Trời ơi, cái mùi vị ấy dù có mệt đến mấy chăng nữa, nhưng khi được ngửi thấy là bao nhiêu nước dãi cứ chảy tùm lum vì thèm. Nhưng ốm miệng đắng ngắt nào có thấy gì ngon. Cố sống chết húp được bát nước phở, còn cái thì con em với ông anh chén hết! Tụi nó cười khà khà và bảo bao giờ chúng nó ốm sẽ đến lượt mình được ăn “cái”(sợi phở và thịt)...

Vậy đó! Tiệm ăn của tuổi thơ là túp lều ngoài bãi rác cạnh luỹ tre, rồi di dời qua gầm cầu thang, cổng nhà và cao siêu hơn là mơ ước được ăn tô phở bò của quán phở bác Bình “Bệu”! Bây giờ những quán phở có rất nhiều, quán bác Bình cũng không còn bán nữa, cái hương vị đó vẫn mãi sống động ở tuổi thơ của tôi: nồng nàn, ấm áp và trong veo! Để rồi mỗi dịp đi qua, những hình ảnh về  dãy bàn, những vị khách và bác bán phở tay nhanh thoăn thoắt vẫn như thước phim thật chậm diễn ra trước mắt.

 

(Còn tiếp)

 

© Trang Hoang Thi  - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Chúng Ta Của Sau Này, Ai Rồi Cũng Sẽ Hạnh Phúc | Radio Tâm Sự

Trang Hoang Thi

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Đợi

Đợi

Thú thật với mày là bây giờ tao chẳng cảm thấy gì trong lòng cả, đau cũng không mà buồn cũng không. Tao chỉ thấy… hình như ở ngực trái tao bị khoét mất một mảng khá lớn đấy.

Vẫn là chính mình

Vẫn là chính mình

Tôi làm gì cũng chẳng ai quan tâm, bệnh đau cũng một mình phải chịu đựng. Mọi người đâu biết rằng tôi là con người, cũng có cảm xúc và làm sao chịu đựng nổi biết bao nhiêu chuyện xảy đến như vậy. Anh đã làm tôi bắt đầu thay đổi và suy nghĩ tích cực hơn.

Nếu một ngày không còn Mẹ

Nếu một ngày không còn Mẹ

Nếu một ngày không còn mẹ Cơm nhà không còn nóng Cá nhà chẳng còn ngon Trong nhà không có mẹ Chỉ có gió ngoài hè.

Mất bao lâu để quên một người, và phải mất bao lâu mới có thể quên đi sự phản bội?

Mất bao lâu để quên một người, và phải mất bao lâu mới có thể quên đi sự phản bội?

Một ngày, anh cầu xin cô cho anh gặp cô lần cuối, anh quỳ xuống trước mặt cô và xin lỗi. Anh xin lỗi vì anh hèn nhát, xin lỗi vì đã làm khổ cô, anh xin lỗi vì đã không thể ở bên cạnh cô được nữa. Và rồi, một tuần sau anh đi phát thiệp mời cưới.

Lời hứa cuối cùng

Lời hứa cuối cùng

“Giữ lấy nhé, em cần hơn anh mà.” Anh nói rồi quay lưng bước đi dưới cơn mưa, bỏ lại cô với sự ấm áp bất ngờ len lỏi trong tim.

Thanh xuân của tôi

Thanh xuân của tôi

Cô và cậu ấy vẫn đi về cùng nhau, vẫn ngồi học cùng nhau ở cái bàn học bên cạnh cửa sổ của cô, thi thoảng vẫn cãi nhau chí choé, giận dỗi nhau như vậy. Nhưng cô không để ý là giờ mỗi lần cãi cọ nhau, cậu ấy ít đôi co với cô hơn, thường im lặng và cũng là người luôn sẽ làm lành trước với cô.

Đánh mất tình yêu

Đánh mất tình yêu

Cuộc sống như thế làm sao có hạnh phúc được hả anh? Bởi thế nên làm sao em có thể đặt niềm tin vào tình yêu được. Trên thế gian này, có mấy ai từng hạnh phúc trong tình yêu đâu. Cả những người yêu và bên nhau hơn mười năm nhưng rồi cũng chia tay.

Mùa đông không anh

Mùa đông không anh

Hôm nay, em một lần nữa xâm phạm kí ức của hai ta, lật từng tấm ảnh cũ, em ngắm nhìn gương mặt quen thuộc, nụ cười anh vẫn vậy, ánh mắt vẫn luôn ấm áp và những cử chỉ dịu dàng… vẫn ở đó nhưng em và anh không còn cạnh nhau nữa.

Hạnh phúc riêng của mẹ

Hạnh phúc riêng của mẹ

Tại sao con lại ích kỉ không quan tâm tới cảm nhận và suy nghĩ của mẹ. Rồi con nhận ra khoảng cách giữa mẹ và con dần lớn hơn là khi mẹ quyết định đi bước nữa cùng chú ấy.

Những lời chưa kịp nói: Một mối tình tuổi trẻ

Những lời chưa kịp nói: Một mối tình tuổi trẻ

Tôi không bao giờ quên cảm giác ngày hôm ấy – vừa hồi hộp, vừa hạnh phúc. Gặp gia đình cô ấy, nhìn thấy nơi cô ấy sinh ra và lớn lên, tôi như cảm nhận được sự ấm áp của một gia đình, như được trở về quê hương của chính mình.

back to top