Những cây cỏ ruộng không khuất phục
2021-09-08 01:20
Tác giả: Tớ là Ốc
blogradio.vn - Mấy cây cỏ lớn nhất sẽ gian thân mình ra gánh lấy trận mưa thuốc đến cháy hết da thịt. Vài ngày sau, chúng cũng đã chịu từ bỏ sự sống của mình. Tấm thân chúng giờ đây chỉ là mảnh cỏ khô, gió nhẹ cũng có thể bị thổi trôi đi. Lớp tiếp theo cũng được nhiệm vụ cố mà ôm ấp các em mới nhú lên khỏi đất, bảo vệ các em khỏi sức tàn phá của thuốc cỏ.
***
Tôi dùng từ “cỏ ruộng” để chỉ những cây cỏ dại cùng loài, khác loài sống ở ruộng lúa. Đại loại chúng có những cái tên như: cỏ mật, cỏ gấu, cỏ chỉ, cỏ chát… Tôi cũng không hiểu những cái tên đó bắt nguồn từ đâu.
Chúng có những cái tên đẹp lạ như thế nhưng khổ nỗi lại gắn phải cái tội: “kẻ thù của nhà nông”. Bằng cách nào đó, người nông dân phải diệt chúng bằng được. Tại sao thế nhỉ? Bởi, chúng cản trở sự phát triển của cây lúa - loài cây tạo ra hạt gạo mà chúng ta ăn hằng ngày. Nhà tôi cũng vậy, cũng làm nông và trồng lúa. Cỏ ruộng là thứ khiến mẹ tôi bán mặt cho nước, bán lưng cho trời. Đôi khi đứa lười biếng và không được việc như tôi cũng bị mẹ kéo ra đồng chỉ vì bà không diệt trừ đám cỏ ấy kịp lúc, trước khi chúng phát triển lớn mạnh đến mức hết giải pháp với chúng. Và đương nhiên, đứa sợ ra đồng như tôi cũng theo đó mà “ghét nhổ cỏ ruộng”.
Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi “ghét cỏ ruộng”. Trái lại, tôi lại khâm phục sự kiên cường và vươn lên của chúng. Giá mà tôi có thể học được một nửa cái bản tính ấy của chúng thì hay biết mấy.
Thế, chúng kiên cường đến mức nào mà khiến tôi ngưỡng mộ đến vậy? Tôi sẽ kể cho bạn nghe hành trình phát triển của chúng. Rồi bạn sẽ hiểu tại sao.
Mùa sạ lúa bắt đầu là lúc nước từ nguồn kéo về. Nước ngấm vào da thịt của từng thửa đất khô cằn. Trên đồng đầy những chiếc máy phay. Tiếng máy phay lạch cạch lạch cạch. Bởi cái lưỡi phay chém xuống đất vừa nhanh vừa sắt liên hồi nên chúng côn trùng được một phen nhảy múa loạn xạ, để khỏi bị chém thành từng mảnh thịt ấy mà.
Mùa sạ chẳng khác gì mùa gặt là mấy. Cả hai mùa đều rất nhộn nhịp. Nếu mùa gặt là sự kết thúc bội thu thì mùa sạ lại là sự khởi đầu cho hy vọng. Và từ đó, sự sống của những cây cỏ ruộng bắt đầu.
Cùng với sự phát triển của cây lúa, cỏ ruộng cũng cố len lỏi theo đó mà giành lấy cơ hội sống cho mình. Sâu dưới những lớp đất cứng đến nứt thành từng mảnh, hạt của cỏ dại đã nếm được vị ngọt của dòng nước ngậm phù sa. Chúng hút lấy thứ sinh khí ngọt ngào từ đất mà trỗi dậy, bung mình ra khỏi tấm giáp cứng cáp của đất và đón lấy những hạt nắng đầu tiên.
Cho dù sự chuẩn bị của chúng có hoàn hảo đến đâu thì chúng vẫn là “kẻ thù của nhà nông, kẻ giặc của cây lúa”. Bằng mọi cách, người nông dân phải cố gắng diệt trừ hết chúng thì cây lúa của họ mới tốt tươi. Bởi, nếu cứ để cỏ ruộng phát triển tự nhiên như vậy, với cái sức sinh trưởng mạnh mẽ ấy của chúng thì lúa có nước bị đè bẹp.
Trận chiến đầu tiên mà đám cỏ ruộng phải đối mặt là trận chiến với “thuốc diệt cỏ tận gốc”. Bạn sẽ hiểu rằng vì có cỏ ruộng nên thuốc diệt cỏ mới hình thành. Cây cỏ giờ đây sẽ phải khom đầu chống đỡ những trận mưa thuốc bỏng da. Vài ngày sau khi phun thuốc cỏ, mẹ tôi ra xem xem cỏ đã chết hết chưa. Tưởng chừng là chúng đã chết hết rồi, bởi sức càn quét của thuốc diệt cỏ quá lớn. Ấy vậy mà, tôi vẫn có dịp được nghe “sao đợt này phun kỹ thế mà cỏ vẫn còn sống nhiều nhỉ”. Nói như vậy thì chắc cỏ ruộng có vacxin chống thuốc diệt cỏ à? Không hẳn vậy, nếu tỉ mỉ quan sát, bạn sẽ nhận ra chúng có nhiều thế hệ: lớp cỏ lớn lên đầu tiên, sẽ tới lớp cỏ tiếp theo và tiếp theo nữa. Cứ thế, chúng bao bọc, bảo vệ lẫn nhau. Mấy cây cỏ lớn nhất sẽ gian thân mình ra gánh lấy trận mưa thuốc đến cháy hết da thịt. Vài ngày sau, chúng cũng đã chịu từ bỏ sự sống của mình. Tấm thân chúng giờ đây chỉ là mảnh cỏ khô, gió nhẹ cũng có thể bị thổi trôi đi. Lớp tiếp theo cũng được nhiệm vụ cố mà ôm ấp các em mới nhú lên khỏi đất, bảo vệ các em khỏi sức tàn phá của thuốc cỏ.
Sau câu than phiền của mẹ tôi, tôi chắc một điều là trận chiến thứ hai rồi sẽ diễn ra thôi. Đúng vậy, mẹ tôi lại phun thuốc cỏ đợt hai. Đợt này, liều thuốc sẽ nặng hơn đợt trước. Những cây cỏ bị thương chưa hồi phục nay lại phải tiếp tục chiến đấu. Lần này, cả họ chúng họp lại, bắt chéo vai nhau, quyết tâm gánh đạn để lớp em đang chuẩn bị nảy mầm được đón ánh mặt trời, lớp em đó sẽ là hy vọng duy nhất còn sót lại của chúng. Nhưng kết quả đau thương quá, đợt này dường như không còn cây cỏ nào sống sót. Mẹ tôi nhẹ nhõm cả người.
Đến đây bạn sẽ tưởng chừng rằng chúng nó đã bỏ cuộc. Nhưng không, từ dưới lớp đất nước vẫn còn i ỉ chút thuốc, những mầm non hy vọng mà chúng dốc lòng bảo vệ đã chào đời. Và cứ thế, những mầm non đó lớn lên âm thầm cho tới một ngày mẹ tôi phát hiện ra thì chúng đã cứng cáp hẳn cả rồi.
Lần này thì không được phép phun thuốc nữa. Mỗi ruộng chỉ được phép phun 2 lần thuốc, thế nên mẹ tôi có biện pháp khác đó là “nhổ bằng tay”. Những ngày tháng bán mặt cho nước, bán lưng cho trời của mẹ bắt đầu.
Như tôi có nói ở trên thì mẹ tôi nhổ không kịp. Có nghĩa là những cây cỏ này phát triển quá nhanh và ngày càng lớn mạnh, lớn hơn cả cây lúa. Một mình mẹ tôi không thể đấu lại tụi nó, thế là mẹ có người đồng hành là tôi (thật ra, tôi chả nhổ được bao nhiêu bụi cỏ cả). Đùa thôi, mẹ tôi đã thuê thêm người khác để cùng mẹ nhổ hết chúng cho bằng được. Dù sao đi nữa, chúng cũng phải bị nhổ đi để cây lúa còn được phát triển, để mà có hạt gạo cho mùa gặt bội thu.
Lần này, mẹ tôi cũng đã nhổ hết chúng ra khỏi ruộng. Khác hẳn với việc phải chết khi bị phun thuốc, đợt bị nhổ gốc quẳng lên bờ lần này, chúng vẫn còn sống. Bởi chúng đã quá cứng cáp. Tưởng chừng như trải qua bao nhiêu thử thách, giờ đây khó có thứ gì có thể khuất phục được chúng nữa.
Khi được quăng lên bờ, chúng vẫn sống nhưng sẽ có chút khổ cực hơn. Chúng phải tự tìm lấy chất dinh dưỡng cho mình. Nếu như chúng có thể ở dưới ruộng lúa mãi, thì chúng sẽ thoải mái hưởng thụ chất dinh dưỡng mà người nông dân chăm bón cho cây lúa. Không được hưởng những thứ có sẵn đó nữa, cây cỏ giờ đây đã gầy gọc và không còn xanh tươi như lúc được ngâm mình dưới ruộng lúa.
Đến đây tự dưng tôi hiểu ra một điều: cho dù chúng có kiên cường, bất khuất đến đâu, có những đức tính đáng ngưỡng mộ thế nào đi nữa thì chúng cũng phải hiểu được một lẽ sống là: những thứ không thuộc về mình thì sẽ mãi mãi không được giành lấy, bằng không sẽ phải đối mặt với gian truân, khổ cực, cuối cùng thì của người lại phải trả cho người.
Cây cỏ giờ đây đã phải về đúng vị trí mà chúng thuộc về. Cây lúa được hưởng những thứ mà chúng nên nhận được. Đó là lẽ tự nhiên.
Qua câu chuyện, tôi học được đức tính kiên cường, chịu khó và đoàn kết quyết giành lấy sự sống của chúng cây cỏ. Bên cạnh đó, tôi nhận ra một chuẩn mực sống nữa: cho dù kiên cường bảo vệ lẽ sống của mình đến đâu đi nữa mà lẽ sống ấy đi ngược lại với chuẩn mực tự nhiên thì sẽ không bao giờ có kết quả.
Còn bạn thì sao, bạn nhận ra bài học gì từ câu chuyện này?
© Tớ là Ốc - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Blog Radio 546: Được sống là món quà vô giá
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Mười sáu - Ba sáu tuổi
Tôi đúng là một cô ngốc. Làm gì có đứa con trai nào dành cả thanh xuân bên cạnh tôi mà không có tình cảm. Và từ đó, chúng tôi chính thức yêu nhau.
Hành trình đi đến tự do
“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.
Hãy trao yêu thương khi còn có thể
Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?